Phái trung lập
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 10 của 13 Đầu tiênĐầu tiên ... 8 9 10 11 12 ... CuốiCuối
    Kết quả 181 đến 200 của 245

    Chủ đề: Phái trung lập

    1. #181
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Chứng khoán và golf



      [h1]Chứng khoán và golf[/h1]



      Thư mục: Cuối tuần với Golf |









      Đăng ngày: 09:01 03-08-2009





      Đem
      một ngành kinh doanh so bì với một môn thể thao, phải có chút lý lẽ cho
      bà con đỡ hiểu lầm. Số là dân tình chơi chứng khoán ngày càng đông, đến
      mức không thể phân biệt thâm niên, đâu là quân xanh hay quân đỏ, đầu
      đen hay muối tiêu hoặc bạc trắng. Nhân lúc rỗi rãi tìm gặp lãnh đạo
      công ty niêm yết mới phát hiện ra một điều… tối mật.


      Phân
      nửa điện thoại các sếp ở chế độ run bần bật mà chẳng hồi âm, phân nửa
      còn lại thành thật khai báo đang lặn không sủi tăm vì mải “cuốc đất” ở
      sân golf. Có lẽ ở lỗ golf thứ 18, họ tìm được ý nghĩa của nghiệp chứng
      khoán.

      Nghệ thuật

      Xét
      về mức độ “nghiện ngập”, người ta có thể vắng mặt ở sàn chứng khoán vài
      ngày không sao, nhưng một tuần không ra sân golf ba bận quả là khó
      chịu. Hỏi chuyện các golfer (người chơi gôn), tôi lại phát hiện một
      chuyện động trời hơn: chỉ một số nhỏ dân chứng khoán đã chơi golf nhưng
      hầu hết golfer đều chơi chứng khoán và rất thành công.

      Một
      cú Swing (động tác vung gậy đánh bóng) chuẩn là một động tác vung gậy
      mềm mượt như một nghệ sĩ kéo đàn vĩ cầm. Trái banh golf sẽ chỉ đi xa và
      chuẩn xác với một động tác swing tốc độ dưỡng sinh, toàn thân người
      hoàn toàn thả lỏng nhưng không dao động lệch khỏi trục quay là cột sống
      và đầu. Nếu chỉ đánh bóng bằng tay, bạn không thể trở thành một golfer,
      vì nghệ thuật chơi với trái banh đòi hỏi sự kết hợp của toàn bộ cơ thể
      và các giác quan. Nếu bạn cũng tin rằng chơi chứng khoán là một nghệ
      thuật thì chắc các golfer hoàn toàn đồng ý. Bạn đạt được phong độ tốt
      nhất trên sân khi tinh thần hoàn toàn sảng khoái. Bạn có cơ hội đầu tư
      chứng khoán thành công rất cao nếu cảm thấy bình yên mặc chuyện thắng
      thua.

      Đam mê và sự nhẫn nại

      Nắng
      mưa là chuyện của trời, golfer (người chơi gôn) có thể ví như một dạng
      thầy tu khổ hạnh với tình yêu sân cỏ của mình. Họ sẵn sàng bôi trét lên
      mình… hàng tấn kem chống lột da và cứ thế phơi từ 12 giờ trưa đến 5
      rưỡi chiều, trời mưa thì cứ thế đội mưa hoặc chờ đợi đến khi có thể đi
      tiếp. Bạn có tin rằng hầu hết các golfer đều sẵn sàng vác gậy ra khỏi
      nhà từ 5 giờ sáng hay bỏ bữa trưa để chạy ra sân? Cũng thật khó tưởng
      tượng được rằng, một nhà đầu tư chứng chuyên nghiệp và thành công lại
      làm biếng đọc báo tìm thông tin, hay tìm hiểu xem các lý thuyết kinh
      doanh áp dụng thế nào trên TTCK.

      Thiếu
      niềm đam mê, một golfer thậm chí không bao giờ vượt qua 3 - 6 tháng
      hành xác chỉ để tập 10.000 quả bóng, gấp ba lần số đó với những cú
      swing không bóng. Nếu chơi golf 20 năm, bạn phải dành cho môn thể thao
      này tinh thần học hỏi nhẫn nại như một kẻ ngoại đạo học cú swing đầu
      tiên, 20 năm vẫn chỉ là một cú swing lặp đi lặp lại. Nhiều nhà đầu tư
      kiểu cưỡi ngựa xem hoa, họ trở thành những người thất bại, không có lập
      trường vững vàng nào, luôn chạy bầy đàn và nói một câu cửa miệng:giá
      như…. Khi gặp thua lỗ, họ đổ lỗi cho chứng khoán là cờ bạc và không
      dành cho mình cơ hội khác để trở thành một nhà đầu tư thành công.

      Một
      golfer đã viết thế này: Cú đánh đầu tiên của tôi đập xuống nền đất,
      cách xa bóng cả quãng khiến tay tôi như bị điện giật. Cú đánh tiếp theo
      cũng khiến tay tôi đau khủng khiếp và trái bóng golf bay trượt sang
      bên, làm mọi người giật mình quay lại nhìn tôi chằm chằm tỏ vẻ khó
      chịu. Tôi nghĩ: “Trò chơi này quá khó”. Nhưng rồi sau 10, 15 hay 20 cú
      tiếp theo, tôi đánh trúng bóng - và với âm thanh êm hơn cả tiếng máy xe
      Ferrari F430, trái bóng trắng nhỏ hình cầu bay vút lên. Trên không, nó
      lơ lửng giữa trời thu và bay xa 160 yards rồi đáp xuống mặt đất, nẩy
      nhẹ trên cỏ.

      Muốn chiến thắng, bạn ít nhất phải về đích

      Một
      người mới tập golf hoàn toàn có thể đánh bóng bay xa quá 170 yards với
      gậy số 7, các golfer chuyên nghiệp chỉ đạt 145 - 150 yards. Thông
      thường, một người chơi golf sau 1 năm sẽ có cú đánh đến khoảng cách
      ngắn hơn họ đã từng đạt được khi mới tập, nhưng đổi lại là độ chính xác
      và ổn định cao hơn.

      Trong
      một phút xuất thần, một golfer nghiệp dư có thể kết thúc một lỗ golf
      với điểm gậy chuẩn (PAR), thậm chí là một gậy đánh vào lỗ (hole in one
      - điều mà Tiger Wood chưa làm được) nhưng lại hỏng be bét ở nhiều lỗ
      khác. Tuy nhiên, golf là môn nghệ thuật marathon, bạn có thể xuất sắc
      trong 1/3 chặng đường để rồi lại để banh lặn xuống nước, sa lầy trong
      hố cát hay quanh quẩn trong bụi rậm. Không một golfer chuyên nghiệp nào
      lại không nháp đôi ba lần trước 1 cú swing thực và không có sự thiếu
      tập trung cho một động tác nào. Mỗi cú đánh đều được ước lượng kỹ lưỡng
      về chiến thuật, hướng banh, loại gậy, chiều gió, vị trí bóng rơi…

      Kết
      quả cuối cùng người ta không tính bạn có bao nhiêu phút xuất thần,
      nhưng chính sự cẩn trọng sẽ quyết định kết quả chung cuộc tốt nhất.
      Cũng dễ hiểu rằng, nếu bạn kiếm được nhiều tiền rồi nhanh chóng phá sản
      trước khi TTCK kịp trả công, bạn tìm ra ở đâu cơ hội làm lại lần nữa.
      Trên sân golf, bạn không có cùng lúc 2 trái banh để chọn, nên hãy cẩn
      trọng. Nhiều người chơi chứng khoán ảo rồi tưởng mình giỏi, nhưng thực
      tế rất ít giáo sư kinh tế có thể kiếm nhiều tiền trên TTCK.

      Chọn gậy phù hợp


      Người
      có thành tích tốt nhất là người kiểm soát trái banh bay chính xác nhất.
      Thực tế, bộ gậy golf hơn 10 cây (tối đa 14 cây) được thiết kế sẵn để
      đạt khoảng cách khác nhau với cùng một lực đánh. Vấn đề là bạn luôn
      phải chọn gậy phù hợp nhất, vì khoảng cách càng xa thì độ chính xác
      càng giảm, rủi ro càng tăng. Với chứng khoán, sử dụng đòn bẩy nợ (vốn
      vay) là cách thêm nhiên liệu phản lực để thành công nhanh, nhưng cũng
      là chiếc bẫy mỗi khi thị trường đổ dốc.

