Em mới làm xong bài phân tích HSG, gửi anh/chị tham khảo.

HSG VỮNG NHƯ THÉP – ĐẸP NHƯ HOA​


Dear anh/chị,​

Em gửi anh/chị một số thông tin về: “công ty CP tập đoàn Hoa Sen – HSG” để anh/chị tham khảo.

Lưu ý: Đây chỉ là bản tóm tắt! Vì bài phân tích dài 20 trang, em không thể post hết trong 1 bài. Anh/chị vui lòng xem bài phân tích đầy đủ tại đây: https://drive.google.com/open?id=0B5...1ZOb0tYd2ZQaDA

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HOA SEN:

Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) được thành lập ngày 08/08/2001. Từ một doanh nghiệp kinh doanh tôn nhỏ lẻ, dưới sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của ông Lê Phước Vũ và các cộng sự, Tập đoàn Hoa Sen xác lập và giữ vững vị thế số 1 về sản xuất kinh doanh tôn, thép ở Việt Nam, chiếm gần 40% thị phần tôn, gần 20% thị phần ống thép trong nước và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Với nền tảng vững chắc được gây dựng trong 15 năm qua, Tập đoàn Hoa Sen đang từng bước khẳng định tầm vóc của một doanh nghiệp Việt Nam năng động trong hội nhập kinh tế, không ngừng vươn cao vị thế trên thị trường thế giới.

II. TÔN HOA SEN – MÁI ẤM GIA ĐÌNH VIỆT:

1. Thị trường tôn mạ Việt Nam - nhiều tiềm năng:

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo, khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm tôn mạ kẽm tại thị trường Việt Nam đến năm 2020 đạt 600 nghìn tấn và đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 720 nghìn tấn. Đối với sản phẩm tôn mạ màu sẽ đạt 950 nghìn tấn năm 2020; và đến năm 2025 sẽ đạt 1,1 triệu tấn. Trước tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ tôn mạ trên, có thể thấy rằng nhu cầu tôn mạ tiêu dùng ở Việt Nam sẽ rất lớn, là cơ hội tiềm năng cho các công ty sản xuất tôn mạ tại Việt Nam.

2. Quy trình sản xuất tôn mạ và ống thép của HSG:

a. Đầu vào nguyên liệu:

- Đầu vào nguyên liệu cho sản xuất tôn mạ là HRC hoặc CRC. Hoa sen nhập khẩu HRC từ các nhà sản xuất lớn như: JFE, Nippon, Kobe (Nhật Bản), Posco (Hàn Quốc) … Giá nhập khẩu HRC, CRC theo giá thế giới tùy từng thời điểm. Ban lãnh đạo HSG sẽ đánh giá và dự báo giá thép để ra quyết định nhập nguyên liệu sao cho có lợi nhất.

- Các đối thủ cạnh tranh trong nước của HSG cũng có nguyên liệu đầu vào tương tự. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, lợi thế nguyên liệu đầu vào hoàn toàn do khả năng “dự báo giá nguyên liệu” của ban lãnh đạo từng công ty.

b. Công nghệ sản xuất tương đương, những năng lực sản xuất của HSG vượt trội so với các đối thủ:

- Dây chuyền sản xuất tôn mạ của HSG và các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh trong nước là tương tự nhau. Hiện chưa có doanh nghiệp nào trong nước có chu trình sản xuất tôn mạ khép kín (tự chế tạo được HRC).

- Các dây chuyền sản xuất của Hoa Sen có xuất xứ từ: Ý, Nhật, Mỹ …

- HSG luôn chú trọng nâng cao công suất của các nhà máy qua hàng năm để phát triển năng lực sản xuất của mình. So với các đối thủ cạnh tranh, tổng công suất cũng như tốc độ mở rộng công suất đều thể hiện sự vượt trội.

c. Sản phẩm đầu ra:

Thép cán nguội (CRC), tôn kẽm (GI), tôn lạnh (GL), tôn kẽm màu (PPGI), tôn lạnh màu (PPGL), ống thép mạ, ống thép đen, ống thép trắng, ống tôn mạ kẽm.

