Kinh doanh Vàng và Forex trực tuyến - Tin tài chính cập nhật thường xuyên
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 4 5 6
    Kết quả 101 đến 114 của 114
    1. #101
      fxpro
      Guest

      Mặc định Đồng yên lên giá khi lo ngại về triển vọng kinh tế trở lại

      [h1]Đồng yên tăng giá so với euro, đồng rand của Nam
      Phi và đô la Úc sau khi Bộ trưởng Tài chính châu Âu nhận xét rủi ro đối
      với đà phục hồi đối với kinh tế vẫn còn.[/h1]

      Nhu
      cầu đối với đồng yên như một loại công cụ đầu tư an toàn tăng lên.

      Đồng
      yên tăng giá so với 13/16 loại tiền tệ lớn sau khi Bộ trưởng Tài chính Lucxembourg
      trong buổi họp gần đây của khu vực đồng tiền chung châu Âu nhận xét: “Chúng ta
      vẫn đang ở tâm điểm của khủng hoảng.’

      Đồng
      euro hạ giá đến ngày thứ 4 liên tiếp so với đồng yên.

      Tại
      thị trường Tokyo ngày hôm nay, đồng yên tăng lên mức 133,17 yên/euro tính đến
      12h rưỡi sáng tại thị trường này, mức đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua tại
      thị trường New York là 133,34 yên/USD.

      Đồng
      yên tăng giá 0,6% so với đồng rand của Nam Phi và giao dịch ở mức 11,9479
      yên/rand, đồng yên tăng giá 0,2% so với đồng đô la Úc lên mức 75,94 yên/đô la
      Úc. Đồng yên Nhật giao dịch với USD ở mức 95,36 yên/USD từ mức 95,35 yên/USD.
      Đồng euro giao dịch với USD ở mức 1,3964USD/euro từ mức 1,3984USD/euro.

      Các
      chuyên gia dự đoán đồng yên có thể tăng lên mức 132,50 yên/euro và 94,60
      yên/USD trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Đồng yên thường mạnh lên trong thời
      suy thoái kinh tế bởi thặng dư thương mại của Nhật cho phép nước này không phải
      phụ thuộc vào các tổ chức cho vay nước ngoài.



      Đồng
      yên tăng giá khi TTCK châu Á mất điểm và chỉ số VIX đo bất ổn trên thị trường
      chứng khoán Mỹ tăng lên. Chỉ số MSCI của TTCK châu Á đang mất điểm trong phiên
      giao dịch ngày hôm nay, nếu hết phiên giao dịch chỉ số này vẫn giảm điểm, thị
      trường chứng khoán châu Á sẽ có phiên mất điểm thứ năm liên tiếp.

      Chỉ
      số VIX, chỉ số đo biến động thị trường chứng khoán phố Wall, tăng lên mức 30,60
      trong phiên giao dịch ngày hôm qua tại thị trường New York, đây là mức cao nhất từ ngày 23/06.
      Theo Bloomberg

      Ngọc Diệp


    2. #102
      fxpro
      Guest

      Mặc định Việt Nam lựa chọn chính sách tiền tệ nào?

      [h1]Nếu duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ thì sẽ
      dẫn đến suy giảm tăng trưởng, nhưng nếu nới lỏng tiền tệ thì sẽ đi liền
      nguy cơ lạm phát.[/h1]Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Viện khoa học tài chính (Bộ Tài
      chính) cho rằng, các rủi ro bất ổn về kinh tế vĩ mô ở Việt Nam còn khá cao. Do đó, việc đưa ra
      những chính sách thích hợp trong giai đoạn này là hết sức khó khăn.

      Ông Độ phân
      tích, mặc dù đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chấm dứt, nhưng quá
      trình phục hồi mới chỉ bắt đầu và chưa có tính bền vững cao, nhất là khi các
      nền kinh tế phát triển, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, vẫn còn chưa
      thoát khỏi suy thoái.