      Nếu
      trước mắt bạn là một rừng cây, hồ nước hay trùng điệp hố cát, bạn có
      thể chọn phương án mạo hiểm là cố gắng đánh thẳng lên green (khu vực cỏ
      mềm quanh lỗ golf) hay là mất thêm 1 gậy để đưa bóng ra nơi thoáng đãng
      thuận lợi trước khi kết thúc một cách an toàn. Các golfer có kinh
      nghiệm thường chọn giải pháp thứ 2, bởi bạn có thể sẽ sa lầy đến mức
      không còn tinh thần chiến đấu, nếu giải pháp mạo hiểm không thành công.

      Hãy dán mắt vào mục tiêu

      Bất
      cứ ai chơi golf cũng sẽ nói với bạn rằng, cú đánh golf là “cú đánh khó
      nhất trong thể thao”. Để đưa trái bóng đi chính xác vào lỗ, bạn phải
      tập trung hướng tới mục tiêu, dù không thấy được mục tiêu thật sự; bạn
      phải giữ bàn tay và cánh tay thoải mái, xoay thân như dải băng cao su
      giãn căng và bạn phải quất gậy sao cho trái bóng đạt vận tốc chính xác
      không quá 90 dặm một giờ, trong khi vừa phải tự ngăn mình không được
      đánh quá mạnh. Lời lẽ trên không hẳn là cảm nhận của người viết, chính
      Gary Hamel - một golfer và tác giả nhiều quyển sách về chiến lược kinh
      doanh đã chia sẻ như thế.

      Khi
      thực hiện một cú swing, golfer phải dán mắt (theo đúng nghĩa đen) vào
      trái banh trên mặt cỏ trong suốt quá trình thực hiện; từ động tác kéo
      gậy về phía sau chuẩn bị đánh, đưa gậy xuống tiếp xúc banh và sau đó là
      vung gậy hướng về mục tiêu. Ngay cả khi banh đã bắt đầu rời mặt đất bắn
      vào khoảng không, kỹ thuật chơi golf đòi hỏi người chơi tiếp tục dán
      mắt vào nơi quả banh từng nằm trên mặt đất (mục tiêu cũ) và chỉ nhìn
      theo trái bánh bay vun vút (mục tiêu mới) khi toàn bộ cơ thể đã ngừng
      chuyển động sau cú đánh. Không làm được như vậy, bạn không những không
      đạt được mục tiêu tốt đẹp gì ở phía trước mà còn đánh trật mục tiêu nằm
      bất động trên mặt đất trước mặt.

      Với
      TTCK, hãy xác định rõ một mục tiêu lợi nhuận cùng kế hoạch và kỷ luật
      để thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu bạn liên tục thay đổi mục
      tiêu, điều mà nhiều người lầm tưởng về hiệu quả mang lại của việc lướt
      sóng liên tục, bạn hãy hỏi kinh nghiệm của những nhà đầu tư sống sót
      sau 9 năm vùi dập của thị trường thì rõ. Tỷ phú Warren Buffett một khi
      đã nhắm được một cổ phiếu ưng ý thì mua và nắm giữ đến vài chục năm
      không buồn bán. Bạn lang thang làm chi cho đời mỏi mệt? Bạn có thấy
      những người được cho là giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam suốt ngày
      mua mua, bán bán hay không.

      Đừng để một con muỗi làm hỏng cú swing

      Một
      cuộc điện thoại có thể làm hỏng sự tập trung và vì thế golfer thường ở
      tình trạng mất tích khi đang cuốc đất ở trên sân. Một vấn đề làm bạn
      bực mình, lo lắng, khẩn trương… đều có thể khiến bạn hỏng be bét ở
      những golf còn lại. Đừng để một con muỗi làm hỏng cú swing của bạn, chỉ
      có bạn - 1 quả bóng và mục tiêu phía xa. Golf là một môn thể thao kỳ
      cục, khi tất cả những người trên sân đều tôn trọng người khác bằng cách
      tuyệt đối im lặng và tránh tầm mắt của đối thủ khi họ đang chuẩn bị
      đánh bóng.

      Vậy
      ai sẽ cho bạn biết bạn phải đánh trái bóng thế nào? Xin thưa, bạn chỉ
      nên hỏi chính mình. TTCK cũng thế, lời ong tiếng ve và những tin vịt
      thường chỉ làm bạn lạc khỏi mục tiêu, mua bán liên tục và sa lầy vào
      những chứng khoán mà bạn chẳng hiểu rõ. Nếu bạn không thể kiểm soát
      được danh mục đầu tư và ra hoạt động quá mức, nguy cơ phá sản ở rất gần.

      Chiến thắng chính mình

      Người
      ta ví những tổ chức đầu tư trên sàn chứng khoán như những loài thú ăn
      thịt (cá mập, *** sói..) và cảm thấy không công bằng khi chơi chung sân
      với họ. Golfer thường không có lý do để nghĩ như vậy. Một người mới
      chơi golf 3 tháng có thể cùng chơi chung, thậm chí thi đấu với một
      golfer có 20 năm cày cuốc. Lý do đơn giản rằng trong một lần chơi
      (không tính những giải thi đấu), người ta công nhận sự thắng thua của 2
      đầu thủ dựa trên thành tích của từng người so với thành tính trung bình
      của họ (điểm handicap). Handicap thể hiện trình độ golfer, handicap
      càng nhỏ càng thể hiện trình độ cao, với các golfer chuyên nghiệp thì
      handicap thường nhỏ hơn 10 và có thể bằng 0).


      dụ, một người có điểm handicap là + 30 (dương 30 gậy so với điểm gậy
      chuẩn) sẽ thắng nếu hôm đó họ về với thành tích + 28. Trong khi người
      về đích với + 11 gậy sẽ thua nếu handicap của họ là + 10. Vì thế, rất
      hiếm môn thể thao nào mà người ta có thể chơi với nhiều người hoặc chơi
      một mình như golf - trò chơi chiến thắng bản thân. Có lẽ nghệ thuật
      chơi golf và nghệ thuật đầu tư chứng khoán gặp nhau ở đây.

      Người
      ta chẳng vẫn nói lòng tham và nỗi sợ hãi là kẻ thù số một của dân chứng
      khoán đó sao. Muốn trở thành một nhà đầu tư nghiêm túc và thành đạt,
      bạn luôn phải chiến thắng chính mình. Muốn học nghệ thuật kiếm tiền nhờ
      chứng khoán, sao bạn không thử vác gậy ra sân và bắt đầu cuốc
      đất.

      Tâm Thiện (ĐTCK)

    2. #182
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      1,603
      Được cám ơn 60 lần trong 54 bài gởi

      Mặc định Re: Chứng khoán và golf



      [quote user="stockpro"]

      [h1]Chứng khoán và golf[/h1]

      [/quote]

      bài viết hay

    3. #183
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Dầu và kinh tế?



      [table] Dầu tiếp tục tăng giá trước những hy vọng hồi phục kinh tế
      VIT
      - Hôm thứ Sáu (14/8), dầu đã tăng giá hơn 1 USD một thùng nhờ những hy
      vọng rằng các nền kinh tế trên toàn cầu đang trên đường hồi phục và
      trong bối cảnh các phổ phiếu châu Á đầu phiên giao dịch cao hơn.
      [/table][table] Vào
      lúc 01:04 giờ GMT (8:04 sáng, giờ Việt Nam ), ngày 14/8/2009, giá dầu
      thô Mỹ giao tháng 9 tăng 1,06 USD/ thùng lên mức 71,58 USD/thùng.

      Gần
      đây, những tin tức kinh tế khả quan đã đẩy giá dầu thô lên trong bầu
      không khí cho rằng cuộc suy thoái đang tan dần và nhu cầu năng lượng sẽ
      tăng.

