Các thị trường tăng tốt trong phiên hôm nay chủ yếu nhờ một số mã bluechip tăng. GTGD cao hơn bình quân. Độ rộng thị trường mở rộng; đã có 32 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN tăng và khối này đã mua ròng. Hoạt động giao dịch thỏa thuận đã chứng kiến giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở mã STG; giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở các mã VNMKDH.

Thị trường tăng mạnh hôm nay nhờ các mã ngân hàng, VIC và một số mã bluechip khác tăng. Cổ phiếu vốn hóa trung bình hôm nay tạm chững lại sau khi tăng gần đây. Như vậy thị trường tiếp tục diễn ra sự tăng luân phiên. Khối ngoại tích cực giao dịch và mua ròng VNM & VIC trong phiên hôm nay. Chuyên viên phân tích kỹ thuật của chúng tôi cho biết lực kháng cự đối với Vnindex sẽ xuất hiện tại 710-715 và một số chỉ báo cho thấy thị trường đã bước một chút vào vùng bán quá mức trong ngắn hạn. Tuy nhiên xu hướng trung dài hạn vẫn nghiêng về tăng.

• Các mã ngân hàng tăng dẫn đầu là BID; CTGMBB hôm nay. EIB & STB giảm.

KQKD năm 2016 của MBB khả quan như kỳ vọng. Triển vọng tích cực. Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan.

GHI NHẬN CHÍNH – KQKD năm 2016 khả quan như kỳ vọng. Tín dụng tăng trưởng mạnh cộng với huy động tăng trưởng thấp đã khiến hệ số LDR tăng. Tỷ lệ NIM giảm trong năm 2016 là không tránh khỏi do trái phiếu kỳ hạn dài đáo hạn; theo đó tổng thu nhập hoạt động chỉ tăng trưởng ở mức vừa phải. Tuy vậy chi phí dự phòng giảm đã giúp cải thiện lợi nhuận. HSC dự báo
LNTT năm 2017 tăng trưởng 15,4% và đạt 4.211 tỷ đồng dựa trên giả định: tăng trưởng tín dụng khá, tỷ lệ NIM hồi phục và chi phí dự phòng tăng chậm lại. Theo đó, MBB cùng với VCB sẽ vượt các ngân hàng khác về triển vọng tăng trưởng từ các yếu tố cơ bản.

HÀNH ĐỘNG – Tiếp tục duy trì đánh giá Khả quan dựa trên triển vọng căn bản tốt. HSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu MBB là 16.400đ; tương đương P/B dự phóng là 1,1 lần. Định giá hiện vẫn rẻ với P/E dự phóng là 8,7 lần và P/B dự phóng là 0,97 lần so với bình quân các ngân hàng niêm yết là 1,3 lần. Hiện room đã đầy. Tình trạng giá cổ phiếu MBB tăng kém hơn so với ngành có thể sẽ được cải thiện với sự điều hành của ban lãnh đạo mới nhờ sự tập trung cải thiện quan hệ với NĐT cũng như tìm kiếm đối tác chiến lược. Trong khi đó triển vọng tăng trưởng về mặt căn bản vẫn giữ nguyên với mảng cho vay khách hàng cá nhân đang được mở rộng nhanh chóng.

Lợi nhuận tăng trưởng tốt nhờ chi phí dự phòng thấp – MBB (Khả quan) đã công bố LNTT chưa kiểm toán đạt 3.650,1 tỷ đồng (tăng trưởng 13,3%) nhờ lợi nhuận trước trích lập dự phòng tăng 6,72% và chi phí dự phòng giảm 3,4%. Kết quả đạt được sát với dự báo của HSC là 3.636 tỷ đồng.

Tín dụng tăng trưởng 24,2% - Tổng cho vay khách hàng tăng trưởng 24,2% và đạt 150.738 tỷ đồng; vượt kế hoạch đề ra là 22%. Trong đó cho vay khách hàng cá nhân là động lực tăng trưởng chính với mức tăng 44% và đạt 45.053 tỷ đồng; chiếm 29,9% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm 2016 (tại thời điểm cuối năm 2015 là 25,8%). Cho vay doanh nghiệp tư nhân cũng tăng
24,6% và đạt 75.472 tỷ đồng; đóng góp 50,1% trong tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó cho vay DNNN giảm 11,1% xuống còn 21.292 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng dư nợ cho vay.

Tăng trưởng cho vay tập trung vào nhóm hộ kinh doanh và tiêu dùng, lĩnh vực BĐS và xây dựng. Cho vay hộ kinh doanh và tiêu dùng tăng 53% và đạt 34.419 tỷ đồng; đóng góp 22,8% tổng dư nợ còn cho vay lĩnh vực BĐS và xây dựng lần lượt tăng 36,5% lên 6.285 tỷ đồng và 33,5% lên 14.145 tỷ đồng; và cho vay 2 lĩnh vực này đóng góp 13,6% tổng dư nợ cho vay. Cho vay ngành
sản xuất và chế biến cũng tăng mạnh 19,6%.

Tăng trưởng cho vay thiên hơn về kỳ hạn dài – Cho vay kỳ hạn ngắn tăng 15,2% và đạt 71.773 tỷ đồng; cho vay trung hạn tăng 22,1% và đạt 29.174 tỷ đồng; cho vay kỳ hạn dài tăng 40,7% và đạt 47.501 tỷ đồng. Cho vay trung dài hạn chiếm 50,9% tổng dư nợ cho vay (tại thời điểm cuối năm 2015 là 47,5%).

Cả cho vay tiền đồng và ngoại tệ đều tăng mạnh. Cho vay ngoại tệ tăng 19% và đạt 21.506 tỷ đồng; chiếm 14,3% tổng dư nợ cho vay. Cho vay tiền đồng tăng 25,1% và đạt 129.231 tỷ đồng.