      Do vậy, một
      chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi kinh tế. Chính
      sách này cũng sẽ khó tìm được sự đồng thuận, khi lạm phát còn chưa quá cao.

      Nhưng một
      chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức cần thiết sẽ dẫn đến lạm phát quay trở lại
      nhanh hơn, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu và giá nhiều nguyên vật liệu trên
      thế giới đang trong xu thế tăng.

      Trong tương
      lai không xa, nhiều khả năng Việt Nam sẽ phải đối mặt với những nguy
      cơ lạm phát xuất phát từ 2 phía: cả từ phía cầu (lạm phát cầu kéo do chính sách
      tiền tệ và tài chính nới lỏng), lẫn từ phía cung (lạm phát chi phí đẩy do giá
      dầu, giá nguyên vật liệu tăng).

      Chính sách bù
      lãi suất đã thực hiện được gần nửa năm và nhiều khả năng chỉ sau vài tháng nữa,
      những tác động của nó tới giá cả sẽ ngày càng trở nên rõ nét hơn.

      Bởi vậy, vấn
      đề mấu chốt là phải xác định đúng liều lượng của chính sách tiền tệ trong thời
      gian tới.

      Nhưng hiện tại
      chưa ai đưa ra được những đánh giá cụ thể về tác động (nhất là những tác động
      mang tính dài hạn) của chương trình bù lãi suất như: Tiền chảy về đâu? Tác động
      đến GDP thế nào? Tác động đến giá cả ra sao? Các tác động nói trên kéo dài
      trong bao lâu?...

      Chính sách bù
      lãi suất của Việt Nam
      là chưa có tiền lệ. Do vậy, chính sách này được thực hiện theo phương châm: “cứ
      làm, sai đâu sửa đấy”. Nhiều người đang kêu gọi cần phải đánh giá hiệu quả của chương
      trình bù lãi suất, để quyết định xem có nên thực hiện tiếp hay không.

      Nếu những tác
      động tích cực đối với khu vực sản xuất không nhiều, trong khi ảnh hưởng đến giá
      cả lại lớn, quy mô và cách thực hiện chương trình bù lãi suất cần được chỉnh
      sửa.

      Có lẽ câu hỏi dễ
      tìm được sự đồng thuận hiện nay không phải là thắt chặt hay tiếp tục nới lỏng
      tiền tệ, mà là phải giảm dần mức nới lỏng tiền tệ như thế nào? Mức bù lãi suất
      có thể cần được giảm bớt, đối tượng được hưởng chính sách bù lãi suất có thể cần
      được thu hẹp. Thời gian thực hiện chính sách bù lãi suất có thể cần được rút
      ngắn.

      Tuy nhiên, có
      một vấn đề là hiện nay việc thực hiện chính sách tiền tệ lại đang bị tỷ giá
      VND/USD "trói tay".

      Trong thời
      gian qua, lãi suất huy động tăng ngay cả khi chính sách tiền tệ đang được nới
      lỏng.

      Bên cạnh việc
      nhu cầu vay lãi suất thấp tăng mạnh (do được bù lãi suất) hay việc thâm hụt
      ngân sách ở mức cao (dẫn đến chính phủ cạnh tranh với khu vực tư nhân trong
      việc vay vốn), điều này xảy ra một phần còn do nỗi lo sợ VND bị mất giá, khi
      lạm phát gia tăng cũng như tỷ giá VND/USD thay đổi trong tương lai.

      Chính vì vậy,
      nếu không giải quyết được vấn đề tỷ giá, lãi suất có thể sẽ vẫn tiếp tục tăng
      khi mức độ nới lỏng tiền tệ được giảm bớt. Tình hình sẽ phức tạp hơn, nếu thâm
      hụt thương mại vẫn chưa có được những cải thiện đáng kể trong thời gian tới.

      Ông Độ cho
      rằng, điều chỉnh tỷ giá (để VND giảm giá) sẽ cho phép giảm lãi suất huy động và
      cho vay trên thị trường, mà không cần phải tăng cung tiền thông qua chương
      trình bù lãi suất.