      Rick Muller, chủ nhiệm các thị trường dầu mỏ tại Tập
      đoàn Energy Security Analysis ở Wakefield, Masachusetts (Mỹ) phát biểu
      về khả năng tăng giá dầu: “Chừng nào tin tức còn khá tốt lành, giá dầu
      có thể tăng thêm. Tất nhiên, nếu chúng ta có báo cáo việc làm tiêu cực
      hay có đôi ngày thực sự tệ hại tại Phố Wall thì điều đó có thể thay đổi
      giá cả ngay trong chốc lát. Tuy nhiên, khi nào tin tức kinh tế còn khá
      khả quan thì giá dầu vẫn còn ‘khỏe’”.


      [url="http://www.reuters.com/article/hotStocksNews/idUSTRE56T3EA20090814?rpc=401&" target="_Blank" class="linkgoc">Nguồn tin 1-

    4. #184
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Học MBA để làm gì?



      Học MBA để làm gì?

      “Tôi
      xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa
      chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng
      trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã
      dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường.
      Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
      - Xin anh… cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
      Ăn mày rất thích kể lể.

      - Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ
      liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều
      tiền…
      - Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
      - Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.
      Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
      - Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
      Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
      Ông ta giảng giải:

      - Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi
      đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày
      khác.
      Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

      - Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy
      cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu
      thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ
      hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều
      kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay
      vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
      - …???

      - Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực
      thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người,
      nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện
      lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một
      nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng.
      Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao
      tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai
      là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
      Ông ta lấy giọng nói tiếp:


      - Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm
      khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng
      khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng
      này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi
      tôi không có đủ thời gian đểtìm vận may của mình với họ, tức là xin
      tiền họ.
      - Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.

      - Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như
      anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi
      tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ
      không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào
      phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm
      năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra
      cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách
      hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã
      có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có
      khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi
      ấy chứ!
      - Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
      - Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
      - Hả? Nhiều vậy sao?
      Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:

      - Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng
      từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một
      người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển
      giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng
      xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ
      thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
      Chiến
      lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu
      xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho
      tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành
      công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi
      để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay
      ngay sang mục tiêu bên cạnh.
      Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
      - Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.

      - Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ
      cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng
      trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
      Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.

      - Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một
      phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi
      xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
      Thôi
      cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái
      trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang
      đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi
      đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước
      thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu,
      nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời
      rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền,
      anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ
      thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất
      còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
      Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

      - Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
      Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.

      - Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra
      ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những
      người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai
      ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri
      thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên,
      những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới.
      Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?

      Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ
      gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất
      5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi
      nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

      Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn
      hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng
      hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là
      tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu
      nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay
      đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
      Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!

      - Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày
      khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là,
      chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
      Quá chuẩn!

      - Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc
      của mình mang lại.( Chỗ này sao giống Thầy Thiêm nói quá!!!) Lúc trời
      mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc
      ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.
      Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười
      vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một
      đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
      - Ối ông cũng có vợ con?

      - Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng
      Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười
      năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con
      tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh,
      Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố
      nó.
      Tôi buột miệng:
      - Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?


      (Copy tu blog Tacke)

    5. #185
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Học MBA để làm gì?



      Học MBA để làm gì?

      “Tôi
      xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa
      chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng
      trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã
      dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường.
      Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
      - Xin anh… cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
      Ăn mày rất thích kể lể.

      - Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ
      liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều
      tiền…
      - Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
      - Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.
      Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
      - Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
      Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
      Ông ta giảng giải:

      - Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi
      đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày
      khác.
      Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

      - Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy
      cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu
      thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ
      hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều
      kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay
      vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
      - …???

      - Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực
      thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người,
      nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện
      lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một
      nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng.
      Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao
      tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai
      là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
      Ông ta lấy giọng nói tiếp:


      - Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm
      khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng
      khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng
      này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi
      tôi không có đủ thời gian đểtìm vận may của mình với họ, tức là xin
      tiền họ.
      - Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.

      - Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như
      anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi
      tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ
      không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào
      phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm
      năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra
      cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách
      hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã
      có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có
      khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi
      ấy chứ!
      - Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
      - Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
      - Hả? Nhiều vậy sao?
      Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:

      - Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng
      từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một
      người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển
      giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng
      xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ
      thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
      Chiến
      lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu
      xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho
      tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành
      công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi
      để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay
      ngay sang mục tiêu bên cạnh.
      Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
      - Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.

      - Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ
      cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng
      trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
      Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.

      - Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một
      phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi
      xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
      Thôi
      cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái
      trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang
      đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi
      đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước
      thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu,
      nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời
      rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền,
      anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ
      thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất
      còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
      Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

      - Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
      Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.

      - Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra
      ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những
      người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai
      ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri
      thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên,
      những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới.
      Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?

      Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ
      gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất
      5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi
      nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

      Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn
      hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng
      hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là
      tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu
      nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay
      đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
      Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!

      - Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày
      khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là,
      chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
      Quá chuẩn!

      - Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc
      của mình mang lại.( Chỗ này sao giống Thầy Thiêm nói quá!!!) Lúc trời
      mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc
      ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.
      Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười
      vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một
      đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
      - Ối ông cũng có vợ con?

      - Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng
      Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười
      năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con
      tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh,
      Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố
      nó.
      Tôi buột miệng:
      - Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?


      (Copy tu blog Tacke)

    6. #186
      Ngày tham gia
      Apr 2009
      Bài viết
      84
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Học MBA để làm gì?

      [quote user="stockpro"]


      Học MBA để làm gì?

      “Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
      - Xin anh… cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
      Ăn mày rất thích kể lể.
      - Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…
      - Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
      - Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.
      Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
      - Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
      Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
      Ông ta giảng giải:
      - Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
      Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
      - Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
      - …???
      - Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
      Ông ta lấy giọng nói tiếp:

      - Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian đểtìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
      - Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.
      - Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
      - Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
      - Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
      - Hả? Nhiều vậy sao?
      Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
      - Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
      Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
      Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
      - Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
      - Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
      Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
      - Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
      Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
      Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

      - Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
      Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
      - Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
      Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
      Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
      Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
      - Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
      Quá chuẩn!
      - Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại.( Chỗ này sao giống Thầy Thiêm nói quá!!!) Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
      - Ối ông cũng có vợ con?
      - Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
      Tôi buột miệng:
      - Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?





      (Copy tu blog Tacke)[/quote]Cảm ơn Bác stock thật là biển cả mênh mông....

    7. #187
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Vietstock: Góc nhìn diễn biến TTCK Việt Nam qua PTKT




      [h1]Vietstock: Góc nhìn diễn biến TTCK Việt Nam qua PTKT[/h1]



      Thư mục: Bên lề Chứng khoán |




      Quan trọng



      [/i]

      Đăng ngày: Cách đây 18 phút





      Sáng thứ bảy
      trời trong xanh, tôi lướt nhanh qua những lô cốt đầy khói bụi và con
      đường ngổn ngang những đoạn chưa hoàn chỉnh để đến với hội thảo do
      vietstock tổ chức cho kịp giờ. Đến quán café K&K đúng 8h, tôi vội
      vàng bước lên lầu một để hội ngộ cùng các chuyên gia phân tích kỹ thuật
      của CLB PTKT vietstock, ngồi chờ nghe nhạc gần 1 giờ đồng hồ thì chương
      trình mới được khai mạc. Ông Dương Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty
      vietstock bước lên sân khấu tự giới thiệu và tuyên bố khai mạc buổi hội
      thảo trước sự chứng kiến của hơn 70 môn đồ phiá dưới, đâu đó có tiếng
      rì rầm khen ngợi ông Dương vì sự trẻ trung mà đã giữ chức vụ cao của
      một tổ chức có tiếng vang trong cộng đồng mạng.