Vốn huy động khách hàng tăng 7,3%; chủ yếu là từ khách hàng cá nhân – đạt 194.812 tỷ đồng. Vốn huy động không kỳ hạn giảm trong 6 tháng đầu năm (giảm 13% so với đầu năm) nhưng tăng lên vào Q3 (Q3 tăng 11% so với Q2) và Q4 (Q4 tăng 21% so với Q3). Nói chung vốn huy động không kỳ hạn cả năm tăng 16,9% và đạt 66.098 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2016, vốn huy động không kỳ hạn đóng góp 33,9% tổng vốn huy động (năm 2015 là 31,1%). Trong khi đó, vốn huy động có kỳ hạn tăng 10,1% lên 118.534 tỷ đồng. Tương tự như diễn biến của vốn huy động không kỳ hạn, vốn huy động có kỳ hạn từ khách hàng doanh nghiệp giảm trong 9 tháng đầu năm (giảm 5,5% so với đầu năm) và tăng trở lại trong Q4 (Q4 tăng 7,9% so với Q3); và
cả năm tăng 2%. Trái lại, vốn huy động có kỳ hạn từ khách hàng cá nhân tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm (tăng 13% so với cùng kỳ) nhưng tăng chậm lại trong Q3 (Q3 tăng 2% so với Q2) và gần như không tăng trong Q4 do MBB giảm lãi suất huy động vào cuối Q3.

Hệ số LDR thuần tăng lên 77,4% - Hệ số LDR thuần tăng lên 77,4% từ 65,9% tại thời điểm cuối năm 2015. Trong đó hệ số LDR tiền đồng tăng từ 68,6% lên 77,8%; hệ số LDR ngoại tệ tăng mạnh từ chỉ 53,9% tại thời điểm cuối năm 2015 lên 75%.

Tỷ lệ NIM giảm 0,38% nhưng rõ ràng đã hồi phục từ đáy – Tỷ lệ NIM năm 2016 là 3,68%; thấp hơn 0,38% so với tỷ lệ NIM năm 2015 là 4,06% nhưng vẫn cao hơn 0,23% so với tỷ lệ NIM trong 6 tháng đầu năm 2016 là 3,45% sau khi hồi phục trong 6 tháng cuối năm. Lợi suất bình quân của tài sản sinh lãi giảm 0,34% xuống 7,17% trong khi chi phí huy động tăng 0,24% lên 3,67%.

Lợi suất trái phiếu giảm 2,05% xuống còn 6,42% do phần lớn trái phiếu kỳ hạn dài với lợi suất cao đã đáo hạn. Với mặt bằng lợi suất trái phiếu hiện tại, thì MBB sẽ không thể tìm được trái phiếu hay một công cụ đầu tư nào khác có lợi suất tương tự như 5 năm trước đây. Lợi suất cho vay khách hàng tăng 0,16% lên 7,9%. Lợi suất gửi tiền liên ngân hàng tăng 0,22% lên 2,35%.

Chi phí huy động khách hàng tăng 0,25% lên 3,46%; chi phí huy động từ giấy tờ có giá tăng 0,09% lên 11,37%. Trong khi đó chi phí vay liên ngân hàng và các nguồn khác hiện đã rẻ hơn với chi phí bình quân giảm 1,72% xuống còn 6,26%.

Do tỷ lệ NIM giảm đáng kể nên thu nhập lãi thuần chỉ tăng 9% - đạt 7.979 tỷ đồng mặc dù tăng trưởng tín dụng đạt cao (24,2%) và hệ số LDR tăng đáng kể.

Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh – tăng 29,1% lên 1.876,4 tỷ đồng với:
• Lãi thuần HĐ dịch vụ tăng trưởng 25,5% và đạt 682,6 tỷ đồng
• Thu nhập khác tăng 67,1% và đạt 876,8 tỷ đồng.
• Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ mua bán trái phiếu thấp hơn năm trước, lần lượt đạt 113,3 tỷ đồng (giảm 28,7%) và 101,2 tỷ đồng (giảm 24,3%).

Về thu nhập từ HĐ khác, chúng tôi lưu ý là thu nhập từ thu hồi nợ xấu đã xử lý trong năm 2016 là 508,8 tỷ đồng (tăng 10,9%). Còn lại một khoản mục lớn khác là “thu nhập khác” ghi nhận 351 tỷ đồng, gần gấp 6 lần năm ngoái.

Chúng tôi cho rằng phần lớn khoản mục này đến từ việc bán 49% cổ phần công ty tài chính MCredit cho Shinsei với giá cao hơn giá vốn. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động tăng 12,4% và đạt 9.855,4 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng 21% so với năm 2015 – lên 4.174,7 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng mạnh chủ yếu là do chi phí lương thưởng tăng 35% lên 2.072 tỷ đồng. Hệ số CIR tăng lên 42,4% từ 39,3% năm 2015. CIR tăng là hệ quả trực tiếp của việc mở rộng nhanh chóng mảng ngân hàng bán lẻ, tuy vậy MBB hi vọng sẽ giữ CIR quanh ngưỡng 40%. Do đó, tổng lợi nhuận hoạt động trước dự phòng là 5.680,7 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,32% - từ mức 1,61% năm 2015. Dư nợ xấu là 1.987,2 tỷ đồng, chỉ tăng 1,9% so với năm 2015. Trong năm 2016, tương tự như nhiều ngân hàng lớn khác, MBB không hoán đổi thêm nợ xấu với trái phiếu VAMC. Đồng thời, xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng cũng thấp hơn nhiều, là 770 tỷ đồng, giảm 64,9% so với năm 2015. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng Ngân hàng vẫn chưa phân loại khoản nợ của MBS theo chất lượng tài sản. Trong khi đó, LLR vẫn ở mức khá cao, là 103,2%.

Chi phí dự phòng giảm nhẹ 3,4% so với năm 2015 còn 2.030,6 tỷ đồng do dự phòng cho vay khách hàng giảm 50,6%, là 843,9 tỷ đồng so với mức dự phòng 1.709 tỷ đồng trong năm 2015. Trong khi đó, dự phòng trái phiếu VAMC tăng, ước tính là 970 tỷ đồng (tăng 89,4%). Mức dự phòng này tương đương khoảng 24% giá trị trái phiếu VAMC mà Ngân hàng đang nắm giữ, là
khoảng 4.047 tỷ đồng.