      Điều đó không
      những giúp giảm nguy cơ lạm phát trong tương lai, mà còn củng cố xu thế phục
      hồi kinh tế, khi giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên cả
      thị trường trong nước lẫn nước ngoài.

      Hạnh Lệ

    3. #103
      fxpro
      Guest

      Mặc định FED có thể sẽ nâng lãi suất USD trong nửa đầu năm 2010



      [h1]Chuyên gia kinh tế Alan Blinder thuộc đại học
      Princeton, cựu phó chủ tịch FED dự đoán FED tăng lãi suất cơ bản đồng
      USD trong nửa đầu năm 2010 khi kinh tế hồi phục.[/h1]

      Trong
      bài phỏng vấn mới nhất với Bloomberg, ông nói: “Tôi nghĩ FED sẽ xem xét cẩn
      thận tình trạng của ngành tài chính và nền kinh tế và nâng lãi suất lên trên
      mức 0%. Tuy nhiên tôi không hề nói tới việc thắt chặt chính sách tiền tệ.”

      Ông
      Alan Blinder từng là phó chủ tịch FED từ năm 1994 đến năm 1996.

      FED
      đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về 0% vào tháng 12/2008, sau đó FED chuyển sang
      các biện pháp mua tài sản và chương trình hỗ trợ tín dụng.

      Chủ
      tịch FED tại San Francisco,
      ông Janet Yellen, trong tháng 7/2009 nhận xét việc duy trì lãi suất ở mức 0%
      trong nhiều năm là khả năng có thể tính tới.

      Một
      số quan chức hàng đầu khác của FED cảnh báo việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức
      0% trong khoảng thời gian quá lâu có thể khiến áp lực lạm phát tăng cao.

      Theo
      ông Alan Blinder, khả năng lãi suất cơ bản đồng USD được duy trì trong nhiều
      năm không lớn.

      Chủ
      tịch FED đang tiếp tục quản lý kế hoạch mua khoảng 1,25 nghìn tỷ USD các loại
      chứng khoán đảm bảo bằng tài sản và 200 tỷ USD nợ liên bang trong khoảng thời
      gian từ nay đến cuối năm, ngoài ra là chương trình mua khoảng 300 tỷ USD trái
      phiếu Bộ Tài chính Mỹ đến cuối tháng 9/2009.

      Một
      số chuyên gia kinh tế đặt dấu hỏi với chủ tịch FED về việc bằng cách nào Ngân
      hàng Trung ương có thể rút ra kế hoạch kích thích kinh tế mà không gây ra lạm
      phát.

      Ông
      Blinder cho rằng vẫn còn quá sớm để nói đến chính sách thoái lui bởi mọi chuyện
      đã tốt hơn nhưng sự hồi phục vẫn còn hết sức mong manh. Theo Bloomberg

      Ngọc Diệp

      www.vinafox.com


    4. #104
      fxpro
      Guest

      Mặc định Lãi suất huy động VND và USD tiếp tục ổn định



      [h1]Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm Ngân
      hàng thương mại nhà nước phổ biến ở mức từ 8,5-10%/năm, trung và dài
      hạn từ 10-10,5%/năm.[/h1]Thông báo về diễn biến lãi suất tuần qua của NHNN
      cho biết, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm Ngân hàng thương
      mại nhà nước phổ biến ở mức từ 8,5-10%/năm, trung và dài hạn từ
      10-10,5%/năm.

      Lãi
      suất cho vay VND của nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần phổ biến ở mức
      từ 10-10,5%/năm; lãi suất cho vay sau khi trừ đi phần hỗ trợ lãi suất
      phổ biến ở mức từ 4,5-6%/năm.


      Lãi
      suất cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho
      vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ
      12-16,5%/năm. Mức lãi suất huy động bằng VND cao nhất hiện nay là
      10,2%/năm của NH Việt Nam Tín Nghĩa áp dụng đối với kỳ hạn 36 tháng.