3. Khả năng tiêu thụ là thế mạnh lớn của HSG:

- Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn mạ, đối thủ chính của HSG bao gồm: tôn Nam Kim (NKG), tôn Đông Á, tôn Phương Nam, China Steel Sumikin VN (CSVC) … và tôn mạ nhập khẩu. Trong mảng ống thép đối thủ cạnh tranh chủ yếu là: Hòa Phát (HPG), Minh Ngọc, Việt Đức (VGS), SeAH VN …

- Tiêu thụ trong nước của HSG được đảm trách thông qua hệ thống chi nhánh bán lẻ với khoảng 220 chi nhánh (tính đến cuối năm 2016). Ngay từ ngày đầu phát triển HSG đã có chủ trương trong việc xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ của riêng mình để bán trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng. Khác với các đối thủ cạnh tranh khác chủ yếu bán thông qua các đại lý. Hệ thống bán lẻ giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, đồng thời khả năng quản lý, điều tiết giá, đảm bảo chất lượng cũng tốt hơn. Đây tỏ ra là một chủ trương đúng đắn khi nó giúp HSG khẳng định vị thế độc tôn của mình ở thị trường trong nước với 28% thị phần tôn mạ (gấp đôi so với đối thủ cạnh tranh thứ hai là Tôn Phương Nam và Tôn Đông Á). Ở mảng ống thép HSG cũng chỉ đứng sau HPG với hơn 20% thị phần. Trong các năm tới, công ty vẫn tiếp tục chủ trương phát triển nhanh mạng lưới chi nhánh, điểm bán lẻ của mình. Mục tiêu là đạt 300 chi nhánh vào năm 2017 và 350 chi nhánh vào năm 2018.

- HSG đã bắt đầu xuất khẩu tôn mạ từ năm 2008. Hiện nay, HSG là nhà xuất khẩu tôn số 1 Đông Nam Á, sản phẩm tôn mạ của HSG đã xuất đi hơn 60 nước trên thế giới. Ngoài thị trường truyền thống là các nước ASEAN, thời gian gần đây HSG đã xuất khẩu rất tốt đi các thị trường như: Mỹ, Úc, Canada, Châu Phi, Trung Đông … Đó là minh chứng cho các cam kết và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của tôn Hoa Sen. HSG hiện đã xúc tiến mở văn phòng đại điện tại Malaysia, Dubai và Mexico để phát triển hơn nữa việc xuất khẩu.

III. ỐNG NHỰA HOA SEN – DẪN NGUỒN HẠNH PHÚC:

1. Ngành nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam – tiềm năng tăng trưởng lớn:

Ngành nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam trong những năm qua là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (chỉ xếp sau ngành công nghệ và ngành dệt may). Tốc độ tăng trưởng kép của ngành nhựa trong giai đoạn 2010 – 2015 đạt khoảng 15 – 18%. Với tiềm năng lớn của ngành xây dựng và bất động sản Việt Nam, ngành nhựa vật liệu xây dựng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngành nhựa là một trongnhững ngành được ưu tiên phát triển, hưởng lợi từ những ưu đãi về thuế và vốn của Nhà nước.

2. Quy trình sản xuất ống nhựa:

Đa phần các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa trong nước đều có quy trình sản xuất tương tự nhau và đều phải nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP, HDPE … từ nước ngoài. Vì vậy giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng đánh giá và chính sách trữ hàng tồn kho của từng doanh nghiệp.

3. Ống nhựa Hoa Sen, động lực tăng trưởng mới:

- Công suất mảng ống nhựa của HSG được mở rộng qua hằng năm và dự kiến đến năm 2017, công suất ống nhựa của HSG sẽ đạt xấp xỉ các đối thủ cạnh tranh là BMPNTP. Hai nhà máy đóng góp chính vào công suất nhựa của HSG là Hoa Sen Bình Định và Hoa Sen Hà Nam. Việc đặt dây chuyền sản xuất ở cả hai khu vực miền Bắc và miền Nam, cho thấy tham vọng cạnh tranh trực tiếp với BMPNTP trên phạm vi cả nước của HSG. Cần lưu ý rằng, đối với ngành nhựa vật liệu xây dựng thì chi phí vận chuyển chiếm một tỷ trọng lớn trong giá bán vì vậy nhà máy càng gần địa điểm tiêu thụ bao nhiêu thì khả năng cạnh tranh càng lớn bấy nhiêu.

- HSG bắt đầu kinh doanh ống nhựa từ năm 2008, nhưng mới đẩy mạnh phát triển mảng này từ năm 2014 đến nay. Theo thông tin từ phía công ty, doanh thu mảng kinh doanh ống nhựa có tăng trưởng kép khoảng 21% qua hằng năm và tỷ trọng đóng góp có của mảng kinh doanh này trong cơ cấu tổng doanh thu có xu hướng tăng dần lên trong các năm gần đây. Hiện tại, các nhà máy sản xuất ống nhựa của HSG đang hoạt động khoảng 80% công suất thiết kế.