Với những biến động trên đây, LNTT năm 2016 báo đạt 3.650,1 tỷ đồng (tăng trưởng 13,3%).
Cho năm 2017, HSC dự báo LNTT tăng trưởng 15,4% đạt 4.211 tỷ đồng.
Các giả định của chúng tôi bao gồm:
1. Giả định tăng trưởng tín dụng là 20% đạt 180.885 tỷ đồng nhờ hệ số CAR cao, LDR thấp và nguồn khách hàng tốt.
2. Giả định tăng trưởng huy động đạt 15%, thấp hơn tăng trưởng tín dụng; từ đó làm tăng tỷ lệ LDR và giúp cải thiện tỷ lệ NIM.
3. Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM cải thiện nhẹ, tăng 0,07% lên 3,75%.
4. Dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 20,4% và đạt 9.603,6 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi giảm 11,1% và đạt 1.667,7 tỷ đồng do thu nhập từ HĐ dịch vụ tăng trưởng mạnh 19,5% nhưng thu nhập khác giảm 36,3%.
5. Chúng tôi ước tính chi phí hoạt động tăng 16,9% lên 4.879,8 tỷ đồng.
6. Giả định tổng chi phí dự phòng trích lập là 2.180 tỷ đồng (tăng 7,4%).
7. Ước tính tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2017 là 1,2% sau khi xử lý 995 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 0,55% tổng dư nợ cho vay).

Theo đó chúng tôi dự báo LNTT đạt 4.211 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4%. EPS đạt 1.673đ; BVPS là 14.921đ. P/B dự phóng năm 2017 là 0,97 lần. MBB sẽ chưa cần tăng vốn cho đến 2018 hoặc 2019 – Trước mắt MBB sẽ chưa cần tăng vốn cấp 1 vì hệ số CAR tại thời điểm cuối 2016 ở vào khoảng 12,2%. Với tỷ lệ vốn cấp 2/vốn cấp 1 mới chỉ là 16% thì MBB vẫn còn nhiều
dư địa để phát hành trái phiếu thứ cấp nếu cần. Do vậy chúng tôi cho rằng MBB sẽ chưa cần tăng vốn cho đến 2018 hoặc 2019. Dĩ nhiên, trước yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn Basel 2 đối với top 10 các ngân hàng đầu ngành từ năm sau, có thể Ngân hàng sẽ bắt đầu chuẩn bị cho một đợt phát hành vốn cấp 1 cho một nhóm NĐT hoặc chỉ một NĐT chiến lược từ năm sau.

Vấn đề đối tác chiến lược vẫn thỉnh thoảng được nhắc đến nhưng chúng tôi cho rằng hiện vẫn chưa có một ứng cử viên nghiêm túc. Điều này có thể do Ngân hàng chưa thực sự sốt sắng trong vấn đề này. Tuy nhiên, như chúng tôi lưu ý dưới dây, quan điểm của Ngân hàng có thể sẽ thay đổi trong vài năm tới.

TGĐ mới bổ nhiệm có thể chủ động hơn trong tiếp cận nhà đầu tư – Ông Thái, TGĐ mới của MBB, trước đó trong cương vị là thành viên HĐQT ông là người có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài của MBB. Và có vẻ ông cũng tích cực trong việc gặp gỡ NĐT. Từng giữ chức TGĐ của Chứng khoán MB, ông Thái cũng rất quen thuộc với
các thị trường vốn. Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy MBB hiện đang nâng cấp website đồng thời dịch các tài liệu đã công bố trước đó sang Tiếng Anh nhằm phục vụ tốt hơn các NĐTNN. Một diễn biến khác gần đây là MCredit (Công ty tài chính MBB) đã bán 49% cổ phần cho đối tác Shinsei. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng, dưới sự lãnh đạo của TGĐ mới,
• Mảng quan hệ NĐT của Ngân hàng sẽ được cải thiện, đặc biệt là đối với NĐTNN.
• Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong nỗ lực tìm kiếm NĐT chiến lược nước ngoài phù hợp và TGĐ mới cũng sẽ nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ này trong nhiệm kỳ của mình.
• Chúng tôi cho rằng điểm chung ở đây là Ngân hàng đang cố gắng mở rộng đối tượng NĐT do các nhóm NĐT hiện tại có thể sẽ không tham gia đợt tăng vốn cấp 1 trong tương lai.

Những vấn đề này cũng là nguyên nhân chính lý giải vì sao MBB mặc dù có các yếu tố cơ bản rất tốt trong suốt 8 năm qua nhưng giá cổ phiếu vẫn không có nhiều biến động. Dẫn đến trường hợp khá lạ là cổ phiếu của một trong những ngân hàng đầu ngành với tình hình tài chính rất tốt và tăng trưởng ổn định lại đang giao dịch với PB thấp hơn đáng kể so với mức bình quân của các ngân hàng đã niêm yết. Và mặc dù thực trạng này đã duy trì trong một vài năm rồi, chúng tôi nhận thấy hiện đã có những dấu hiệu của sự thay đổi đến từ lãnh đạo mới tại Ngân hàng. Và chúng tôi cũng tin rằng điều này sẽ giúp thu hẹp và thậm chí có thể loại bỏ mức chênh lệch giữa định giá hiện tại của cổ phiếu MBB so với bình quân ngành trong 6-18 tháng tới.

Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Khả quan. HSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 16.400đ/cp, định giá ngân hàng với PB dự phóng là 1,1 lần. Ở mức giá hiện tại, định giá cổ phiếu rất rẻ với PB dự phóng là 0,97 lần so với mức bình quân các mã ngân hàng đã niêm yết là 1,3 lần. Và mặc dù tính đến hiện tại diễn biến giá cổ phiếu kém so với mặt bằng chung, chúng tôi tin
rằng sự thay đổi đang diễn ra trong điều kiện Ngân hàng mở rộng tiếp cận NĐT đặc biệt là các NĐTNN. Ngân hàng rõ ràng cũng đang mở rộng mảng ngân hàng bán lẻ với cả cho vay và huy động từ khách hàng cá nhân tăng mạnh. Theo đó chi phí tăng lên nhưng được bù đắp phần nào nhờ lợi suất cho vay tăng. Trong khi đó yếu tố làm giảm NIM là trái phiếu lợi suất cao đã đáo hạn toàn bộ vào năm 2016. MBB vẫn là một trong những ngân hàng có nền tảng căn bản tốt nhất nhờ tỷ lệ LDR thấp, hệ số CAR cao, chất lượng tài sản tốt sau khi ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu và bán nợ cho VAMC. Chúng tôi cũng lưu ý rằng hệ số CAR ở mức khá cao sẽ tạo điều kiện để MBB có thể đạt tăng trưởng tín dụng cao hơn các ngân hàng khác.