      Mức lãi suất huy động bình quân cụ thể như sau:

      [table]
      Lãi suất huy động bình quân
      | Loại tiền
      | Không kỳ hạn(%/năm)
      | 3 tháng

      (%/năm)
      | 6 tháng (%/năm)
      | 12 tháng (%/năm)



      Nhóm NHTMNN
      | VND
      | 2,88
      | 7,64
      | 7,87
      | 8,19



      USD
      | 0,20
      | 1,10
      | 1,26
      | 1,48



      Nhóm NHTMCP
      | VND
      | 2,92
      | 8,12
      | 8,43
      | 8,60



      USD
      | 0,36
      | 1,49
      | 1,69
      | 2,04


      [/table] Lãi suất cho vay USD ổn định so với tuần trước.
      Hiện tại lãi suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm Ngân hàng thương
      mại nhà nước phổ biến ở mức 3%/năm, trung và dài hạn từ 3,5-5%/năm; lãi
      suất cho vay ngắn hạn bằng USD của nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần
      phổ biến ở mức từ 3-5%/năm, trung và dài hạn 4-6%/năm.

      Theo
      số liệu báo cáo nhanh của các tổ chức tín dụng, trong tuần, ngoại trừ
      lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng tăng 0,59%/năm, lãi suất giao dịch
      bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở tất cả các
      kỳ hạn còn lại đều có xu hướng giảm nhẹ so với tuần trước.

      Trong
      đó lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng có mức giảm lớn nhất (1,54%/năm).
      Lãi suất bình quân qua đêm là 5,66%/năm, tiếp tục giảm so với lãi suất
      qua đêm tuần trước (0,04%/năm), lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động
      trong khoảng từ 6,5%/năm đến trên 8,85%/năm.

      Đối với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng USD,
      lãi suất bình quân các kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng giảm nhẹ; lãi suất bình
      quân ở các kỳ hạn còn lại (qua đêm, 1 tuần và 3 tháng) có xu hướng tăng
      so với tuần trước đó.


      Mức
      biến động lớn nhất là 0,91%/năm (đối với lãi suất kỳ hạn 3 tháng). Lãi
      suất bình quân cao nhất là 1,80%/năm (đối với kỳ hạn 12 tháng). Trong
      tuần không phát sinh các giao dịch kỳ hạn 6 tháng.

      Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần qua cụ thể như sau:

      Đơn vị: %/năm

      [table]
      Kỳ hạn
      | Qua đêm
      | 1 tuần
      | 2 tuần
      | 1 tháng
      | 3 tháng
      | 6 tháng
      | 12 tháng



      VND
      | 5,66
      | 6,52
      | 6,80
      | 7,27
      | 8,03
      | 7,00
      | 8,85



      USD
      | 0,52
      | 0,78
      | 0,84
      | 1,03
      | 1,67
      | -
      | 1,80


      [/table] Trong tuần qua, các Ngân hàng thương mại có xu hướng để tỷ giá niêm yết mua và bán USD/VND ở mức sát trần.


      Tỷ giá niêm yết bán USD/VND của các Ngân hàng thương mại phổ biến quanh mức 17.805 – 17.808. Ngân hàng Nhà nước đang
      tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá tương đối
      ổn định, áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp để thị trường ngoại
      hối hoạt động tích cực hơn.

      Hạnh Lệ


    5. #105
      fxpro
      Guest

      Mặc định Thiếu đô la, doanh nghiệp "lách" bằng ngoại tệ khác



      [h1]Hiện các ngân hàng đang tư vấn cho khách hàng
      doanh nghiệp sử dụng các ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ để thanh toán với
      nước ngoài.[/h1]

      Do không thể đáp ứng đủ nguồn đô la Mỹ để bán cho khách hàng
      có nhu cầu, các ngân hàng hiện đang đề xuất khách hàng doanh nghiệp của mình
      chuyển sang thanh toán bằng các ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ.