      Diễn giả Sỹ Hà, đến từ CTCK Sacombank:



      Với màn giới
      thiệu khá tự tin so với gương mặt thư sinh và tuổi đời khá trẻ, Sỹ Hà
      đã tóm tắt các thời kỳ mà VNI đã trải qua và anh đã nhận định TTCK VN
      hiện nay theo 3 xu hướng: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Sỹ Hà đã
      trưng ra cho các tín đồ 1 cái đồ thị của VNI cùng với vô số những đường
      nét, công cụ, xanh đỏ tím vàng… Nhìn từ xa tôi tưởng đó là thứ gì đó mà
      Picaso đã để lại cho hậu thế. Sỹ Hà tự tin trong nhận định của mình,
      sau màn tóm tắt những gì diễn ra trong những năm về trước trên cơ sở lý
      luận qua đường trung bình giá EMA, thì Sỹ Hà bắt đầu đề cập đến mẫu
      hình sóng Elliott trong ngắn hạn, Sỹ Hà khẳng định chắc nịch thị trường
      hiện đang bước vào sóng 5 và maximum sẽ là 580 điểm và anh cho rằng
      sóng 5 sẽ kết thúc ở mức 540 điểm, hiện tại đây là giai đoạn cuối của
      sóng chủ… Và anh khuyên nhà đầu tư nên gia tăng tiền mặt trong lúc này,
      tức là bán bớt đi số cổ phiếu hiện mà các nhà đầu tư đang nắm giữ vì
      thị trường đang rất cận kề với mức 540…



      Một bô lão cỡ
      chừng 70 tuổi tự giới thiệu là nhà đầu tư trung thành của SBS, chính
      ông đã cùng Mr. Cường chinh chiến kể từ khi SBS mới ra đời. Ông đã xin
      chủ toạ có chút ý kiến: ông cho rằng các cao thủ PTKT “to mồm” ở phiá
      Bắc đã có nhận định và khuyến nghị nhà đầu tư hiện nay không mua vô
      cũng như không bán ra chứng khoán của mình, điều đó có mâu thuẫn không?
      Hôm trước SBS khuyến nghị thị trường đã kết thúc sóng 5, sao hôm nay
      “giáo sư” lại cho rằng sóng 5 chưa kết thúc, liệu có sự mâu thuẫn trong
      nhận định của SBS?.... Ông còn biện dẫn những tư vấn mà SBS đã khuyên
      nhóm của ông cứ nắm giữ cổ phiếu HPG trong khi nó cứ liên tục đi xuống…



      Sỹ Hà giải đáp,
      anh là người đã viết ra những báo cáo đó dựa trên sự thống nhất quan
      điểm, có chăng là sự hiểu lầm từ phiá người đọc. Ý anh muốn truyền tải
      đến quý nhà đầu tư là VNI đang đi vào điểm cuối cùng của sóng 5. Ông
      trưng ra danh mục 50 cổ phiếu mà SBS khuyến nghị mua bán và chỉ dẫn: có
      những cổ phiếu mà chúng tôi khuyên khách hàng mua bán đã đạt lợi nhuận
      cao nhất như PPC (hay BBC) đã đạt lợi nhuận hơn 80%, còn chỉ duy nhất
      có 1 mã là Hxx (tôi không nghe rõ) là phải cắt lỗ hơn 10%. Tôi cũng đã
      khuyên nhà đầu tư mua vào khi thị trường 525 điểm nhưng với mẫu hình
      sóng Elliott thì VNI sẽ đạt đỉnh 540 thì quý nhà đầu tư cũng lãi 5 đến
      10%...



      Diễn giả Lê Đạt Chí, đến từ trường ĐH Kinh Tế



      Tiếng vỗ tay rất
      nồng nhiệt từ phiá khán đài để chào đón diễn giả “đinh” của buổi hội
      thảo này , anh bước lên sân khấu với lời nói khá thân thiện: “Tôi muốn
      tìm cái gì mới hơn nhưng vì thị trường không có cái gì mới nên tôi nói
      lại những cái mà các bạn đã từng biết”. Anh nêu rõ quan niệm sóng
      Elliott của mình giống với Sỹ Hà. Anh giành phần lớn thời gian để chỉ
      ra những mẫu hình đã được hoàn thành trong quá khứ, các sóng nhỏ trong
      các sóng lớn tăng hay điều chỉnh. Anh cho rằng VNI hiện tại đã phá vỡ
      mẫu hình đảo chiều “tam giác mở rộng” hay là mẫu hình “cái loa” (mẫu
      hình này ở thị trường Mỹ đã xuất hiện 6 lần và đều đúng), Đạt Chí cho
      rằng TTCK VN sẽ đạt đỉnh sóng 5 ở mức 540 và sau đó sẽ có những sóng
      giảm và hình thành mẫu hình tam giác ở vùng giá 450 đến 480, lý do mà
      anh tin tưởng điều nhận định của mình có khả thi là khối lượng giao
      dịch tại vị trí “break” ra khỏi “cái loa” không đạt ở mức cao tương tự
      như những phiên kỷ lục 100 triệu cp; nơi bắt nguồn sóng 3, nghĩa là
      điều đó không thể tiêu hoá hết những nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ
      đi xuống? Căn cứ vào sự giao cắt của MA (100) và MA (200) anh đã đưa ra
      nhận định những nhà đầu tư dài hạn, tổ chức đã giải ngân rất mạnh khi
      thị trường ở mức 410 và hiện nay 2 đường này đang “loe” ra tức là khó
      có khả năng giảm sâu. Đạt Chí cũng cho rằng về mặt trung hạn (đồ thị
      tuần) thì VNI đang hình thành mẫu đầu vai đảo ngược…



      Diễn giả Thanh Duy, Giám đốc đầu tư qũy An Phúc:



      Trước khi đi vào
      phân tích VNI anh cũng đã chia sẻ PTKT chỉ là tương đối, việc chọn thời
      điểm mua bán cũng như những mã cổ phiếu để đầu tư đều phải do bản thân
      nhà đầu tư quyết định. PTKT chỉ nên tham khảo để giúp đỡ cho chúng ta
      tự tin hơn trong chiến lược kinh doanh của mình. Anh cũng bày tỏ sự
      đồng quan điểm của mình với Sỹ Hà và “thầy” Đạt Chí về việc VNI sẽ đạt
      đỉnh sóng 5 ở mức 540 điểm. Giống như 2 diễn giả trước, anh cũng giành
      phần lớn thời gian nói về những gì mà VNI đã trải qua trong mấy năm
      nay; trước và sau thời kỳ “tam đỉnh” hình thành trong 6 tháng. Anh cũng
      trưng ra những chỉ báo PSAR và của mình tự “build” để kiểm chứng những
      nhận định trên: xanh trên là tăng, đỏ trên là giảm?...



      Diễn giả Đạt, đến bộ phận PTKT của Vietstock:



      Với dáng vẻ của
      1 nghệ sỹ sân khấu, anh chia sẻ với những tín đồ công cụ “kiểm tra
      trend”, CMO và RMO gì đó tôi không thấy rõ. Anh nói công cụ này đã có
      lần Sỹ Hà trình bày và nay anh nói lại cho mọi người với cách sử dụng
      của anh để kiểm tra trend. Hiện tại trend của VNI vẫn là tăng vì CMO
      vẫn nằm trong vùng RMO và CMO dương.



      Phần thảo luận tự do của các tín đồ và diễn giả:



      Là sự tranh cãi
      quan điểm sóng Elliott giữa các môn đồ và Đạt Chí, có bạn cho là VNI đã
      hình thành xong mẫu sóng Elliott và cũng có bạn thể hiện quan điểm khác
      biệt với các diễn giả khi xác định các sóng Elliott tăng giảm trong quá
      khứ, quan điểm này đều được Đạt Chí thể hiện sự không đồng tình. Có tín
      đồ bên Bất Động Sản còn nghi ngờ tính chính xác của công cụ Fibonacci
      vì anh cho rằng nhà đầu tư Việt Nam chỉ quan tâm đến % lợi nhuận nên
      anh đề nghị thay đổi thang đo điểm số VNI thành % lợi nhuận, nếu như
      vậy thì Fibonacci không còn đúng nữa, anh Đạt Chí cho rằng Fibonacci
      vẫn đúng và đã được chứng minh hàng trăm năm nay? Có tín đồ không đồng
      tình với Đạt Chí là VNI đang hình thànhmẫu "đầu vai đảo ngược" mà cho
      rằng VNI đang hình thành mẫu "tách và tay cầm" mà anh đã nhận định bên
      CLB CK ACB hay ICB gì đấy tôi không nghe rõ. Một tín đồ khác đề xuất
      các diễn giả nên lôi ra 1 vài mã cổ phiếu cụ thể để phân tích thì được
      anh Đạt Chí phân trần là mình đã thoả thuận với ông Dương từ trước là
      hôm nay chỉ nói về VNI, hơn nữa chẳng may cổ phiếu anh phân tích nằm
      trong danh mục đầu tư sẽ làm cho mọi người hiểu lầm, anh sợ ảnh hưởng
      không tốt đến doanh nghiệp niên yết nếu anh phân tích cổ phiếu đó lên
      hay xuống và anh cũng lo ngại báo chí sẽ lên án ảnh hưởng đến danh
      tiếng của mình. Cuối cùng Đạt Chí khẳng
      định là PTKT sẽ không đúng với từng mã cổ phiếu cụ thể và đó cũng là
      lời cuối trong buổi hội thảo sáng nay.