- Với hệ thống bán lẻ rộng khắp, và kinh nghiệm bán lẻ tôn thép trong nước dày dạn. Bên cạnh đó là, việc liên tục nâng công suất mảng kinh doanh ống nhựa. Trong thời gian tới, mảng kinh doanh này sẽ đóng góp nhiều hơn và là một động lực tăng trưởng quan trọng của HSG.

IV. DỰ ÁN HOA SEN – CÀ NÁ, KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ TOÀN CẦU:

1. Tổng quan thị trường thép thế giới:

2. Thị trường thép Việt Nam, tiềm năng phát triển còn rất lớn:

a. Về cán cân thương mại:
b. Về nhu cầu:


3. Cơ sở triển khai dự án:

- Việc triển khai Tổ hợp Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường thép Việt Nam và khu vực ASEAN.

- Hiện tại, năng lực sản xuất và tiêu thụ thép của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với thế giới, do đó sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

- Thông qua Tổ hợp Dự án, Tập đoàn Hoa Sen sẽ hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín, đa dạng hóa sản phẩm, tăng trưởng nhanh thị phần trong nước và phát triển thị trường xuất khẩu.

- Khu vực Cà Ná có khả năng phát triển cảng nước sâu, đặc biệt là khả năng tiếp nhận các loại tàu lớn có tải trọng 200.000 - 300.000 DWT.

- Tổ hợp Dự án tọa lạc gần các tuyến giao thông huyết mạch như: Đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, tuyến đường ven biển và gần với thị trường tiêu thụ sắt thép tiềm năng nhất nước ta là khu vực phía Nam.

4. Giới thiệu chung về tổ hợp dự án:

- Tổ hợp Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận được triển khai tại địa bàn các xã Phước Diêm, xã Cà Ná và một phần xã Phước Minh thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận với công suất thiết kế giai đoạn 1 đạt 3 triệu tấn/năm. Trước mắt, công ty sẽ tập trung triển khai Phân kỳ 1 của giai đoạn 1, với diện tích đất sử dụng là 240ha, công suất 1,5tr tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 11.150 tỷ đồng. HSG dự kiến sẽ vay khoảng 11.000 tỷ đồng vốn ngắn và trung hạn để phục vụ cho dự án. Hiện tại, ngân hàng Vietinbank (CTG) đã chấp thuận chủ trương về vấn đề cấp vốn đối với dự án này.

- Dự án Hoa Sen – Cà Ná thực sự là một dự án quan trọng của HSG. Nó giúp công ty hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất, nâng công suất và vươn tầm cạnh tranh ra thế giới. Với kinh nghiệm làm tôn, thép hơn 15 năm, HSG hoàn toàn có đủ khả năng triển khai và vận hành thành công tổ hợp dự án này. Hiện tại, công suất sản xuất tôn mạ của HSG đã đạt 3tr tấn và dự kiến năm 2017 sẽ tăng lên 4tr tấn. Với công suất như vậy HSG hoàn toàn giải quyết triệt để được bài toàn đầu ra cho tổ hợp dự án trong trường hợp xấu nhất.

- Một số lo ngại về vấn đề nước ngọt và ô nhiễm môi trường là không có cơ sở. Về vấn đề nước ngọt, Posco E&C hiện đang có dự án thép ở Quảng Ngãi sử dụng công nghệ lọc nước biển. Bên cạnh đó tỉnh Ninh Thuận cũng đã kéo đường nước ra tới khu vực dự án và đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt. Về vấn đề ô nhiêm môi trường, nguy cơ gây ô nhiêm là ở công đoạn “luyện cốc”. Formosa Hà Tĩnh do sử dụng công nghê “luyện cốc ướt” để giảm chi phí mới gây ra ô nhiễm môi trường. Hòa Phát sử dụng công nghệ “luyện cốc khô” vì vậy không những không xảy ra ô nhiễm mà hằng năm còn nhận được tiền bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn đầu của dự án, HSG sẽ nhập cốc vì vậy không có rủi ro về ô nhiễm môi trường. Các giai đoạn tiếp theo nếu luyện cốc thì sẽ được giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo vấn đề về môi trường của dự án.

- Sau khi dự án hoàn thành, các đối thủ cạnh tranh chính trong nước của HSG sẽ là Hòa Phát (công suất khoảng 2tr Tấn), Formosa Hà Tĩnh (công suất 8tr Tấn), Posco E&C VN (công suất 2,6tr Tấn) ...

V. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:

- Năm 2016, là một năm đánh dấu thành công vượt bậc của HSG khi công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1500 tỷ đồng tăng mạnh 230% so với năm 2015. Tuy doanh thu chỉ tăng 2,5% so với năm 2015, nhưng giá vốn hàng bán giảm mạnh và sản lượng tiêu thụ tiếp tục tăng trưởng tốt đã giúp công ty ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận.