BID công bố KQKD năm 2016 kém khả quan. Triển vọng không mấy khả quan do chi phí dự phòng cao trong khi Ngân hàng rất cần tăng vốn. Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan.

GHI NHẬN CHÍNH – BID (Kém khả quan) đã công bố LNTT giảm 2,69%. Thu nhập lãi thuần vẫn tăng mặc dù tỷ lệ NIM tiếp tục giảm nhờ cả huy động và cho vay tăng mạnh. Thu nhập ngoài lãi cũng tăng nhờ thu nhập không thường xuyên từ thoái vốn khỏi VID. Tuy nhiên cả chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng mạnh đã khiến lợi nhuận giảm mặc dù tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh. Các kế hoạch tăng vốn đề xuất chưa được thực hiện trong năm 2016 và chúng tôi ước tính hệ số CAR của BID có lẽ đã dưới 9%.Cho năm 2017, HSC dự báo LNTT giảm 1,39%.

HÀNH ĐỘNG – Tiếp tục duy trì đánh giá Kém khả quan.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 15.500đ; tương đương P/B là 1,2 lần. BID cần nhanh chóng nâng vốn cấp 1 trong năm nay nếu muốn tài sản sinh lãi tăng trưởng. BID vẫn chậm hơn các ngân hàng khác trong việc trích lập dự phòng nên triển vọng tăng trưởng LNTT hạn chế. Cho dù vậy giá cổ phiếu BID vẫn luôn có các đợt tăng ngắn hạn khi ngành ngân hàng “có sóng”.

BID (Kém khả quan) gần đây đã công bố LNTT chưa kiểm toán đạt 7.734 tỷ đồng (giảm 2,69%) – Mặc dù đã đặt kế hoạch khá thận trọng cho năm 2016 với LNTT là 7.900 tỷ đồng (giảm 0,6% so với năm trước nữa) thì BID vẫn chỉ hoàn thành được 98% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên kết quả đạt được lại cao hơn 10,53% so với dự báo của HSC là 6.997 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả một khoản thu nhập không thường xuyên là 826 tỷ đồng từ thoái vốn khỏi VID. Nếu loại bỏ khoản thu nhập không thường xuyên thì LNTT từ mảng kinh doanh chính chỉ đạt 6.947 tỷ đồng, giảm 12,06% so với năm 2015.

Cho vay khách hàng tăng 20,93% - và đạt 723,69 tỷ đồng. Đây là mức tăng trưởng cao hơn bình quân ngành ngân hàng (là 18,71%). Tăng trưởng cho vay Q4 tăng tốc vì đến cuối Q3 cho vay của BID mới chỉ tăng 12,83% so với đầu năm. Cho vay kỳ hạn ngắn tăng 16,43% và đạt 396,85 nghìn tỷ đồng (bằng 54,8% tổng dư nợ cho vay); cho vay trung dài hạn tăng 26,88% và đạt 326,84 nghìn tỷ đồng (bằng 45,2% tổng dư nợ cho vay). Cho vay tiền đồng tăng 23,03% và đạt 658,86 nghìn tỷ đồng (bằng 91,04% tổng dư nợ cho vay); cho vay USD tăng 3,05% và đạt 64,83 nghìn tỷ đồng (bằng 8,96% tổng dư nợ cho vay). Hiện Ngân hàng chưa công bố cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng; tuy nhiên chúng tôi cho rằng cho vay khách hàng cá nhân tăng
32% và đạt 182,09 nghìn tỷ đồng (bằng 25,16% tổng dư nợ cho vay); trong đó chủ yếu là cho vay mua nhà.

Vốn huy động khách hàng tăng mạnh 28,62% - và đạt 726,18 nghìn tỷ đồng. Trong đó vốn huy động có kỳ hạn tăng mạnh 30,70% và đạt 596,17 nghìn tỷ đồng (bằng 82,10% tổng vốn huy động khách hàng) còn vốn huy động không kỳ hạn tăng nhẹ 4,73% lên 130 nghìn tỷ đồng (bằng 17,90% tổng vốn huy động khách hàng). BID thường có hệ số LDR rất cao và tỷ lệ vốn
huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn cũng cao. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành sẽ được thực thi nghiêm ngặt hơn, BID đang phải cải thiện một phần những chỉ số này bằng cách đẩy mạnh huy động nhằm cải thiện các hệ số an toàn tài chính. Vốn huy động tiền đồng tăng 32,37% lên 686,19 nghìn tỷ đồng (bằng 94,49% tổng vốn huy động khách hàng) trong khi
vốn huy động bằng USD giảm 13,45% xuống còn 39,90 nghìn tỷ đồng (bằng 5,51% tổng vốn huy động khách hàng).

Theo đó, hệ số LDR thuần đã giảm xuống 99,6% - từ 106% tại thời điểm cuối năm 2015. Tuy nhiên sau khi giảm trong 3 quý đầu năm thì hệ số LDR đã tăng trở lại từ 95% lên 99,6% trong Q4. Hệ số LDR thuần tiền đồng là 96,02% còn tiền USD là 162,1%.

Tỷ lệ NIM giảm 0,25% xuống còn 2,78% - do lợi suất gộp giảm 0,09% xuống còn 7,36% và chi phí huy động bình quân tăng 0,13% lên 4,58%. Lợi suất gộp cho vay khách hàng giảm nhẹ 0,02% xuống còn 7,83% và chủ yếu giảm trong 6 tháng đầu năm rồi tăng lại trong 6 tháng cuối năm khi lãi suất tăng trở lại. Lợi suất cho vay liên ngân hàng giảm 0,23% xuống còn 3,10% còn lợi suất đầu tư chứng khoán nợ giảm 0,09% xuống còn 6,47%.