      stockpro

    8. #188
      Ngày tham gia
      Sep 2006
      Bài viết
      1,025
      Được cám ơn 23 lần trong 16 bài gởi

      Mặc định Re: Vietstock: Góc nhìn diễn biến TTCK Việt Nam qua PTKT



      []

    9. #189
      Ngày tham gia
      Aug 2009
      Bài viết
      373
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Vietstock: Góc nhìn diễn biến TTCK Việt Nam qua PTKT



      CUỐI NĂM VỜNI SẼ LÀ BAO NHIÊU NHỈ [<)] [|-)]
      CON NGƯỜI CẦN HỌC MỘT CHỮ ..."NHẪN"

      ""Em yêu, đừng hỏi anh bây giờ anh buồn hay anh vui
      anh rất khó trả lời bởi vì anh buồn khi Vờni đỏ anh vui khi nó xanh..."

    10. #190
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Vietstock: Góc nhìn diễn biến TTCK Việt Nam qua PTKT




      Cầu dây văng hiện đại nhất TP HCM trước ngày thông xe


      Chỉ còn 11 ngày nữa cầu Phú Mỹ sẽ
      được thông xe. TPHCM đón mừng sự kiện quan trọng này vào dịp 2/9 bằng
      màn bắn pháo hoa hứa hẹn đặc biệt. VnExpress.net[/i] ghi lại cảnh cây cầu đang trong những công đoạn thi công cuối cùng.


      Việc hoàn tất xây dựng cầu Phú Mỹ cũng đánh dấu sự
      kiện lần đầu tiên một cây cầu ở TP HCM thông xe trước tiến độ 4 tháng.
      Cầu Phú Mỹ khi hoàn thành sẽ được xem như biểu tượng về công trình cầu
      của Sài Gòn.


      [table]




      Cầu Phú Mỹ bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 với quận 7, về cơ bản đã hoàn thành.
      [/table]
      [table]




      Toàn bộ mặt cầu đã hoàn tất. Cây cầu dài hơn 2 km, chưa kể 2 đường lên xuống cầu. Chiều rộng 27,5 m đủ cho 6 làn xe.
      [/table]
      [table]




      Hệ thống cáp được làm theo công nghệ dây
      văng tiên tiến nhất thế giới. thậm chí khi một dây cáp đứt, cầu vẫn an
      toàn. Biểu tượng hình chữ H được tạo cho TP HCM.
      [/table]
      [table]




      Hiện chỉ còn 50-70 công nhân còn thi
      công những công đoạn cuối cùng trên cầu trong tổng số gần 600 người
      trước đây. Ngày 2/9 cầu Phú Mỹ thông xe kỹ thuật. Ngày 9/9 cầu thông xe
      chính thức nhưng chỉ một phần đường nhánh bên phải được đưa vào sử dụng
      (vượt tiến độ 4 tháng). Còn đường nối chính khác phải cuối năm nay mới
      xong.
      [/table]
      [table]




      Phần đường nối phía quận 2 đang gấp rút hoàn thành.
      [/table]
      [table]




      Nút giao kết sẽ vượt đường Huỳnh Tấn
      Phát và nối vào đại lộ Nguyễn Văn Linh ở quận 7, tạo thành mối liên kết
      giao thông quan trọng khu vực này. Công trình hoàn thành sẽ đảm bảo lưu
      lượng 100.000 lượt xe qua lại mỗi ngày, rút ngắn khoảng cách từ quận 2
      qua quận 7 tới 10 km.
      [/table]
      Kiên Cường[/b]



    11. #191
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Những màn biểu diễn kinh hoàng tại Thái Lan



      Những màn biểu diễn kinh hoàng tại Thái Lan














      Đăng ngày: 10:04 19-08-2009





      Những màn biểu diễn “tự tra tấn” của các trạng đồng ở Thái Lan khiến
      cho bất cứ ai có dịp đi qua và dừng chân lại theo dõi đều phải cảm thấy
      rùng mình, “rợn tóc gáy”.


      Ở Thái Lan, Trạng Đồng không đơn giản chỉ là biểu diễn giải trí mà
      đó còn là một nghề nghiệp. “Tự tra tấn mình” ngoài những đặc điểm tương
      tự với hình thức “Mãi võ” trên phố ở Trung Hoa thời cổ, nó còn là
      phương tiện truyền thông hiệu quả và chuyên nghiệp. Hàng năm, Hội “Cửu
      hoàng trai thánh” ở thành phố Hat Yai (Thái Lan)- nơi diễn ra những
      hoạt động biểu diễn đều tập trung được rất nhiều Trạng Đồng tham dự đến
      từ hơn 40 ngôi đền lớn nhỏ trong vùng và thu hút được hơn 30.000 du
      khách đổ về tham dự.





      Trạng Đồng dùng phương pháp "tự tra tấn"để mua vui cho khách quan


      Trong lễ hội, vượt qua các những màn biểu diễn “Thần công du hành”,
      những màn biểu diễn rùng rợn cùng các vật dụng nguy hiểm như ăng ten
      vô tuyến, xe đạp, khung sắt nhọn... đều trở thành đạo cụ biểu diễn, phô
      trương năng lực thần công siêu viêt của các Trạng Đồng.





      Những màn biểu diễn khiến người xem "rợn tóc gáy"


      Hầu hết các Trạng Đồng đều còn rất trẻ và phần lớn trong số họ đều
      có những luyện tập từ khi còn rất nhỏ. Cả quá trình biểu diễn được
      người dân mê tín gọi là “Thần nhập” và kéo dài biểu diễn thì gọi là
      “Thần nâng đỡ”.





      Dùng nội công nhấc bổng cả chiếc xe đạp bằng miệng


      Ngoài ra, còn có rất nhiều phong cách “Tự tàn thế thần công”. Trong
      đó, Trạng Đồng sử dụng nhiều loại vũ khí, đạo cụ vô cùng sắc nhọn và
      nguy hiểm để thực hiện những màn biểu diễn khiến người xem phải “toát
      mồ hôi” như: Dùng dao sắc cạo khắp cơ thể, cạo lưỡi khiến cho toàn thân
      máu chảy ròng ròng; thậm chí có Trạng còn để người ném mình vào chảo
      dầu nóng mà vẫn bình an vô sự...Tất cả những biểu diễn này đều khiến
      người xem nhất loạt thán phục và càng tin tưởng hơn vào những sự kì bí
      thần thánh...
      [table]


      |

      [/table]


      Những màn biểu diễn rùng rợn của các Trạng Đồng





      Họđược thần thánh ban chonăng lực siêu phàm?





      Những lời đồn cho rằng, những trẻ em được thần linh chọn làm Trạng
      Đồng từ rất sớm. Sau đó sẽ phải trải qua một quá trình đào tạo cực khổ
      và tàn khốc. Những màn biểu diễn rùng rợn được khán giả trầm trồ ca
      ngợi sau này, khởi đầu là những buổi tập luyện mang tính “tra tấn” với
      các em nhỏ. Vì một lẽ đơn giản rằng, xã hội còn những người tin vào
      truyền thuyết và những sức mạnh thần kì, vì thế mà các Trạng Đồng vẫn
      phải tồn tại để duy trì và bảo vệ “niềm tin đó”.HChâu

    12. #192
      Ngày tham gia
      Apr 2008
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      25
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: Vietstock: Góc nhìn diễn biến TTCK Việt Nam qua PTKT

      Bác Stockpro cũng quan tâm cầu Phú Mỹ hả? Có tiền làm mấy miếng bên Thạnh Mỹ Lợi đi bác, trên bản đồ quy hoạch không gian và mặt bằng giá hiện nay thì vị trí của nó rất đẹp.