- Biên lợi nhuận được cải thiện mạnh nhờ yếu tố chính là giá vốn hàng bán. Công tác quản trị hàng tồn kho vẫn tiếp tục diễn ra tốt, chỉ số vòng quay hàng tồn kho vẫn duy trì được mức ổn định so với cùng kỳ và tốt hơn so với các đối thủ cùng ngành. Vòng quay các khoản phải thu vẫn rất tốt, HSG gần như bán hàng và thu tiền ngay, phải thu khách hàng chỉ khoảng hơn 1 tỷ vào cuối mỗi niên độ, và không có bất cứ khoản nợ khó đòi nào.

- So với các công ty cùng ngành như NKG, VGS thì biên lợi nhuận, và ROE của HSG đều thể hiện sức mạnh vượt trội.

VI. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG:

- Cơ cấu cổ đông của HSG mang tính tập trung cao, trong đó ông Lê Phước Vũ và các bên liên quannhư Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen, Công ty TNHH MTV Tâm Thiện Tâm, Công ty TNHHMTV Tam Hỷ nắm giữ 40% lượng cổ phiếu lưu hành. Ngoài ra, cổ phiếu HSG còn được nhiều tổ chức đầu tư nắm giữ, tổng cộng hơn 20% lượng cổ phiếu lưu hành.

- Ông Lê Phước Vũ, người sáng lập và hiện là chủ tịch HĐQT của HSG là người đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển, xây dựng văn hóa, và quản trị công ty. Có thể nói, ông là nhân tố quan trong nhất giúp HSG có được vị thế vững mạnh như ngày hôm nay.

- Việc ban lãnh đạo nắm một lượng lớn cổ phiếu trong công ty giúp lợi ích của cổ đông được đảm bảo, không bị xung đột lợi ích. Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư năm giữ khoảng 22% số lượng cổ phiếu lưu hành của HSG cho thấy sức hấp dẫn lớn của cổ phiếu này.

VII. RỦI RO ĐẦU TƯ:

- Ngành thép là một ngành có tính chu kỳ vì vậy các doanh nghiệp trong ngành này có thể gặp rủi ro nhu cầu giảm trong những giai đoạn mà ngành xây dựng và bất động sản gặp khó khăn.

- Trong cơ cấu giá vốn hàng bán của HSG, nguyên vật liệu đầu vào (CRC, HRC, hạt nhựa) chiếm tỷ trọng lớn. Các nguyên liệu này chủ yếu nhập khẩu, do vậy doanh nghiệp chịu rủi ro tỷ giá và rủi ro biến động giá các nguyên vật liệu này.

- Dự án Hoa Sen – Cà Ná là một dự án lớn và quan trọng của HSG, tuy nhiên dự án này hiện đang gặp phải những quan ngại về tác động môi trường từ người dân và cả chính quyền. Tuy vậy, các quan ngại này là không có cơ sở như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, nếu làm Hoa Sen – Cà Ná, HSG sẽ có thể gặp các rủi ro về đầu ra tiêu thụ sản phẩm, vận hành lò cao, và dòng tiền. Vì dự án này là dự án lớn nhất HSG từng triển khai từ trước đến nay. Theo quan điểm của người phân tích, với năng lực sản xuất hiện tại và tầm nhìn đến 2018, cùng với đó là kinh nghiệm làm tôn mạ hơn 15 năm, kinh nghiệm triển khai các dự án trước đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mạnh, uy tín doanh nghiệp được đánh giá cao ... HSG có thể hạn chế tối đã các rủi ro trên.

- HSG còn có một rủi ro đó là rủi ro về nhân sự. Tầm quan trọng của chủ tịch HĐQT ông Lê Phước Vũ đối với công ty là rất lớn vì tầm nhìn và các quyết sách mang tính bước ngoặt của ông. Công ty cũng đang chú trọng xây dựng đội ngũ kế cận tốt để giảm thiểu rủi ro này.

VIII. ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ:

Người phân tích sử dụng phương pháp định giá so sánh P/E trailing với các cổ phiếu cùng ngành để định giá HSG. P/E trailing trung bình ngành thép là 8,9 lần. EPS 2016 của HSG là 7.620 đồng. Như vậy, giá hợp lý của cổ phiếu HSG là: 68.000 đồng.

Khuyến nghị: tích lũy cổ phiếu HSG ở vùng giá hiện tại cho mục tiêu 68.000 đồng.

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm theo dõi! Nếu cần thêm thông tin gì vui lòng liên hệ với em theo thông tin bên dưới.

Chúc anh/chị đầu tư thành công!
Em Thành.