Hoạt động ngân hàng niêm yết quý 1/2012 qua các con số

Sau hợp nhất quý 1/2012, hầu hết các ngân hàng niêm yết đều có tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trên 20%. Một số ngân hàng ghi nhận giảm tổng tài sản cuối quý do huy động giảm đáng kể; tình hình cho vay không khả quan, thậm chí còn tăng trưởng âm.



Tăng trưởng lãi ròng trên 20%
Trong quý 1/2012, lãi ròng của các ngân hàng niêm yết đều tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ VCB giảm nhẹ 6.5% khi đạt gần 1,342 tỷ đồng. Đạt mức lãi ròng cao nhất là CTG với hơn 1,534 tỷ đồng, tăng trưởng đến 54% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong các ngân hàng trên, EIB bị lỗ trong nhiều hoạt động kinh doanh bao gồm ngoại hối, chứng khoán đầu tư và góp vốn mua cổ phần. Mặc dù vậy, lãi ròng của EIB vẫn tăng 20% đạt gần 772 tỷ đồng.
Ngoài ra, MBB bị sụt giảm mạnh hơn 232 tỷ đồng lợi nhuận khác. Tuy nhiên nhờ có lãi thuần cho vay tăng mạnh nên lãi ròng của MBB vẫn tăng 33% đạt hơn 680 tỷ đồng.

Giảm tổng tài sản
Hầu hết các ngân hàng niêm yết đều có tổng tài sản cuối quý 1/2012 giảm so với đầu năm. Trong đó CTG tuy giảm hơn 10% nhưng vẫn giữ vị trí top ten về tổng tài sản với 406,852 tỷ đồng.

Trong đó, tài sản của CTG, VCB, EIB sụt giảm là do nguồn vốn huy động trong quý 1/2012 bị giảm đáng kể. Riêng đối với STB, mặc dù nguồn tiền huy động tăng nhưng các khoản khác như nợ chính phủ, NHNN và tiền gửi các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh hơn nên kéo theo tổng tài sản của ngân hàng này cũng bị sụt giảm.
Chỉ có MBB ghi nhận tài sản tăng 4% lên mức 144,629 tỷ đồng nhờ vào mức tăng đáng kể từ 1,686 tỷ đồng huy động và 2,700 tỷ đồng vốn điều lệ.

Nếu chỉ xét số dư tiền gửi của khách hàng thì STB tăng 7.28%, ACB tăng 2.02% và MBB tăng 5.88% so với cuối năm 2011. Tuy nhiên CTGEIB bị sụt giảm lần lượt 6% và 2.5% số dư tiền gửi khách hàng.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3/2012 tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng vẫn tăng khoảng 1.39% so với năm 2011, nhưng là mức tăng thấp nhất trong 4 năm trở lại đây bắt đầu từ 2009.
Tăng trưởng cho vay thấp và tăng trưởng âm
Nối tiếp 2011, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa khả quan trong 3 tháng đầu năm 2012. Việc sản xuất suy giảm nghiêm trọng, lượng tồn kho tăng cao tại các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến thu hồi nợ của các ngân hàng. Đối với lĩnh vực cho vay ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (không có phương án sản xuất – kinh doanh có hiệu quả không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính không minh bạch, nợ xấu phát sinh do không tiêu thụ được sản phẩm…).
Tỷ lệ tăng trưởng cho vay của các ngân hàng đều ở mức thấp trong quý vừa qua, thậm chí còn bị tăng trưởng âm. Trong đó, EIB bị âm đến 7%, chỉ có ACBMBB đạt mức tăng trưởng dương lần lượt ở mức gần 2% và 4%.

Xét tỷ lệ cho vay trên huy động từ khách hàng và các TCTD thì có hai ngân hàng ở mức khá cao là CTG 97% và STB 90%.

VCB có trên 3,000 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn
Theo thống kê, nợ xấu của các ngân hàng trong quý 1/2012 đều gia tăng so với thời điểm cuối năm 2011. Nợ xấu trong quý 1/2012 cao nhất thuộc về VCB với tỷ lệ 2.87% trong đó trên 50% là nợ có khả năng mất vốn (tăng hơn 765 tỷ đồng lên mức 3,112 tỷ đồng so với đầu năm).
CTG có tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn thấp nhất, chưa đến 20%, giữ khoảng cách khá xa so với các ngân hàng còn lại.

Minh Hằng (Vietstock)

* Riêng SHB và HBB sẽ có Báo cáo đặc biệt, đó là những thông tin tích cực