    13. #193
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Tình trạng xấu lại tiếp diễn trên TTCK VN?



      [quote user="trongthinhxd"]

      Bác Stockpro cũng quan tâm cầu Phú Mỹ hả? Có tiền làm mấy miếng bên Thạnh Mỹ Lợi đi bác, trên bản đồ quy hoạch không gian và mặt bằng giá hiện nay thì vị trí của nó rất đẹp.[/quote] Tình trạng xấu lại tiếp diễn trên TTCK VN?


      Hiện nay tình trạng
      "cướp hàng" trên TTCK VN xảy ra rất phổ biến, một số nhà đầu tư có tâm
      lý yếu đã liên tục bị bọn lừa đảo cướp lấy hàng. Chính vì thế chúng tôi
      kêu gọi mọi người nên cảnh giác cao độ với bọn bất lương này. Ai thấy
      những trường hợp này nên báo cho cơ quan chức năng gần nhất hay chí ít
      thì cũng thông báo cùng anh em biết để đề phòng.
      Ban phòng chống tội phạm (đã ký)

    14. #194
      Ngày tham gia
      Apr 2008
      Đang ở
      HCM
      Bài viết
      25
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Re: Tình trạng xấu lại tiếp diễn trên TTCK VN?

      Bác có bị sao không vậy? Em có làm gì để bác ghép em vào nhóm " Tội phạm cướp hàng". Em là em rất ngưỡng mộ bác, nên thông tin bên lề vậy thôi. Oan gia.


    15. #195
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Thủ thiêm ơi, rất gần rồi!



      [quote user="trongthinhxd"]

      Bác có bị sao không vậy? Em có làm gì để bác ghép em vào nhóm " Tội phạm cướp hàng". Em là em rất ngưỡng mộ bác, nên thông tin bên lề vậy thôi. Oan gia.[/quote]

      Cận cảnh hầm vượt sông Sài Gòn lớn nhất Đông Nam Á


      Hầm Thủ Thiêm, hầm vượt sông đầu tiên của VN và lớn
      nhất khu vực đang dần thành hình. Vết rạn của 4 đốt hầm dìm đang được
      sửa chữa. VnExpress.net [/i]ghi lại những hình ảnh đường hầm vào ngày 18/8.
      > Hàng loạt vết nứt ở 4 đốt hầm Thủ Thiêm


      [table]




      Đường dẫn vào hầm Thủ Thiêm ở phía quận
      1 gồm 2 cửa hầm đang dần hình thành. Chiều dày bêtông phần nóc 1m15,
      tường giữa dày 0,8 m, tường ngoài dày 1m, tường lối thoát hiểm dày 0,5
      m để đảm bảo tuổi thọ công trình đạt 100 năm. Đây là một trong những
      hạng mục của dự án Đại lộ Đông Tây.
      [/table]
      [table]




      Hầm đang tiến thẳng ra sông Sài Gòn để
      chuẩn bị đi chìm dưới lòng sông. Độ dốc của hầm là 4%, hầm không cho
      phép xe đạp, người đi bộ và xe thô sơ đi qua. Đoạn dìm dưới sông sẽ sâu
      xấp xỉ 14 m so với mặt nước. Sau khi hoàn thành, hầm sẽ mang dáng dấp
      "chiếc võng" khổng lồ ôm trọn lòng sông.
      [/table]
      [table]




      Bên mỗi bờ phía quận 1 và quận 2 đều có
      tháp thông gió (tòa nhà màu trắng). Nhiệm vụ của tháp này là cung cấp
      không khí trong lành cho không gian dưới hầm.
      [/table]
      [table]




      Hệ thống lọc không khí trong tháp thông gió.
      [/table]
      [table]




      Trong đường dẫn, hai bên thành đường dẫn này sẽ được ép nhôm.
      [/table]
      [table]




      Cứ cách 40 m trong đường dẫn lẫn hầm dìm
      sẽ có một cửa thoát hiểm cũng như hộp chữa cháy đề phòng sự cố xảy ra.
      Trong hầm cũng có lắp camera quan sát.
      [/table]
      [table]




      Lối thoát hiểm rộng 2m trong mỗi đường dẫn.
      [/table]
      [table]




      Sau khi đã đi vào đường dẫn, hầm Thủ
      Thiêm sẽ vượt sông Sài Gòn bằng 4 đốt hầm dìm. Hiện 4 đốt hầm này được
      đúc tại bể đúc Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai. Sau khi đúc xong, 4 đốt này
      được lai dắt khoảng 20 km về khu vực sông Sài Gòn. Dự kiến tháng 2/2010
      bắt đầu lai dắt đốt đầu tiên.
      [/table]
      [table]




      Mỗi đốt khi đánh dìm xuống sông Sài Gòn
      sẽ mất 1 tháng. Dự kiến tháng 6 năm sau sẽ hoàn tất giai đoạn chìm 4
      đốt hầm Thủ Thiêm. Bên trong hầm sau đó sẽ được trang bị hệ thống chiếu
      sáng và các hệ thống khác trước khi cho xe lưu thông. Tốc độ lưu thông
      tối đa trong hầm là 60 km mỗi giờ.
      [/table]
      [table]




      Tháng 8 năm ngoái, hầm Thủ Thiêm bị phát hiện có hàng
      loạt vết nứt trên nóc hầm và hai bên tường. Hiện, công tác khắc phục
      bằng keo chuyên biệt, cộng thêm các thử nghiệm khắt khe, Ban quản lý dự
      án Đại lộ Đông Tây đảm bảo hầm tuyệt đối an toàn. Các vết rạn trên nóc
      đốt hầm số 1 đã được khắc phục.
      [/table]
      [table]




      Các vết rạn 2 bên tường cũng đang được theo dõi chặt
      chẽ. Ban quản lý dự án cho biết, đốt 1-4 đã hoàn thành sửa chữa, trong
      tuần này sẽ kết thúc sửa đốt 2. Dự kiến cuối tháng kết thúc hoàn toàn
      việc khắc phục đốt 3. Dự kiến tháng 10/2010 toàn bộ công tác dìm hầm,
      trang bị hệ thống chiếu sáng và an ninh bên trong sẽ được hoàn thiện.
      Hiện chưa xác định thời điểm chính thức thông xe hầm Thủ Thiêm.
      [/table]
      Kiên Cường[/b]



    16. #196
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      28
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Thủ thiêm ơi, rất gần rồi!



      cuc ku ! DPM ! 21/08/09
      Từng bước làm chủ metastock: http://www.mediafire.com/?mkmowjwkndy

    17. #197
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định

      Các bạn nhớ đón đọc bài phân tích đồ thị VNIndex của "stockpro" trong tuần này nhé!

      Xin cảm ơn

    18. #198
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi stockpro Xem bài viết
      Các bạn nhớ đón đọc bài phân tích đồ thị VNIndex của "stockpro" trong tuần này nhé!

      Xin cảm ơn
      Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế
      Linh Vũ
      Thể thao văn hóa & đàn ông

      Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế.

      Khủng hoảng tài chính

      Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với cung tiền. Nhu cầu về tiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài gây ra sức ép đối với hệ thống Ngân hàng và thị trường tài chính, khiến cho hệ thống Ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Khi điều này xảy ra thì nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, thất nghiệp tăng và phải trải qua một thời kỳ khó khăn để có thể điều chỉnh. Trong kinh tế thế giới hiện đại, tính lây lan (contagion) của khủng hoảng tài chính cũng là một hiện tượng thường thấy. Khủng hoảng tài chính cũng thường đi kèm với suy thoái kinh tế kéo dài.

      Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra các giả thuyết khác nhau lý giải nguyên nhân khủng hoảng tài chính và các giải pháp cần thiết nhưng nói chung vẫn chưa có được một sự thống nhất ý kiến. Trong một mô hình đơn giản tại một nền kinh tế đóng, có thể hình dung con đường dẫn tới khủng hoảng như sau. Khi kinh tế tăng trưởng và lợi nhuận tăng, các hãng tin rằng lợi nhuận kỳ vọng sẽ cao và họ có thể trả được nợ không khó khăn gì. Các hãng tăng cường vay nợ để đầu tư và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Về phía các Ngân hàng, họ cũng tin rằng họ sẽ thu lại được vốn vay nên tiếp tục cho vay mà ít quan tâm tới hiệu quả đầu tư của các hãng.