Hiện chưa có số liệu tại thời điểm cuối năm nhưng chúng tôi thấy rằng giá trị trái phiếu VAMC tại thời điểm cuối tháng 6/2016 là 20.650 tỷ đồng (bằng 2,85% tổng dư nợ cho vay và bằng 13,74% tổng giá trị trái phiếu nắm giữ). Và điều này đã làm giảm lợi suất gộp đầu tư trái phiếu của Ngân hàng. Cơ cấu tài sinh lãi đã được điều chỉnh nhằm giảm tác động của hệ số CAR thấp – Theo đó, BID giảm cho vay liên ngân hàng (có hệ số rủi ro là 20%) từ 8,73% xuống 6,72% tổng tài sản sinh lãi.

Thay vào đó, BID tăng đầu tư trái phiếu chính phủ có hệ số rủi ro là 0% với tỷ trọng trong tổng tài sản sinh lãi tăng từ 13,39% lên 16,04%. Tỷ trọng cho vay khách hàng giảm nhẹ từ 77,88% xuống 77,24%.

Chi phí huy động khách hàng tăng 0,06% lên 4,72%. Hiện đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết (ở các ngân hàng niêm yết khác, chỉ phí huy động khách hàng dao động từ 3,05% (VCB) đến 4,58% (EIB)). Điều này có thể được giải thích là để đẩy mạnh tăng trưởng huy động, BID phải tìm cách huy động cả những khách hàng yêu cầu lãi suất cao. Chi phí vay liên ngân hàng giảm 0,17% xuống còn 2,83% và chi phí huy động từ giấy tờ có giá tăng 0,6% lên 6,70%. BID có 19.500 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp kỳ hạn dài; được đưa vào vốn cấp 2.

Về cơ cấu huy động, BID tăng tỷ trọng vốn huy động khách hàng từ 71,41% vào năm 2015 lên 77,25%. Trái lại tỷ trọng vay liên ngân hàng và NHNN giảm từ 17,57% xuống còn 12,14%. Tỷ trọng chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu giảm nhẹ từ 8,29% xuống 7,09%.

Tuy vậy, thu nhập lãi thuần tăng 22,90% lên 23.738 tỷ đồng nhờ tài sản sinh lãi tăng 21,9%.
Thu nhập ngoài lãi tăng 25,85% - lên 6.792 tỷ đồng. Tuy nhiên BID ghi nhận 826 tỷ đồng thu nhập bất thường từ thoái vốn khỏi VID trong mục “lãi từ hoạt động góp vốn mua cổ phần”. Nếu không tính khoản thu nhập không thường xuyên này, thì tổng thu nhập ngoài lãi đạt 5.966 tỷ đồng (tăng 10,54%) và đóng góp 20,09% tổng thu nhập hoạt động.
• Lãi thuần HĐ dịch vụ tăng 7,18% và đạt 2.504 tỷ đồng.
• Lãi thuần HĐ kinh doanh ngoại hối tăng 81,80% và đạt 534,44 tỷ đồng.
• Lãi từ mua bán/đầu tư chứng khoán là 798,45 tỷ đồng (năm ngoái lỗ 51,69 tỷ đồng).
• Thu nhập từ HĐ khác giảm 26,55% còn 1.740,40 tỷ đồng; trong đó phần lớn là từ thu hồi nợ xấu.
• Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng 170,49% lên 1.214,48 tỷ đồng nhờ 826 tỷ đồng từ thoái vốn khỏi VID.
Theo đó tổng thu nhập hoạt động đạt 30.530 tỷ đồng, tăng trưởng 23,54%.

Chi phí hoạt động tăng mạnh, tăng 21,96% - lên 13.521 tỷ đồng. Chi phí lương thưởng tăng 18,74% lên 7.427 tỷ đồng do số lượng nhân viên bình quân tăng 8,5%. Chi phí liên quan đến tài sản tăng 31,88% lên 2.690 tỷ đồng; trong đó chi phí khấu hao tăng 39,4% lên 852,50 tỷ đồng. Phí quản lý khác tăng 22,12% lên 2.821 tỷ đồng và phí bảo hiểm tiền gửi tăng 34,93% lên 532,9 tỷ đồng.

Hệ số CIR ở mức thấp là 44,3% - năm ngoái là 44,9%. Tuy nhiên cần chú ý đến quỹ khen thưởng phúc lợi. Tỷ lệ quỹ khen thưởng phúc lợi trên LNST của 3 NHTM có vốn nhà nước ở mức rất cao so với các NHTMCP khác. Cụ thể tỷ lệ này ở VCB là 18% LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ; CTG là 20% còn BID là 22-23%. Còn ở các NHTMCP khác khoảng 5-8%. Theo đó nếu cộng trở lại quỹ khen thưởng phúc lợi vào chi phí hoạt động thì hệ số CIR năm 2016 phải là 48,73% còn năm 2015 là 50,36%.

Chi phí dự phòng tăng mạnh 63,37% so với năm 2015 – lên 9.273 tỷ đồng. Trong đó, 986 tỷ đồng (tăng 10,71% so với năm trước) là dự phòng chung do tăng trưởng tín dụng mạnh, 4.011 tỷ đồng (giảm 2,53% so với năm trước) là dự phòng cụ thể. Chiếm tỷ trọng lớn nhất ở đây dĩ nhiên là dự phòng trái phiếu VAMC, là 3.423 tỷ đồng (tăng 265,84% so với năm 2015). Trong năm 2016, Ngân hàng đã xử lý 2.358 tỷ đồng nợ xấu thông thường (giảm 39,63% so với năm trước) và cũng sử dụng 141 tỷ đồng dự phòng khi hoán đổi trái phiếu đặc biệt VAMC (giảm 86,29%). Có nghĩa là BID tiếp tục hoán đổi nợ xấu với VAMC trong Q4.

Chúng tôi không có thông tin chi tiết về giá trị trái phiếu VAMC hoán đổi gần đây nhưng tính đến cuối năm 2016, chúng tôi ước
tính BID đang nắm giữ khoảng 21.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC (tăng nhẹ từ 20.800 tỷ đồng vào cuối năm 2015). Và do đó, chúng tôi dự báo Ngân hàng sẽ trích lập 4.200 tỷ đồng dự phòng trái phiếu VAMC trong năm tới.

