Triển vọng năm 2023: Kỳ vọng sẽ được phê duyệt hoàn thành đề án tái cơ cấu trước thời hạn
  • STB thực hiện sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam vào năm 2015, trở thành ngân hàng lớn thứ 5 trong hệ thống, nhưng chất lượng tài sản lúc đó xuống dốc mạnh. Tổng dư nợ xấu và tài sản tồn đọng năm 2016 lên gần 97.000 tỷ đồng.
  • Trong 5 năm qua, lãnh đạo STB xử lý nợ xấu khá quyết liệt và năm 2021 đánh dấu cột mốc quan trọng, ghi nhận kết quả khả quan triển khai Đề án Tái cơ cấu sau sáp nhập. Đề án cho phép STB tái cấu trúc trong 10 năm, nhưng chỉ sau hơn 5 năm, khoảng cách đến vạch đích đã không còn xa. Với tốc độ này, dự kiến năm 2023, Ngân hàng sẽ hoàn thành tái cấu trúc, điều này giúp ngân hàng:
(1) Được chia cổ tức
(2) Được phân bổ hạn mức tín dụng tốt hơn
(3) Chủ động hơn trong các kế hoạch kinh doanh, mở rộng mạng lưới.
  • Tuy vậy, khả năng hoàn thành đề án cũng còn dấu hỏi lớn bởi để hoàn thành, ngân hàng sẽ bán thành công tài sản thế chấp trong năm (khoản nợ liên quan đến Khu Công nghiệp Phong Phú và 32,5% cổ phần của Sacombank được cầm cố làm tài sản thế chấp cho VAMC).
  • Nếu như bối cảnh đầu năm 2022 điều này là khả thi thì với việc thị trường BDS việc huy động vốn hiện nay rất khó khăn, khó NDT nào có thể huy động hàng nghìn tỷ đồng mua các tài sản lớn này. Trong khi đó STB cũng khó chủ động giảm sâu giá bán do liên quan giá trị nợ cần thu hồi.
  • Kỳ vọng nhiều hơn ở việc STB có thể tiếp tục duy trì tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với các ngân hàng cùng ngành trên cơ sở:
(1) Hoàn thành xử lý lãi phải thu giúp biên lãi thuần quay trở về mức hấp dẫn hơn;
(2) Ngân hàng có thể tất toán trái phiếu VAMC trong năm 2023 góp phần giảm mạnh cho phí dự phòng
(3) Nhờ đẩy mạnh trích lập dự phòng trong quá khứ mà STB sẽcó các khoản hoàn nhập dự phòng nếu đấu giá thành công tài sản.