      Quá trình đó diễn ra theo hình xoắn ốc mà các nhà kinh tế coi là phương án Ponzi (Ponzi scheme). Kết quả là các khoản đầu tư ngày càng rủi ro và ít có lãi - ví dụ các khoản đầu tư có tính đầu cơ vào thị trường bất động sản - cho tới khi một số hãng phá sản và không trả được nợ, kéo theo khủng hoảng thanh toán cho các Ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế mở thì con đường dẫn tới khủng hoảng tài chính còn phức tạp hơn trong đó vai trò của chính sách tỉ giá hối đoái, các khoản đầu tư vốn ngắn hạn, hiệu ứng tâm lý đám dông, ảnh hưởng lây lan từ các nền kinh tế khác… đóng góp khiến các quốc gia càng trở nên dễ bị tác động bởi khủng hoảng tài chính.

      Vượt qua khủng hoảng lài chính và suy thoái kinh tế - kinh nghiệm các nước.

      Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua xảy ra ở Châu Ávào năm 1997 và kéo dài cho tới năm 1999 mới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục kinh tế ở các quốc gia bị ảnh hưởng. Điểm đặc biệt của cuộc khủng hoảng này là ở tính lây lan nhanh chóng của nó. Không mất nhiều thời gian từ khi khủng hoảng xảy ra ở Thái Lan vào mùa hè năm 1997 cho tới khi nó nhanh chóng trở thành một hiện tượng lây lan loàn cầu ở các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á và cả ở những châu lục khác như Nga và Mỹ Latinh. Tại Thái Lan, khủng hoảng xảy ra khi đồng baht của Thái Lan bị đổ vỡ sau quyết định thả nổi tỷ giá hối đoái của Chính phủ Thái Lan sau một thời gian dài "neo" đồng baht với đồng đôla Mỹ để khuyến khích xuất khẩu (do tỷ giá hối đoái ổn định và có lợi cho các nhà xuất khẩu).

      Thời gian trước khi xảy ra khủng hoảng, Thái Lan đã vay nợ nước ngoài rất nhiều với nhiều khoản đầu tư thiếu hiệu quả trên thị trường bất động sản và tăng trưởng dựa trên những nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Dự đoán trước khả năng kinh tế Thái Lan sụp đổ, các nhà đầu tư ngắn hạn nước ngoài nhanh chóng rút các khoản vốn ra khỏi nước này khiến hệ thống tài chính - tiền tệ của Thái Lan càng nhanh chóng sụp đổ. Đồng baht mất giá nhanh chóng khiến thu nhập từ xuất khẩu giảm mạnh trong khi gánh nặng nợ nước ngoài tăng trầm trọng. Các quốc gia khác trong khu vực cũng chịu ảnh hưởng lây lan khi các nhà đầu tư rút vốn ở các thị trường này, khiến cho thị trường chứng khoán và tỷ hối đoái đều tụt dốc không phanh, ảnh hưởng nặng nề nhất ngoài Thái Lan là Indonesia, Hàn Quốc, và trong chừng mực ít hơn là Malaysia, Hong Kong và Philippines.

      Thái Lan và Hàn Quốc với hỗ trợ của IMF

      Để đối phó với khủng hoảng, Thái Lan kêu gọi sự giúp đỡ của các Tổ chức tài chính quốc tế Tháng 8/1997, IMF cứu viện Thái Lan bằng hai gói hỗ trợ kinh tế với giá trị hơn 20 tỉ đôla với các điều kiện như thông qua luật quy định phá sản, tái tổ chức và cấu trúc Công ty, thiết lập các khung giám sát mạnh mẽ hơn đối với Ngân hàng và các Tổ chức tài chính. Thái Lan thực hiện các yêu cầu này và trải qua một qúa trình cực nhọc trong khôi phục kinh tế. Nước này tiến hành những cải cách quan trọng trong hệ thống Ngân hàng tài chính. Như tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng lên tới 45% vào năm 1998 thì năm 2006, tỷ lệ này chỉ chừng 3 - 4% (số liệu của IMF). Tuy nhiên chính sách khắc khổ dựa trên cơ sở những lời khuyên của IMF gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong người dân trước tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế lan tràn. Năm 2001, Thủ tướng mới Thaksin đắc cử đưa ra hàng loạt các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nội địa, đồng thời giảm sự phụ thuộc và các nguồn vốn và thương mại nước ngoài. Những chính sách này được biết đến với cái tên Thaksinomifcs đã góp phần đưa Thái Lan hồi phục và tăng trưởng kinh tế trở lại trong giai đoạn 2002 - 2004. Tuy nhiên từ năm 2005, dưới áp lực của giá dầu cao và các khó khăn khác như hạn hán, lũ lụt và bất ổn chính trị, nền kinh tế Thái Lan lại gặp lại những khó khăn trong tăng trưởng kinh tế cho tới nay, nhất là sau vụ đảo chính quân sự Thủ tướng Thaksin năm 2006.

      Tương tự Thái Lan, Hàn Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính và đã nhờ sự giúp đỡ của IMF. Nhưng khác với Thái Lan, các nền tảng kinh tế của Hàn Quốc khá vững chắc và không xảy ra hiện tượng bong bóng bất động sản với các khoản đầu cơ ngắn hạn như ở Thái Lan. Hàn Quốc cũng có những khó khăn của riêng mình đó là ở sự thiếu hiệu quả và đầu tư tràn lan sang nhiều ngành nghề khác nhau của tác chaebol - các Tập đoàn công nghiệp tài chính ở nước này dẫn tới tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu không xảy ra khủng hoảng ở Thái Lan và ảnh hưởng lan tràn tới khu vực thì có lẽ Hàn Quốc đã không rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề như vậy. Sau khi Thái Lan xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vôn khỏi khu vực, trong đó có Hàn Quốc khiến thị trường chứng khoán sụt thê thảm và nhiều Công ty phá sản. Chính phủ Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng bằng cách để đồng Won xuống giá một nửa (từ 1700 won cho một đôla xuống còn 800 won cho một đôla) và chấp nhận gói viện trợ gần 60 tỷ đôla của IMF.

      Chính quyền của Tổng thống Kim Dae Jung lên cầm quyền năm 1998 trong thời điểm khủng hoảng và đã tiến hành các cải cách kinh tế mạnh mẽ hướng tới một nền kinh tế mở, có tính thị trường, cắt bỏ các khoản trợ cấp dưới một hình thức cho các Tập đoàn chaebol. Quan trọng trong các hệ thống chính sách này có thể kể đến việc tái cấu trúc các Tập đoàn này theo hướng lập trung vào những ngành kinh doanh hiệu quả và bán lại các lĩnh vực kinh doanh thiếu hiệu quả cho các Công ty khác cả trong nước và nước ngoài, giải thể các Tập đoàn làm ăn thua lỗ (trong đó có cả Tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc là Daewoo), đóng cửa các Ngân hàng thiếu hiệu quả. Sự uyển chuyển trong việc phối hợp hành động với các tổ chức quốc tế đồng thời khuyến khích nhân dân cùng chịu đựng khó khăn như các thỏa thuận với công đoàn cho phép giới chủ thải hồi bớt lao động… cũng góp phần đưa nước này nhanh chóng hồi phục. Hai năm sau khi khủng hoảng xảy ra, Tổng thống Kim Dae-Jung tuyên bố khủng hoảng đã kết thúc vào tháng 12/1999. Tăng trưởng kinh tế đạt 10% năm 1999 và 9% năm 2000 và ở mức ổn định đáng kể 5 - 6% trong thời gian gần đây. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần so với thời điểm năm 1997.

      Trong vài chục năm trước đây, khủng hoảng tài chính thường ở dưới hình thức khủng hoảng hệ thống Ngân hàng (banking crisis). Tuy nhiên, kể từ khi hệ thống tỉ giá hối đoái cố định giữa các nước phát triển theo hiệp ước Bretton-Wood không còn được áp dụng thì nhiều cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra dưới hình thức khủng hoảng tiền tệ (curency crisis), trong đó có sự suy giảm nghiêm trọng giá trị đồng nội tệ, ví dụ Mexico 1994, Đông và Đông Nam Á 1997-1998.

