GIÁ DẦU GIẢM MẠNH
21/06/2017
Người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang tại Chicago, ông Charles Evans, nói trên Diễn đàn Money Marketers ở New York, có thể cần đợi đến cuối năm nay và có thêm dữ liệu về lạm phát trước khi tiếp tục chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ông nói thêm rằng mức lãi suất hiện tại phù hợp với dự báo của ông. Tuần trước, FED tăng lãi suất cơ bản thêm 0.25% lên 1-1,25%.

Ông Evans cho biết, lạm phát ở Mỹ cho thấy sự tăng trưởng chậm và việc tăng lãi suất cần được thực hiện chậm hơn
"Tôi không muốn tập trung vào những khác biệt nhỏ", Evans nói về các cuộc tranh luận về số lần tăng lãi suất vào năm 2017. Cục dự trữ liên bang Mỹ vẫn kỳ vọng tăng ba lần trong năm nay trong khi sụt giảm gần đây của lợi tức trái phiếu cho thấy xu hướng bảo thủ trên thị trường, dấy lên nghi ngờ về rằng tăng lãi suất sẽ không ảnh hưởng đến lạm phát. Ông Evans cho biết: "Điều quan trọng là tình hình hiện nay hỗ trợ sự gia tăng dần dần về lãi suất và giảm đầu tư tài sản chậm”.

Ông Dudley bình luận cho rằng nền kinh tế Mỹ và khung thời gian cho việc tăng lãi suất đẩy lợi tức cao hơn, phù hợp với lý thuyết trên thị trường thu nhập cố định khi có sự gia tăng chi phí vay và cắt giảm cung tiền. Ông mô tả nền kinh tế khá tốt tại một sự kiện ở Plattsburgh, N.Y và đề xuất các hướng đi hiện tại sẽ giúp Ngân hàng Trung ương tránh bị rơi vào tình thế khó giải quyết. Ông Dudley lưu ý rằng lợi tức trái phiếu không được coi là dấu hiệu cốt lõi trong việc định hình chính sách, cho thấy rằng các biện pháp thắt chặt sẽ làm tăng đường cong lợi tức. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng lên mức cao nhất trong ba tháng qua, cho thấy nhu cầu USD tăng lên đang giúp cho đồng USD tăng điểm so với các đồng tiền chủ chốt khác. Các hợp đồng tương lai USD giao dịch gần mức 97,25, dữ liệu trên tài khoản vãng lai có thể giúp đánh giá sự thay đổi trong xuất khẩu ròng và dòng vốn, cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự hấp dẫn đầu tư của tài sản Mỹ trong quý 1. Triển vọng ngắn hạn đối với đồng đô la vẫn tiếp tục tăng khi FED trở nên tích cực hơn trong việc thực hiện các chính sách thắt chặt.

Dầu thô trượt dốc sau khi nỗ lực bảo vệ một số mức hỗ trợ, giá dầu WTI đã mất hơn 2,5% so với mức giá của nó vì hy vọng về sự mất cân bằng do sự gia tăng sản xuất ở Mỹ. Dữ liệu API có thể khẳng định rằng các nhà sản xuất ở Mỹ tiếp tục sản xuất thêm trong khi OPEC không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận thách thức về giá cả. Điều này có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát ở Eurozone và Nhật Bản, dẫn đến sự sụt giảm của đồng Euro và Yên.
Arthur Idiatulin
Tickmill Market Expert
https://tickmill.com/