Trong kinh doanh chứng khoán (CK), nhà đầu tư trước hết phải hiểu biết và nắm vững các nguyên tắc và phương thức chuyển nhượng cũng như cầm cố CK.

Chuyển nhượng CK

Phải được quy định và phải tuân thủ thực hiện các quy tắc chính sau đây:

CK đủ điều kiện niêm yết tại Trung tâm giao dịch CK (TTGDCK) là những CK do tổ chức phát hành CK đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành CK ra công chúng hoặc đăng ký lại CK của những doanh nghiệp đã cổ phần hoá, được UBCKNN chấp nhận niêm yết; trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên, bảo đảm một số điều kiện kỹ thuật như thống nhất thời điểm phát hành, thời gian đáo hạn và lãi suất.
CK đang được niêm yết tại TTGDCK - kể cả CP và trái phiếu thì việc mua bán CK niêm yết được thực hiện tập trung tại TTGDCK, thông qua các công ty CK (Công ty CK) thành viên.
Chuyển nhượng CK phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục mua bán CK:
Mở tài khoản và chuyển tiền vào tài khoản;
Ra lệnh mua hoặc lệnh bán CK để Công ty CK chuyển vào sàn giao dịch của TTGDCK;
Khớp lệnh mua hoặc lệnh bán và công bố kết quả của TTGDCK;
Thanh toán CK và tiền, kể cả lệ phí giao dịch.
Những CK không được niêm yết trên TTGDCK thì:
Đối với trái phiếu, công trái, có thể đem đến chiết khấu trực tiếp tại các tổ chức tín dụng, các công ty CK được phép chiết khấu;
Đối với CP của công ty cổ phần thì việc chuyển nhượng được thực hiện theo điều lệ công ty, nếu điều lệ công ty cho phép CP được chuyển nhượng thì có thể bán CP đó theo quy định.
Các chủ thể khác tham gia thị trường, nhất là Công ty CK và TTGDCK có trách nhiệm thực hiện đúng đắn các quy tắc ràng buộc trên.
Cầm cố chứng khoán

Nguyên tắc và phương thức cầm cố CK:

Là một nghiệp vụ kinh doanh CK - ít nhất có hai chủ thể tham gia:
Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người đi vay ủy quyền giao CK cho bên nhận cầm cố;
Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh chính mình hoặc được người cho vay ủy quyền nhận cầm cố CK bên cầm cố.
Việc thực hiện cầm cố CK trên cơ sở hợp đồng pháp lý cầm cố CK của hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị CK cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý CK cầm cố.
TTGDCK sau khi kiểm tra thủ tục, nhất là tính hợp pháp, hợp lý của nó thì trung tâm phải mở tài khoản cầm cố và chuyển CK vào tài khoản cầm cố theo yêu cầu của bên cầm cố. Trường hợp bên cho vay (hoặc bên vay) không phải là thành viên lưu ký, bên cho vay (hoặc bên vay) phải ủy quyền việc nhận cầm cố CK (hoặc việc giao CK cầm cố) cho một thành viên lưu ký khác.
Tài khoản cầm cố phải tách biệt với tài khoản lưu ký các CK khác của bên cầm cố. Sau khi ghi vào tài khoản cầm cố CK, thì phải đình chỉ việc rút, chuyển khoản hoặc chuyển nhượng các CK trên tài khoản cầm cố trong thời gian cầm cố. TTGDCK gửi thông báo bằng công văn cho bên nhận cầm cố về việc đã thực hiện cầm cố CK.
Việc giải toả cầm cố CK được thực hiện theo các nguyên tắc:
Người giải toả cầm cố CK phải là bên nhận cầm cố CK;
Có thể giải toả toàn bộ hoặc một phần CK cầm cố bằng hình thức rút chứng chỉ hay chuyển khoản;
Có văn bản đề nghị giải toả cầm cố CK của bên nhận cầm cố. Trên cơ sở đó, TTGDCK thực hiện huỷ bỏ việc cầm cố CK trong đăng ký người sở hữu CK và thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố việc huỷ bỏ cầm cố CK và giải toả tài khoản cầm cố sang tài khoản khác.
Nếu bên cầm cố CK thực hiện không đúng theo thoả thuận thì CK cầm cố đó được xử lý do các bên thoả thuận hoặc đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật.