THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN




Thứ bảy, 26-07-2008

Cần nới room cho cổ phiếu ngân hàng


Nhà đầu tư nước ngoài cần mua cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết nhưng hết room. Trong ảnh: Giao dịch tại ACB. Ảnh: H. Thúy
Chủ
sở hữu của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần là tư nhân, vì vậy
Chính phủ không nên áp đặt room hạn hẹp như hiện tại, mà nên từng bước
cho nới rộng room và tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc
quyết định bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

Mặc
dù vẫn làm ăn phát đạt, lợi nhuận tăng trưởng đều, nhưng trên thị
trường giá nhiều mã cổ phiếu ngân hàng đã rẻ hơn mệnh giá, thấp hơn giá
trị sổ sách. Trong khi nhà đầu tư nội coi rẻ cổ phiếu “vua” như vậy,
thì người nước ngoài lại cần mua với giá cao gấp nhiều lần mệnh giá
nhưng họ không được phép mua nhiều. Room (tỉ lệ giới hạn cho nhà đầu tư
nước ngoài nắm giữ cổ phần tại ngân hàng thương mại - NHTM) tối đa chỉ
được 30%, trong khi các ngành nghề khác là 49%. Room ngân hàng khống
chế hẹp như vậy đang gây ra hệ lụy xấu cho các nhà đầu tư vào cổ phiếu
“vua”.

Những kiến nghị bức xúc

Trước
tình hình ảm đạm đó, cách nay hơn một tháng, Hiệp hội Các nhà đầu tư
tài chính Việt Nam (VAFI) đã kiến nghị lên Chính phủ cho nới thêm room
ngân hàng từ 30% lên 37%. Nhưng kiến nghị đó đến nay vẫn chưa được đáp
ứng. Vì vậy, đến nay giá cổ phiếu hai ngân hàng niêm yết trên sàn đã và
đang rớt thê thảm, nhà đầu tư nước ngoài muốn mua thêm nhưng vì đã hết
room từ nhiều năm nay nên họ phải bó tay, càng làm cho thị trường chứng
khoán thêm ảm đạm.

Bức
xúc trước tình hình đóng băng của thị trường cổ phiếu “vua”, tuần trước
VAFI lại tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho phép các NHTM hội đủ điều
kiện được chủ động bán 5%/vốn điều lệ (nằm trong room 30%) mà không cần
xin phép Ngân hàng Nhà nước. Theo quan điểm của VAFI, hiện tại cổ phiếu
“vua” đang được cầm cố nhiều nhất nên nếu giải pháp này được chấp thuận
thì sẽ có nhiều ngân hàng dùng vốn thặng dư mua lại số cổ phiếu cầm cố
hoặc cổ phiếu trôi nổi, rồi sau đó sẽ bán lại cho nhà đầu tư nước
ngoài. Giải pháp này có thể chỉ áp dụng tạm thời trong 1 – 2 năm, sẽ
giúp giải tỏa số lượng cổ phiếu “vua” đang cầm cố, giúp các NHTM thu
hồi vốn để kinh doanh, tạo thanh khoản và tăng nhiệt cho thị trường. Vì
bán cho nước ngoài với giá cao nên sẽ giúp các NHTM có thêm khoản lợi
nhuận khá lớn.

Hợp tác tốt hơn đối đầu

Theo
tiến trình hội nhập WTO, sau một thời gian nữa nước ngoài sẽ được thành
lập NHTM 100% vốn tại VN. Khi đó đối tác nước ngoài sẽ trở thành đối
thủ nên hoạt động ngân hàng sẽ diễn ra cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều NHTM của VN không trụ
vững, sẽ kinh doanh thua lỗ, dẫn đến suy sụp. Lúc đó, để vớt vát phần
nào giá trị buộc ngân hàng phải bán lại “cái xác” của mình cho nước
ngoài hoặc đối tác nào đó với giá rẻ mạt. Để tăng thêm năng lực cạnh
tranh, ngay từ bây giờ các NHTM cổ phần đang hướng đến hợp tác với nước
ngoài thông qua việc bán cổ phần.

Theo
quan điểm của nhiều chuyên gia, do chủ sở hữu của hầu hết các NHTM cổ
phần là tư nhân, vì vậy Chính phủ không nên áp đặt hạn mức room hẹp như
hiện tại, mà nên từng bước nới rộng room và tăng quyền tự chủ cho doanh
nghiệp trong việc quyết định bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Khi
đã nắm giữ được tỉ lệ vốn khá cao tại các NHTM thì nước ngoài không còn
muốn thành lập NHTM 100% vốn tại VN. Như vậy, hai đối thủ sẽ trở thành
đối tác, cùng hợp lực với nhau để phát triển kinh doanh nên chất lượng
hoạt động của ngân hàng sẽ tốt hơn, môi trường cạnh tranh đỡ khốc liệt
hơn.



Vụ
mở room này nhiều tin đồn quá, không có lửa làm sao có khói....Có tin
đồn tăng giá xăng, xăng đã tăng giá. Chắc chắn sẽ mở room cho Ngân
hàng...vấn đề là bao giờ, hảy bảo trọng!