Một tin khác luôn ra cùng thời điểm
với NFP và cũng có những tính chất quan trọng được đặt ngang hàng với NFP đó là
Unemployment rate

Unemployment Rate: Là tỉ lệ lực lượng lao động mà chủ
động tìm kiếm việc làm trong vòng khoảng 4 tuần nhưng lại ko thể kiếm được công
việc tại 1 thời điểm cụ thể. Những nhân công chán nản với công việc, ko đi tìm
việc vì họ tin rằng khả năng tìm được việc là rất thấp thì ko được tính ở trong
lực lượng này. Chỉ số này ko giống với chỉ số Unemployment Insurance vì ko phải
người thất nghiệp nào cũng đủ điều kiện cho những lợi tức ấy và vì có những
người nhận trợ cấp thất nghiệp vì những lí do như nghỉ phép sinh nở và những
người lợi dụng để ăn trợ cấp này ko được coi là thất nghiệp.



Chỉ số này được tổng hợp bằng lấy số
người ko có việc làm chia cho tổng số lượng nhân công. Chỉ số này chủ yếu là
xác định xu thế của thị trường chứ ko thể giúp người phân tích đoán ra được
hướng đi lâu dài của thị trường



Vì những ngân hàng trung tâm luôn
đặt áp lực lớn để giữ cho tỉ lệ thất nghiệp trong khả năng quản lý được ( cũng như
luôn để ý đển mức độ lạm phát), nên tỉ lệt thất nghiệp cao thường tạo áp lực
làm tụt hả lãi suất ngân hàng và ảnh hưởng đến toàn bộ phần còn lại của nền
kinh tế- vì vậy ngân hàng trung tâm sẽ luôn để ý ủng hộ nền kinh tế để từ đó có
thể giải quyết được tình trạng nhân công.



Nói chung,
thất nghiệp thể hiện sản lượng kinh tế, tiêu thụ cá nhân, thu nhập của công nhân
và ý kiến của khách hàng. Một tỉ lệ thất nghiệp thấp có nghĩa là có nhiều người
được nhận tiền lương và điều đó kích thích chi tiêu của khách hàng, phát triển
kinh tế và khả năng lạm phát. Và ngược lại tỉ lệ thất nghiệp càng cao thì thu
nhập càng giảm, chi tiêu ít và tình trạng kinh tế cũng bị ứ đọng. Tuy nhiên,
với hầu hết số người bị thất nghiệp, đây chỉ là một tình trạng tạm thời mà từ
đó họ có thể tìm được những công việc khác thích hợp với khả năng và kĩ năng của
họ.







http://forex.egoldviet.com/phan-tich...ment-rate.html