      Ngân hàng Nhà nước từ đầu tháng 7 đã cấm các ngân hàng nâng
      giá bán đô la Mỹ cho các doanh nghiệp cao hơn so với giá trần cho phép dưới mọi
      hình thức và kiểm tra gắt gao việc chấp hành quy định tại các ngân hàng. Thế
      nhưng, giá đô la Mỹ trên thị trường tự do vẫn duy trì ở mức cao hơn ít nhất là
      3% so với giá trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

      Do ngân hàng không thể mua đô la theo giá niêm yết để bán lại
      bằng giá niêm yết nên khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu mua đô la
      tại ngân hàng đã không được đáp ứng. Trước tình hình bán giá cao thì phạm luật,
      mà bán đúng giá thì không có nguồn, các ngân hàng hiện nay đang tư vấn cho
      khách hàng của mình mua bán với nước ngoài bằng các loại ngoại tệ khác.

      Vị trí đặt quảng cáo

      Giám đốc về ngoại hối của một ngân hàng nước ngoài tại Việt
      Nam cho biết, giải pháp mà doanh nghiệp nhập khẩu có thể làm trong thời buổi hiện
      nay khi mà tất cả những hình thức bù trừ đều bị cấm, là chuyển hóa đơn của mình
      sang ngoại tệ khách để thanh toán.

      Ví dụ, một doanh nghiệp nhập một lô hàng trị giá một triệu
      đô la Mỹ, doanh nghiệp này sẽ yêu cầu nhà xuất khẩu ở nước ngoài ghi trong hợp
      đồng là có thể thanh toán bằng một ngoại tệ khác đô la Mỹ như euro hay đô la
      Singapore… tại thời điểm thanh toán.

      Vào ngày thanh toán, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bàn bạc với
      nhà xuất khẩu rằng hôm nay sẽ trả một triệu đô la Mỹ, nhưng do không có đô la Mỹ
      nên sẽ trả bằng euro. Nhà xuất khẩu ở nước ngoài sẽ dùng tỷ giá euro và đô la Mỹ
      để tính ra số tiền và báo lại cho nhà nhập khẩu Việt Nam, ví dụ là 700.000
      euro. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ mua 700.000 euro ở ngân hàng để thanh toán cho đối
      tác.

      Vì các loại ngoại tệ khác không bị neo tỷ giá như đô la Mỹ
      nên doanh nghiệp có thể mua với giá thích hợp mà tính ra thì tương đương với
      khoản tiền dùng để mua đô la Mỹ với giá cao hơn giá niêm yết hiện nay. Đây cũng
      là cách mà đa số các ngân hàng tư vấn cho doanh nghiệp của mình và những ai bán
      hàng cho Việt Nam cũng phải chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ khác.

      Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Techcombank,
      cho rằng thanh toán bằng ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ là phương án tương đối khả
      thi hiện nay cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện
      nay không hiểu rõ lắm về các ngoại tệ khác so với hiểu về đô la Mỹ. Sự biến động
      của các loại ngoại tệ khác nhanh hơn đô la Mỹ vì không bị neo tỷ giá, nên doanh
      nghiệp e ngại sử dụng phương thức này.

      “Chỉ đến lúc không còn cách nào thì họ mới chấp nhận sử dụng
      ngoại tệ khác đô la Mỹ để thanh toán. Ví dụ như đồng yên của Nhật, hầu hết các
      doanh nghiệp thanh toán bằng đồng yên đa số đều bị lỗ do tỷ giá”, bà Tâm nói.

      Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước có hai cách để giải
      quyết vấn đề căng thẳng đồng đô la Mỹ hiện nay. Thứ nhất là nới biên độ tỷ giá
      giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ hoặc tăng tỷ giá liên ngân hàng để tỷ giá gần với
      giá thật sự đang được giao dịch.

      Cách thứ hai là tăng lãi suất cơ bản tiền đồng. Cách này sẽ
      giúp lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam hấp dẫn hơn hẳn lãi suất đô la Mỹ, sẽ
      khuyến khích những người đang găm giữ đô la bán ra lấy tiền đồng để gửi ngân
      hàng.