      Cách thức các quốc gia đối phó với khủng hoảng và suy thoái không phải lúc nào cũng như nhau, và với cùng một tập hợp biện pháp, hiệu quả có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.

    19. #199
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định

      Malaysia và các biện pháp kiểm soát vốn

      Nếu như Thái Lan và Hàn Quốc ứng xử với khủng hoảng bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ của IMF và tiến hành các biện pháp được IMF khuyến khích thì Malaysia lại hành động không theo thông lệ. Khi khủng hoảng bắt đầu lan ra, Malaysia là một trong những nước bị hiệu ứng "lây lan" tác động mạnh nhất. Thị trường chứng khoán Kham Lumpur giảm từ 1300 điểm xuống còn 400 điểm chỉ trong vài tuần, trong khi đồng ringgit của Malaysia cũng sụt giá từ mức 2,5 ringgit một đôla xuống mức 4,8 ringgit một đôla. Thay vì thả nổi đồng liền và kêu gọi sự giúp đỡ của IMF (cùng các điều kiện bắt buộc đi kèm) như ở Thái Lan, Hàn Quốc, và Indonesia, Malaysia quyết định cố định đồng ringgit với đồng đôla theo tỷ giá 3,8 ringgit cho một đôla, đồng thời cấm chuyển vốn ra nước ngoài trong một thời hạn nhất định, và từ chối viện trợ của IMF. Các hiện pháp này có lẽ đã giúp Malaysia tránh rơi vào tình trạng tụt dốc không phanh như ở các nước láng giềng. Tuy vậy GDP của Malaysia cũng giảm mạnh 7,% vào năm 1998 dù trong năm 1999, tăng trưởng đã trở lại với mức 5,6%. Cùng với các biện pháp kiểm soát vốn và cố định tỷ giá, chính phủ Malaysia tiến hành những chương trình chi tiêu rất lớn trong các năm sau đấy để khuyến khích hồi phục kinh tế. Song song với các biện pháp vĩ mô nói trên, Malaysia cũng tiến hành cải cách doanh nghiệp và hệ thống lài chính, tăng cường giám sát các Ngân hàng. Cho tới năm 2005, Malaysia bãi bỏ chính sách tỷ giá cố định để theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. Trước đó các chính sách kiểm soát vốn cũng đã được dỡ bỏ. Tới thời điểm hiện nay, kinh tế Malaysia tỏ ra khá ổn định và lành mạnh trong việc hấp thụ các khó khăn của nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.

      Khủng hoảng DOT-COM và khủng hoảng nhà ở tại Mỹ

      Cuộc sụp đổ bong bóng dot-com ở Mỹ năm 2000 lại là một cuộc khủng hoảng xảy ra do cơn sốt trên thị trường chứng khoán với các Công ty kinh doanh trên Internet thường được gọi chung là các Công ty dot-com. Cổ phiếu của các Công ty này thường do các Công ty vốn mạo hiểm (tiếng Anh gọi là venture capitalist) đầu tư. Trước tình hình thành công mau chóng của một số Công ty kinh doanh trên Internet như yahoo, Google, Amazon… đã tạo thành làn sóng đầu tư vào các Công ty dot-com, khiến cổ phiếu các Công ty này tăng với tốc độ chóng mặt và các nhà đầu tư vốn trở nên thiếu thận trọng trong việc lựa chọn nơi đầu tư vốn. Ngày 10/3/2000, bong bóng dot-com ở đỉnh cao thị chỉ số tổng hợp NASDAQ lên tới 5048 điểm, tăng hơn hai lần so với một năm trước đó. Ngay ngày thứ hai tuần sau đó xảy ra sự bán tống cổ phiếu với trị giá hàng tỷ đôla từ các đại Công ty như Cisco, IBM, Dell… khiến cho cả thị trường chao đảo và gây ra chuỗi dây chuyền bán tháo trong các nhà đầu tư. Đến ngày 15/3/2000 thì chỉ số NASDAQ chỉ còn 4580 điểm. Quá trình đi xuống này diễn ra liên tục và cho tới năm 2001 thì bong bóng xịt hẳn và rất nhiều Công ty dot- com phá sản. Cuộc khủng hoảng dot-com dẫn tới suy thoái kinh tế ở Mỹ trong một thời gian ngắn (quý I năm 2000 khi cú xịt dot- com bắt đầu xảy ra, quý I và quý III năm 2001).

      Nhưng khi khủng hoảng dot-com kết thúc thì cũng là lúc châm ngòi cho một bong bóng mới - bong bóng bất động sản ở Mỹ như là một lối ra cho các nhà đầu tư. Bong bóng này diễn ra từ năm 2001- khi bong bóng dot-com đang vỡ - cho tới khi xảy ra khủng hoảng bất động sản vào năm 2007. Bong bóng bất động sản và năm 2008 đã châm ngòi cho việc nước Mỹ bước vào suy thoái từ quý I năm 2008 và có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm nay.

      Đối phó với khủng hoảng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên lục cắt giảm lãi suất và hỗ trợ thanh khoản cho các Ngân hàng qua các nghiệp vụ thị trường mở, và cho các Ngân hàng vay ngắn hạn nhằm bảo đảm sự tiếp tục hoạt động của hệ thống Ngân hàng, tránh khả năng một cuộc đổ vỡ trong hệ thống tài chính. Gần đây, tháng 3/2008, Fed cũng hỗ trợ vốn và đứng ra bảo đảm để Công ty tài chính J.P.Morgan Chase mua lại Bear Steams, một tổ chức tài chính sở hữu nhiều chứng khoán cầm cố bất động sản, để tránh việc bán tháo các chứng khoán bất động sản và sự sụp đổ hoàn toàn thị trường này. Chính phủ Bush cũng đưa ra các biện pháp để hỗ trợ những người vay tiền mua nhà nhằm giảm bớt số trường hợp nhiều người mua nhà không thể trả được nợ Ngân hàng. Trong phạm vi cả nền kinh tế, Chính phủ Bush đưa ra gói chính sách kinh tế với giá tỷ đôla nhằm khuyến khích tăng trượt tế và đưa nước Mỹ ra khỏi tình trạng thoái hiện nay.

      Như vậy, trong khủng hoảng tài Châu Á, Thái Lan và Hàn Quốc có các phản ứng chính sách tương tự nhau nhưng kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng hơn hẳn Thái Lan do các điều kiện kinh tế ban đầu của nước này vững vàng hơn nhiều, và cũng do nước này có sự ổn định chính trị và nhất trí trong toàn dân cao hơn Thái Lan. Trong khi đó, Malaysia lại có những biện pháp đối phó khác hẳn các nước khác, khi tự tách mình ra khỏi hệ thống tài chính thế giới trong một thời gian, nhằm tạo ra cho nền kinh tế một "khoảng nghỉ" để có thể tiến hành các cải cách kinh tế cần thiết. Biện pháp này được một số nhà kinh tế đánh giá cao, chẳng hạn như nhà kinh tế được giải Nobel Joseph Stiglitz, nhưng cũng khiến nước này bị giới đầu tư thế giới dè chừng, e ngại hơn. Nhưng điểm chung nhất trong các biện pháp ứng phó của các quốc gia trước khủng hoảng có lẽ là ở sự rà soát kỹ càng hệ thống tài chính, lành mạnh hóa hệ thống này để chúng có thể ứng phó được với những biến động không đáng mong muốn của thị trường.

      Nguồn: Thể thao văn hóa & đàn ông

    20. #200
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,485
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định

      Khi ICV rời khỏi VN?

      Trong lý thuyết của casino, kẻ thua bạc rời khỏi sòng thì đó là cái may mắn cho người chủ sòng bạc, các con bạc còn lại có tỷ lệ cơ hội thắng bạc lớn tăng lên. Tương tự như thế kẻ thua cuộc ở TTCK Việt Nam ra đi là chúng đang bán phần lỗ của mình cho người khác tức là nếu chúng ta đầu tư ngay tại thời điểm này thì chúng ta đã triệt tiêu phần rủi ro của thằng thua cuộc bỏ ra đi.

      Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 10-05-2007, 03:04 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình