PDA

View Full Version : Mệnh giá là gì?



libranguyen
12-01-2009, 09:39 AM
Các bạn cho mình hỏi mệnh giá cổ phiếu là gì và nó khác với giá cổ phiếu khởi điểm ra sao. Công thức tính giá cổ phiếu ở một thời điểm như thế nào?

Cám ơn các bạn nhiều!

stockwizard
14-01-2009, 12:57 PM
Các bạn cho mình hỏi mệnh giá cổ phiếu là gì và nó khác với giá cổ phiếu khởi điểm ra sao. Công thức tính giá cổ phiếu ở một thời điểm như thế nào?

Cám ơn các bạn nhiều!




Thông thường các nước khác không có mệnh giá. Việt Nam có mệnh giá vì để thống nhất vấn đề vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu phát hành. Mệnh giá của cổ phiếu niêm yết theo quy định là 10 nghìn.

Giá khởi điểm là giá do doanh nghiệp khi tiến hành đấu thầu định ra. Nó có thể cao hoặc thấp hơn mệnh giá tuy vào tiềm năng của doanh nghiệp.

Giá trị sổ sách bằng vốn chủ sở hữu mà chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Không có một công thức nào gọi để định giá cổ phiếu một cách chính xác. Có rất nhiều cách để định giá một cổ phiếu tuy theo đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của nhà phân tích. Thông thường người ta định giá trái phiếu theo nhiều cách khác nhau, sau đó lấy trọng số để tính giá trung bình. Định giá cổ phiếu là một nghệ thuật...

H1975
14-01-2009, 01:19 PM
Hiện tại các nhà phân tích chứng khoán tại Việt Nam và
trên thế giới dùng khá nhiều phương pháp để tính và dự đoán giá CP, sau đây là
3 phương pháp có thể áp dụng được trong điều kiện hiện tại của TTCK Việt Nam.





Để đơn giản hoá vấn đề, chúng ta sẽ lấy giá cao nhất
trong các giá CP tính theo các phương pháp trên làm giá trị thực của CP được
phân tích.



Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)


Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên
lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian, một đồng tiền của ngày hôm
nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong
doanh nghiệp (DN) này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong DN khác,
do đó, giá trị của DN được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó
thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu
chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của DN đó.



Do vậy, trong phương pháp DCF có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó
là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu
luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của DN. Phương pháp này được áp
dụng phổ biến ở những nước mà TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin
về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính
và rủi ro của doanh nghiệp. Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam
cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá CP tính theo phương pháp này phản ánh
được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài
việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ,
nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một DN.



Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụng công thức này có một số khó khăn làm cho
việc ước tính nguồn thu trong tương lai của các công ty khó có thể chính xác
như: Tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động; Các DN Việt Nam trong
đó có các công ty đang niêm yết đều chưa quen với việc lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh dài hạn, đặc biệt là còn xa lạ với việc dự báo chi tiết luồng tiền
dài hạn ra, vào công ty... Do đó, chúng ta sẽ điều chỉnh lại công thức này theo
hướng 5 năm và cộng giá trị tài sản ròng được tính vào thời điểm niêm yết.



Công thức được điều chỉnh sẽ là:



P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 +
E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5



Định giá CP phổ thông theo phương pháp hệ số P/E



Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các TTCK đã phát triển. Hệ số
P/E là hệ số giữa giá CP (thị giá) và thu nhập hàng năm của một CP đem lại cho
người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại CP, người ta thường
dùng thu nhập trên mỗi CP của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc
của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị
trường. Việc áp dụng hệ số P/E để tính giá CP tại Việt nam còn gặp phải nhiều
khó khăn do thiếu số liệu và TTCK chưa phát triển.



Tại các thị trường đã phát triển, theo số liệu thống kê về chỉ số P/E, hệ số
này từ 8-15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh
giá rất tốt và người đầu tư trông đợi trong tương lai, mức thu nhập trên một CP
của công ty sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do
thị trường không đánh giá cao công ty đó hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Khi tất cả các CP trên thị trường đều có giá quá cao so với giá trị thực của
của nó thì phần bong bóng sẽ vượt quá phần thực và nhất định có ngày nổ tung,
gây khủng hoảng thị trường như đã từng thấy ở các nước phát triển.



Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh



Quan điểm chung của phương pháp này cho rằng, một công ty có giá trị không kém
hơn tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ của
nó. Tài sản riêng ở đây được hiểu bao gồm cả những giá trị lợi thế của công ty.
Giá CP của công ty có thể được tính theo phương pháp tổng quát sau:



Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP định phát hành



Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán giá tham chiếu và so sánh. ở
Việt Nam,
phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các DN Nhà nước thực hiện CPH. Tuy
nhiên, giá trị tài sản ròng của công ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng
chỉ thể hiện giá trị thanh lý của công ty, trong khi đó đối với người đầu tư
mua CP thì tương lai của công ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Trong các DN
CPH ở Việt Nam có nhiều loại tài sản mà chúng ta không xác định được giá do
không có thị trường cho các loại tài sản này, nhưng có một loại tài sản mà ai
cũng thấy rõ là đang góp phần khiến cho các DN Nhà nước CPH được định giá thấp
là giá trị quyền sử dụng đất.