      Tuy nhiên, cả hai cách đều có thể tạo ra nguy cơ lạm phát
      quay lại nên Ngân hàng Nhà nước đang rất cân nhắc và hiện tại cơ quan quản lý
      này vẫn chưa có động thái nào về chính sách ngoài việc đi kiểm tra việc mua bán
      ngoại tệ tại các ngân hàng và điểm thu đổi ngoại tệ.

      Theo ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản
      lý kinh tế trung ương, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đồng bộ bốn biện pháp để
      có thể giải quyết vấn đề căng thẳng ngoại tệ hiện nay.

      Thứ nhất, tỷ giá cần phải linh hoạt hơn, tất nhiên là không
      để biến động quá lớn; thứ hai, Nhà nước cũng cần can thiệp bằng cách bán ngoại
      tệ nhưng không phải là bán một cách ồ ạt; thứ ba, phải giữ nghiêm kỷ luật thị
      trường như quản lý việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do; và cuối cùng là
      cách thức cam kết, giải trình với thị trường, làm sao để doanh nghiệp có thể
      yên tâm vể tỷ giá và tính toán trước được các chi phí cho hoạt động kinh doanh
      của mình.

      "Có như vậy mới giải quyết được tình trạng khan hiếm giả
      tạo hiện nay vì cán cân thương mại của Việt nam hiện thâm hụt không quá lớn",
      ông Thành nói.

      Theo phản ánh của các ngân hàng, hiện nay tiền gửi đô la Mỹ
      tại các ngân hàng khá dồi dào; phần lớn là do các doanh nghiệp xuất khẩu thu
      ngoại tệ về rồi gửi tiết kiệm chứ không bán lại cho ngân hàng. Còn ngân hàng
      thì không thể lấy đô la Mỹ mà khách hàng gửi để đem đi bán cho các doanh nghiệp
      nhập khẩu.

      Cũng có ý kiến cho rằng do các doanh nghiệp của Việt Nam đa
      số vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu nên khi có ngoại tệ các doanh nghiệp không muốn
      bán lại cho ngân hàng mà để đó chờ đến khi nhập nguyên liệu thì có đô la để
      thanh toán.

      Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM
      cho biết, hiện có khoảng 9 tỉ đô la Mỹ tiền gửi tại các ngân hàng trên địa bàn
      và một nửa trong số đó là của các khách hàng là tổ chức.

      Theo T.Triều
      TBKTSG

      www.vinafox.com



    6. #106
      fxpro
      Guest

      Mặc định Doanh nghiệp lại khốn đốn vì “săn” USD



      [h1]Hơn 700 đồng/USD là số tiền chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết của các ngân hàng so với giá trên thị trường tự do.[/h1]

      Dù Ngân hàng Nhà nước
      (NHNN) luôn khẳng định không thiếu USD nhưng suốt ba
      tháng nay, tình hình căng thẳng ngoại tệ không những
      không giải quyết được mà còn trở nên khủng khiếp
      hơn sau những động thái “siết chặt quản lý” .
      Muốn mua USD phải im lặng...



      “Sau khi Thống đốc NHNN ra văn
      bản quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối và có
      những giải pháp tích cực thì tình hình ngày càng….tồi
      tệ hơn”.

      Đó là phát biểu đầy “tâm
      trạng” của Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp chuyên nhập
      khẩu vật tư nông nghiệp về văn bản cấm ngân hàng
      thương mại thu phụ phí bán USD và xử lý một cửa hàng
      kinh doanh ngoại tệ tại phố Hà Trung thời gian qua của
      NHNN.

      Mạnh miệng vậy nhưng khác với
      nhiều lần trước và khác với chính hình ảnh “không
      ngại nói thẳng” vốn có trên nhiều diễn đàn, lần
      trả lời này, vị doanh nhân trên nhất định “xin không
      nêu tên”. Đó cũng là yêu cầu mà phóng viên Vietnamnet
      nhận được khi phỏng vấn lãnh đạo nhiều doanh nghiệp
      khác.