Nợ xấu tăng và hệ số LLR giảm – Tỷ lệ nợ xấu sau xử lý là 1,96% so với mức 1,62% trong năm 2015 trong khi đó hệ số LLR tiếp tục giảm từ 77,5% xuống 70,6%. Chúng tôi nhận thấy có 4.479 tỷ đồng nợ xấu mới hình thành trong năm 2016. Và nợ nhóm 3 tăng thêm 2.609 tỷ đồng lên 6.235 tỷ đồng (tương đương 0,86% tổng dư nợ), nợ nhóm 4 tăng 157 tỷ đồng lên 1.035 tỷ đồng (tương đương 0,14% tổng dư nợ) trong khi đó nợ nhóm 5 cũng tăng 1.712 tỷ đồng lên 6.905 tỷ đồng (tương đương 0,95% tổng dư nợ).

Giá trị trái phiếu quá hạn theo báo cáo trước đó, là 6.960 tỷ đồng giảm xuống chỉ còn 1.060 tỷ đồng trong Q4. Nhiều khả năng có liên quan đến HAG – Như đã đề cập trong báo cáo trước đó, vào cuối Q3/2016, BID nắm giữ 6.960 tỷ đồng trái phiếu quá hạn. Mặc dù không có thông tin chi tiết về kỳ hạn hay người phát hành số trái phiếu này. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng giá trị trái phiếu quá hạn vào cuối năm 2016 đã giảm mạnh xuống chỉ còn 1.060 tỷ đồng (giảm 84,77% so với năm 2015). Do chưa có thông tin chi tiết từ phía Ngân hàng, chúng tôi giả định rằng số trái phiếu này có liên quan đến HAG.

Trong BCTC trước đó của HAG, chúng tôi nhận thấy có khoảng 5.950 tỷ đồng trái phiếu phát hành do BIDV và BSC thu xếp đã đáo hạn trong năm 2015 và 2016. Hơn nữa, trong BCTC hợp nhất Q4/2016 của HAG, số trái phiếu này được thay thế bằng 6.546 tỷ đồng trái phiếu mới, vẫn do BIDV và BSC thu xếp phát hành và có kỳ hạn mới là 2021-2026. Do đó, dù Ngân hàng chưa xác nhận, có thể giả định rằng số trái phiếu quá hạn trước đó là trái phiếu HAG và hiện đã được thay thế bằng lô trái phiếu mới.Do đó, LNTT năm 2016 báo đạt 7.734 tỷ đồng (giảm 2,69% so với năm 2015).

Hệ số CAR giảm xuống 9% - BID đã nỗ lực kiểm soát mức giảm của CAR bằng cách tái cấu trúc tài sản sinh lãi, hướng đến tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ với RWA là 0% thay thế cho vay liên ngân hàng với RWA là 20%. Đồng thời tăng cho vay mua nhà với tài sản thế chấp là bất động sản với RWA là 50% thay vì RWA là 100% so với các loại tài sản đảm bảo khác. Theo đó, đến cuối năm 2016, hệ số CAR là 9% so với 9,1% vào cuối năm 2015. Đây thực sự là nỗ lực đáng ghi nhận.

Cho năm 2017, HSC dự báo LNTT của BID gần như không đổi, chỉ đạt 7.690 tỷ đồng (giảm 0,57% so với năm 2016) dựa trên những giả định sau;
(1) Chúng tôi dự báo cho vay khách hàng tăng trưởng 12% và đạt 810,54 nghìn tỷ đồng với phần lớn tăng trưởng rơi vào 6 tháng cuối năm do Ngân hàng cố gắng tăng vốn trong 6 tháng đầu năm.
(2) Chúng tôi dự báo tăng trưởng huy động khách hàng là 18% đạt 856,89 nghìn tỷ đồng. Do đó, hệ số LDR thuần được cải thiện nhẹ xuống mức 94,6%.
(3) Chúng tôi dự báo tỷ lệ NIM giảm 0,07% còn 2,70% do cho vay khách hàng trưởng chậm hơn và tổng tài sản sinh lãi tăng trưởng 15,24%.
(4) Dự báo thu nhập lãi thuần tăng trưởng 14,62% và đạt 27.207 tỷ đồng.
(5) Giả định tổng thu nhập ngoài lãi giảm 8,72% so với năm 2016 còn 6.200 tỷ đồng do không còn khoản thu nhập không thường xuyên.
(6) Chi phí hoạt động dự báo tăng vừa phải 7% so với năm 2016 lên 14.4698 tỷ đồng do Ngân hàng tăng cường kiểm soát chi phí.
(7) Chi phí dự phòng tiếp tục tăng 21,98% lên 11.311 tỷ đồng. Trong đó, 6.938 tỷ đồng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể của dư nợ (tăng 38,80% so với năm 2016) và 4.200 tỷ đồng là dự phòng trái phiếu VAMC (tăng 4,03%).
(8) Dự báo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,40% từ mức 1,96% vào cuối năm 2016.
(9) Chúng tôi giả định khả năng lớn nhất là BID sẽ tăng vốn cấp 1 thông qua phát hành riêng lẻ 10% cho các NĐT tài chính với giá 15.000đ/cp. Do đó, hệ số CAR sẽ tăng lên 9,59% vào cuối năm 2017.

BID sẽ phải đối mặt với áp lực tăng vốn trong vài năm tới – Giả định Ngân hàng có thể phát hành riêng lẻ 10% trong năm nay, theo đó giải quyết nhu cầu vốn hiện tại. Mặc dù giá phát hành vẫn là điểm lo ngại. Khi đó, HSC giả định Ngân hàng sẽ phải tăng ít nhất 15% vốn cấp 1 trong 2 năm tới do các ngân hàng đầu ngành phải chuyển sang áp dụng các tiêu chuẩn Basel 2. Hơn nữa, với thực tế rằng Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về cách tính CAR sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, sẽ chỉ còn 3 năm nữa để BID tìm được giải pháp thực sự để giải quyết tình trạng thiếu vốn cấp 1, tỷ lệ vốn cấp 2 rất cao do phần lớn người mua trái phiếu thứ cấp các ngân hàng phát hành là các tổ chức tài chính khác và số trái phiếu này sẽ bị loại trừ khỏi nguồn vốn theo quy định về CAR mới. Dĩ nhiên, vấn đề này là khó khăn chung của tất cả các ngân hàng mà không riêng BID. Và điều này có nghĩa là tình trạng thiếu vốn dài hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ trở lại là nỗi lo ngại ám ảnh.