Quan sát cho thấy, việc quyền sử dụng đất trong các DN Nhà nước CPH được định
giá thấp hơn giá cả trên thị trường nhà đất từ 4 đến 5 lần không phải là hiện
tượng cá biệt. Hơn thế nữa, trong nhiều DN, quyền sử dụng đất là một tài sản có
giá trị cao nhất, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty.
Chúng ta sẽ dựa trên một số số liệu về cổ phần hoá, tính những thiếu hụt trong
quá trình định giá của các DN Nhà nước cổ phần bằng cách nhân tổng giá trị tài
sản ròng của công ty lên 2 lần. Dựa trên các phương pháp được giới thiệu trên
và chỉ sử dụng một cách máy móc những con số ghi trên trên báo cáo tài chính
năm 1999 và 2000 được công bố của các công ty niêm yết, các bạn có thể tự tính
toán được giá trị CP của các công ty theo bảng dưới đây. Tuy nhiên, theo những
tính toán nêu trên thì giá CP vẫn chưa thể hiện được hoàn toàn về các giá trị
thực của công ty mà nó phản ánh. Để có thể hiểu được một cách rõ nét và toàn
diện hơn, chúng ta cần phải đi sâu vào phân tích những yếu tố phi định lượng
khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả tính toán nêu trên.



Những yếu tố mà bạn cần phải tính đến khi phân tích và tính giá CP của một công
ty bao gồm:



- Độ tin cậy của số liệu



- Mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty bao gồm cả những yếu tố như tình
hình thị trường và triển vọng của công ty (điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
thời hạn hoạt động cuả công ty, hệ số chiết khấu trong công thức tính DCF);



- Những yếu tố liên quan đến tài sản vô hình của công ty như trình độ quản lý
của ban giám đốc, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm
được thể hiện theo các tiêu chuẩn ISO...

H1975
14-01-2009, 01:25 PM
Thông thường các nước khác không có mệnh giá. Việt Nam có mệnh giá vì để thống nhất vấn đề vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu phát hành.









Em hỏi *** 1 chút, vậy các công ty ở các nước khác muốn phát hành bao nhiêu cổ phiếu cũng được, miễn là có người mua phải không bác ? VD nếu em thành lập 1 công ty với vốn 1 triệu USD, nhưng em phát hành 100 triệu CP được không bác, vì cổ phiếu không có mệnh giá mà [:O]

stockwizard
14-01-2009, 02:04 PM
Thông thường các nước khác không có mệnh giá. Việt Nam có mệnh giá vì để thống nhất vấn đề vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu phát hành.









Em hỏi *** 1 chút, vậy các công ty ở các nước khác muốn phát hành bao nhiêu cổ phiếu cũng được, miễn là có người mua phải không bác ? VD nếu em thành lập 1 công ty với vốn 1 triệu USD, nhưng em phát hành 100 triệu CP được không bác, vì cổ phiếu không có mệnh giá mà http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-3.gif" alt="Surprise





Bạn xem lại, một công ty phát hành cổ phiếu là vì cái gì? Có phải là mục tiêu có nhiều cổ phiểu không?

H1975
14-01-2009, 05:01 PM
Thông thường các nước khác không có mệnh giá. Việt Nam có mệnh giá vì để thống nhất vấn đề vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu phát hành.









Em hỏi *** 1 chút, vậy các công ty ở các nước khác muốn phát hành bao nhiêu cổ phiếu cũng được, miễn là có người mua phải không bác ? VD nếu em thành lập 1 công ty với vốn 1 triệu USD, nhưng em phát hành 100 triệu CP được không bác, vì cổ phiếu không có mệnh giá mà http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-3.gif" alt="Surprise





Bạn xem lại, một công ty phát hành cổ phiếu là vì cái gì? Có phải là mục tiêu có nhiều cổ phiểu không?








Vì thế em mới phải hỏi bác ạ. Bác có tài liệu nào về vấn đề này không, cho em tham khảo với.

Overrisk
14-01-2009, 06:05 PM
Thông thường các nước khác không có mệnh giá. Việt Nam có mệnh giá vì để thống nhất vấn đề vốn điều lệ và số lượng cổ phiếu phát hành.









Em hỏi *** 1 chút, vậy các công ty ở các nước khác muốn phát hành bao nhiêu cổ phiếu cũng được, miễn là có người mua phải không bác ? VD nếu em thành lập 1 công ty với vốn 1 triệu USD, nhưng em phát hành 100 triệu CP được không bác, vì cổ phiếu không có mệnh giá mà http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-3.gif" alt="Surprise





Bạn xem lại, một công ty phát hành cổ phiếu là vì cái gì? Có phải là mục tiêu có nhiều cổ phiểu không?








Vì thế em mới phải hỏi bác ạ. Bác có tài liệu nào về vấn đề này không, cho em tham khảo với.




Bạn lập công ty với vốn 1 triệu USD rồi phát hành 100tr CP...việc này hoàn toàn thoải mái thực hiện. Vấn đề là ai sẽ mua 100tr CP đó. Thông thường các công ty chỉ phát hành cổ phiếu khi đã hoạt động được một vài năm hoặc đã có thương hiệu lâu đời rồi. Bạn làm sao chứng minh là công ty bạn có vốn 1tr USD đây? Chỉ có bằng cách công bố bảng Balance Sheet sau 1 năm hoạt động của cty bạn và trên đó phải có chứng nhận của Kiểm toán uy tín.

Ở Việt nam bây giờ thành lập công ty cũng chẳng cần phải chứng minh là mình có tiền mặt. Cứ nói là vốn công ty 1tr USD hay 10tr USD thì cũng vậy thôi. Quan trọng là dùng lí lẽ gì để thuyết phục được giới đầu tư.Mà thuyết phục được họ thì mới phát hành được CP để huy động vốn

H1975
14-01-2009, 10:05 PM
Cái em muốn hỏi là công ty sẽ quyết định số lượng cổ phiếu sẽ phát hành ra căn cứ vào cái gì ? Nếu thực tế công ty em có vốn là 1 triệu, thì em sẽ phát hành bao nhiêu cổ phiếu để được thị trường chấp nhận? Hay là phải làm 1 cái thăm dò ý kiến trước ?