      “Giờ chúng tôi rất cần mua
      USD từ ngân hàng. Muốn mua được USD, doanh nghiệp nên im
      lặng. Nói ra sợ không còn “cửa” nữa”, một giám
      đốc đang muốn mua USD nhập khẩu nhựa giải thích.

      Sự e dè này xuất phát từ câu
      chuyện nhiều doanh nghiệp “tố” phải “chung chi” phụ
      phí cho ngân hàng thương mại mới mua được USD khiến
      NHNN vào cuộc.

      Tuy nhiên, việc NHNN đưa ra nhiều
      biện pháp “siết chặt quản lý” trong khi không cải
      thiện được nguồn cung USD càng làm tăng áp lực thiếu
      USD trên thị trường.

      “NHNN siết chặt là đúng nhưng
      chỉ siết ngọn mà không nhổ tận gốc chỉ làm các
      doanh nghiệp nhập khẩu thêm khốn khó. Sau lệnh ngày 1/7,
      nhiều ngân hàng thương mại án binh bất động, không
      bán USD cho chúng tôi nữa”, kế toán trưởng một công
      ty thép cho biết.

      Ông Tô Dũng, Giám đốc Công ty
      TNHH Xuân Cầu – doanh nghiệp kinh doanh xe máy Piagio nhập
      khẩu - nhận xét:

      “Các chính sách về tỷ giá NHNN đưa
      ra không ăn nhập được với chuyển động thực tế của
      thị trường nên việc bí ngoại tệ mãi không giải quyết
      được. Trước, dù văn bản không cho phép nhưng vẫn tồn
      tại công khai tỷ giá trong và ngoài, giờ “tuýt còi”
      lại, doanh nghiệp không còn cửa nào để mua ngoại tệ
      nữa”.

      Hết cửa xoay ngoại tệ nhập
      thép phế liệu về sản xuất, cực chẳng đã, Hiệp hội
      Thép, rồi lần lượt 7 doanh nghiệp thép, kể cả Tổng
      Công ty thép Việt Nam đã phải gửi công văn cầu cứu
      Chính phủ tuần trước.

      Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc
      Trung tâm Nhập khẩu Vật tư và Thiết bị Hà Nội cũng
      chia sẻ tình hình đã căng hơn từ đầu tháng 7 trở lại
      đây.

      Dĩ nhiên, doanh nghiệp có thể
      cậy đến các “nhà băng” ở phố Hà Trung (Hà Nội),
      nơi “USD rất sẵn, muốn mua bao nhiêu cũng có”. Tuy
      nhiên, khoảng cách chênh lệch quá lớn, thường quanh
      khoảng 700 đồng/USD đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc
      phải quay lại với ngân hàng, chấp nhận “chung chi”
      thêm.

      “Chợ đen” ngân hàng dù sao
      vẫn đỡ hơn chợ đen ngoài thị trường, hơn nữa việc
      hợp thức hóa giấy tờ khoản chênh lệch dôi ra cũng
      thuận tiện hơn”, Trưởng phòng tài vụ của một doanh
      nghiệp chuyên nhập thiết bị y tế kết luận.

      Anh còn hài hước ví rằng nếu
      muốn “săn” được USD, doanh nghiệp bây giờ cần phải
      biết “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” và không nên
      “than vãn trên báo chí”!. Doanh nghiệp, ngân hàng cùng “nói
      dối”



      Để “né” tình trạng căng
      thẳng ngoại tệ, nhiều tháng nay, Xuân Cầu đã gần như
      chuyển hẳn sang làm đại lý cho Piagio Việt Nam, nhất là
      khi dòng xe này đã được lắp ráp nội địa.Nhưng rất
      ít doanh nghiệp nhập khẩu có thể may mắn chuyển hướng
      thuận lợi như thế.