Quan điểm đầu tư – Tiếp tục đánh giá Kém khả quan. HSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 15.500đ/cp với P/B là 1,2 lần. BID đang gặp khó khăn trong nỗ lực duy trì hệ số CAR ở mức 9% nếu không phát hành cổ phiếu mới. Và cho đến khi Ngân hàng giải quyết được vấn đề này, tài sản sinh lãi của BID sẽ khó để tăng trưởng mạnh trong năm nay. Triển vọng tăng trưởng
kém khả quan. Kế hoạch tái cấu trúc nợ của HAG là yếu tố tích cực ngắn hạn nhưng theo đó rủi ro gia tăng chi phí dự phòng và suy giảm thu nhập lãi sẽ tăng trong tương lai nếu không thành công. Trong khi đó gánh nặng chi phí dự phòng trái phiếu VAMC vẫn là áp lực với Ngân hàng trong vài năm tới. Do đó, mặc dù dự báo sẽ có những cơ hội đầu cơ tăng giá cổ phiếu trong ngắn
hạn, chúng tôi hiện vẫn không khuyến nghị đầu tư cổ phiếu này trong trung hạn.
• Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều với BVH và một số cổ phiếu chứng khoán tăng.
• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với MSN tăng trong khi KDC & SAB giảm sau đợt tăng gần đây. Các mã khách trong ngành ít thay đổi.
• Cổ phiếu dầu khí biến động trái chiều với PVD & PVS giảm. Giá dầu giảm có thể là nguyên nhân ở đây.
• Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều và tăng với PAC tăng mạnh trong khi AAA vẫn tăng. DRCEVE đều tăng. DQC điều chỉnh sau đợt tăng gần đây.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng nhìn chung tăng tốt. VIC tăng mạnh, không phải là tác động từ dòng thông tin có thể do khối ngoại mua ròng trở lại cổ phiếu này. Chúng tôi cũng nhận thấy CTI, SJSCTD tăng. Cổ phiếu vẫn tăng khá mặc dù quan điểm của chúng tôi với ngành này không quá khả quan. Chúng tôi có thể quan sát thêm với cổ phiếu trong ngành do thị thường có vẻ có
những biểu hiện tích cực. Chúng tôi vẫn ưa thích DXG và nhận định VIC với đà tăng trưởng nhờ chiến lược mở rộng sang phân khúc bình dân.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp & thủy sản biến động trái chiều với HAG tăng mạnh trong khi các mã khác biến động hẹp hơn.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều. DHG giảm mạnh. Ngoài ra không có biến động nổi bật.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistics và vận tải biến động trái chiều với GMD tăng mạnh. NCT cũng tăng trong khi HVN tiếp tục giảm.

Tin đồn trên thị trường – Giá cổ phiếu GMD tăng mạnh trước tin đồn trên thị trường rằng công ty có thể bán phần còn lại của Gemadept Tower – Giá cổ phiếu Gemadept (GMD) đã tăng mạnh hôm nay do thị trường đồn đoán rằng 15% còn lại của Gemadept Tower mà GMD vẫn sở hữu sẽ được bán trong quý này. Thương vụ này có thể tạo LNTT 127 tỷ đồng (102 tỷ đồng LNST). Thông tin này vẫn chưa được xác nhận nhưng chúng tôi tin rằng đây là nguồn tin chính xác.

Trước đó vào năm 2014, GMD đã bán 85% cổ phần trong công ty con Maproco mà GMD sở hữu 100% và công ty này sở hữu Gemadept Tower cho CJ Group. Thương vụ này có giá trị 45 triệu USD, tương đương 936 tỷ đồng. Giá trị sổ sách của 85% cổ phần tại Gemadept Tower trên BCTC của GMD là 215 tỷ đồng và do đó thương vụ này đã tạo LNTT lên tới 617 tỷ đồng trong năm 2014.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng hôm nay với Vnindex vượt mốc 710, là mốc trước đó chúng tôi cho rằng là ngưỡng kháng cự của Vnindex. Và VIC cùng các mã ngân hàng tăng đã giúp Vnindex vượt qua mốc này. Phát biểu đêm qua của Thống đốc Fed Yellen cho thấy Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất; và đây là thông tin tích cực cho các ngân hàng. Hiện chúng tôi không thấy có thông tin gì về VIC khi mã này tăng mạnh hôm nay. Khối ngoại đã mua ròng ở mã này hôm nay sau khi bán ra gần đây.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng tốt trong phiên hôm nay. Về các đồng tiền, đồng USD tiếp tục mạnh lên trước niềm tin là lãi suất USD sẽ tiếp tục tăng (chỉ số đô la ICE ở vào 101,420). So với đồng USD, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,0552); đồng Bảng Anh cũng yếu đi (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2430); đồng Yên cũng yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 114,54); đồng NDT biến động trong biên độ hẹp (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8686).

Giá dầu giảm trở lại sau khi tăng gần đây với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai giảm xuống 52,86USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Đêm qua đã có một thông tin quan trọng là API công bố ước tính tồn kho dầu tại Mỹ tăng 9,94 triệu thùng trong tuần trước.

Điều này có thể làm ảnh hưởng đến cân bằng giữa 2 yếu tố trái chiều tác động đến giá dầu là sự thành công của các nước OPEC và ngoài OPEC trong việc cắt giảm sản lượng và lo ngại sản lượng tại Mỹ (sản lượng dầu đá phiến tại nước này dự kiến tăng 79.000 thùng/ngày lên 4,87 triệu thùng trong tháng tới), Libya và Nigeria tăng.

Về tin vĩ mô thế giới, Chủ tịch Fed Yellen trong phiên điều trần trước Hội đồng ngân hàng tại Thượng viện cho biết việc tiếp tục tăng lãi suất là hợp lý nếu việc làm và lạm phát tiếp tục tăng và hướng tới mục tiêu đề ra. Bà cũng cho biết việc chờ đợi quá lâu để nâng lãi suất là điều không khôn ngoan. Rõ ràng đây là quan điểm khá “chủ chiến” trong vấn đề nâng lãi suất; đặt ra một khuôn mẫu cho việc tăng dần lãi suất trong năm nếu các chỉ tiêu tăng trưởng chủ chốt tiếp tục khả quan như hiện nay.

Thị trường vẫn không chắc liệu phát biểu trên có ám chỉ Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 3 hay không. Quan điểm chung cho rằng việc nâng lãi suất vào tháng 3 là quá sớm. Giới đầu tư cũng đang chờ đợi chính sách tài khóa của ông Trump cộng với một kế hoạch giảm thuế sẽ được đề xuất trong những tuần tới vì những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm về chính sách tiền tệ của Fed. Trong khi đó kỳ vọng cho thấy lạm phát công bố tại Mỹ sẽ tăng tốc do giá năng lượng tăng nhưng lạm phát cốt lõi sẽ chưa tăng nhiều. Theo đó chúng tôi cho rằng sẽ có không có 2 đến 3 đợt nâng lãi suất của Fed trong năm nay.

HCM – Thị trường tăng trong phiên hôm nay với GTGD tăng, đạt 3.288,49 tỉ đồng (tương đương 145,32 triệu USD). VN index tăng 0,75%, kết thúc phiên với 711,57 điểm. 160 mã tăng trong đó có 16 mã tăng trần và 84 mã giảm trong đó có 2 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 14,97% giá trị mua vào và 11,87% giá trị bán ra của toàn thị trường. Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra giảm về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại mua ròng với giá trị 102,06 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 20 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay.

Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VNM; KDH; DRC; VICGAS. Họ cũng bán ra nhiều VNM; KDH; DRC; NCT và MSN. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn trong ngày hôm nay với 1 giao dịch khổng lồ; 1 giao dịch siêu lớn; 3 giao dịch rất lớn; 2 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 12,92% tổng GTGD toàn thị trường.

Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 6.704.332 cổ phiếu STG; 688.870 cổ phiếu VNM; 2.180.812 cổ phiếu KDH; 1.145.630 cổ phiếu DRC; 2.000.000 cổ phiếu DXG trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VNM & KDH và 10 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.
CCQ E1VFVN30 tăng 0,74% hôm nay đạt 10,840đ.

Hà Nội – Sàn Hà Nội tăng hôm nay với GTGD tăng, đạt 416,54 tỷ đồng, tương đương 18,41 triệu USD. HNIndex tăng 0,27% lên 86,32 điểm. 89 mã tăng giá trong đó có 16 mã tăng trần và 89 mã giảm trong đó có 8 mã giảm sàn.

Khối ngoại chiếm 2,90% giá trị mua vào và 2,94% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN bán ròng với giá trị 0,182 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 12 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 1,46% GTGD toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 520.000 cổ phiếu SHB; 100.000 cổ phiếu SED và 15.900 cổ phiếu MAS và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.


Ngày 15/2/2017, VN-INDEX đóng cửa tăng 5,31 điểm (0,75%) ở 711,57 điểm.
Tổng khối lượng khớp lệnh 152.178 triệu cổ phiếu, thấp hơn ngày hôm trước 10,20%, cao hơn bình quân 1 tháng 39,58%, và cao hơn bình quân 3 tháng 46,04%.

Quan điểm phân tích kĩ thuật:
Thị trường kết thúc phiên tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh VN-index đang kiểm định biên trên của vùng kháng cự
quanh 710-715 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với bình quân. Chúng tôi nghi nhận áp lực cung tăng cao trong 3 ngày gần đây, xác nhận việc thị trường đang ở ngưỡng cản mạnh.

Với việc thị trường đã tiến vào vùng kháng cự và cũng mục tiêu ngắn hạn của chúng
tôi, đánh giá xu hướng ngắn hạn đã bị hạ về mức Cảnh Báo Điều Chỉnh.

Trong điều kiện, thị trường đang cho thấy\ động lượng căng thẳng, VN-index ít có khả năng vượt 715 điểm và theo đó sẽ xuất hiện sự điều chỉnh cần thiết ngắn hạn trong những ngày tới.

Hỗ trợ ngắn hạn vẫn tập trung ở mốc 697 điểm trong khi hỗ trợ chính – mạnh được xác định ở vùng 690-685 điểm. Chúng tôi bảo lưu đánh giá xu hướng trung hạn tăng và mục tiêu 6 tháng ở mức 740 điểm. Mặc dù vậy, quý vị nhà đầu tư nên cẩn trọng khi ngắn hạn đang có dấu hiệu đi quá nhanh và có thể xuất hiện điều chỉnh.

Ngày 15/2/2017, HNX-INDEX đóng cửa tăng 0,13 điểm (0,15%) ở 86,32 điểm.
Tổng khối lượng khớp lệnh 39.310 triệu cổ phiếu, thấp hơn ngày hôm trước 10,09%, cao hơn bình quân 1 tháng 40,99% , và cao hơn bình quân 3 tháng 25,39%.

Quan điểm phân tích kĩ thuật: Thị trường nỗ lực đóng cửa tăng nhẹ trong bối cảnh HNX-index đang cố gắng kiểm định vùng kháng cự chính. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước và lên mốc cao hơn nhiều so với bình quân. Thị trường đang cho thấy áp lực bán mạnh ở vùng hiện tại.

HNX-index đang ở ngưỡng cản quan trọng 86,2-86,5 điểm nơi có đỉnh 6 tháng.
Kịch bản hợp lý nhất trong điều kiện hiện tại đó vùng này sẽ được giữ, và thị trường cần có một sự điều chỉnh cần thiết trước khi động lực mua có thể quay trở lại. Hỗ trợ gần nhất ở 84 điểm và hỗ trợ mạnh – trung hạn nằm ở vùng 82,2 điểm.

Danh mục đầu tư
Ngân hành: VCB, ACB, CTG
Cao su: PHR , DPR
Chứng khoán: HCM, SSI
Thép: HSG, HPG, NKG, SMC
Xây dựng: CTD, HBC, CVT
Dầu khí: GAS, PVD

Trịnh Quang Minh - Broker HSC
0168.9595.993
facebook.com/minh.trinh.3576