      Ông Nguyễn Trọng Hải, Giám đốc
      Xí nghiệp Vật tư và vật tư hóa chất Công ty Vật Tư
      và XNK hóa chất Hà Nội thẳng thắn cho rằng lệnh cấm
      ngày 1/7 của NHNN rốt cục chỉ khiến doanh nghiệp mất
      thêm thời gian, công sức tìm hiểu cách… thích nghi để
      tiếp tục “cùng nói dối nhau” nhằm xoay sở cho ra
      lượng USD cần thiết.

      Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch
      HĐQT Công ty Cổ phần Chăn nuôi Chế biến và xuất nhập
      khẩu (Aprocimex) cũng tỏ ra bức xúc “Thống đốc NHNN cứ
      cho rằng quản lý ngày càng chặt chẽ nhưng không thể
      mua được USD với giá niêm yết. Chúng tôi cần 3 triệu
      USD/tháng để nhập khẩu, riêng tiền chênh lệch đã mất
      mấy trăm triệu đồng”.

      “Không thêm cộng tiền vào tỷ
      giá không thì không được việc, miễn sao cộng trừ xong
      vẫn thương vụ vẫn “dương” là được”, ông Hải
      kết luận.

      Phương thức “thích nghi” thông
      dụng là ngân hàng thương mại kết nối giữa doanh nghiệp
      xuất khẩu có USD hoặc ngân hàng khác với doanh nghiệp
      nhập khẩu cần mua. Hai bên tự thỏa thuận trên trần tỷ
      giá niêm yết cộng thêm bao nhiêu tiền và thanh toán chênh
      lệch với nhau.

      Nhìn bề ngoài, ngân hàng không
      vi phạm luật mà chỉ đứng giữa, làm hợp đồng mua bán
      trong giá trần. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc
      Trung tâm Nhập khẩu Vật tư và Thiết bị Hà Nội do ngân
      hàng thu xếp hết.

      “Chi phí đội lên rất nhiều
      như hôm chúng tôi mua, tỷ giá là 17.806 VND/USD, cộng thêm
      650 đồng/USD thành gần như giá chợ đen. Mỗi lần muốn
      mở L/C cần từ vài chục nghìn đến vài triệu USD, chênh
      hẳn một khoản lớn, tất cả lại dồn lên khách hàng
      thôi”, ông Bình cho biết.

      Hoặc doanh nghiệp và ngân hàng
      mua bán USD với nhau thông qua một đồng tiền thứ
      ba do NHNN không ấn định tỷ giá tiền đồng với
      các ngoại tệ như đô la Úc, đô la Canada, euro, yên
      Nhật…

      Tuy nhiên, cách đang được nhiều
      doanh nghiệp nhập khẩu chọn là liên kết thẳng với
      doanh nghiệp xuất khẩu, giao dịch thẳng với nhau đỡ
      được một khoản chênh lệch qua ngân hàng. Nhanh gọn hơn
      nữa là tranh thủ ngay chức năng xuất nhập khẩu của DN
      có nguồn thu USD để ủy thác nhập khẩu với chi phí
      “mềm” hơn tự đi chạy chọt USD rồi mở L/C theo cách
      thông thường.

      Dù chọn cách nào, nhờ biết
      cách “lách” cùng nhau, cuối cùng phần lớn các doanh
      nghiệp vẫn có thể xoay xỏa qua cánh cửa hẹp. Bởi xét
      cho cùng khi nguồn cung vẫn bị kìm hãm ở đâu đó, không
      được giải tỏa, điều tiết bởi thị trường thì mọi
      biện pháp hành chính cũng chỉ cho kết quả như bịt lỗ
      thủng, bịt chỗ này, lại thủng chỗ khác. [table]


      Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc
      nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright:

      NHHH luôn cho rằng không thiếu
      ngoại tệ và duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt nhưng
      khi chênh lệch đến gần 1.000đồng/USD mà vẫn neo tỷ
      giá thì tôi không hiểu thế nào là linh hoạt. Nguyên nhân
      cơ bản của việc đóng băng là do chính sách tỷ giá
      không thích hợp.

      Thứ nhất, đang tồn tại một
      khoảng cách tương đối lớn giữa thị trường chính
      thức và bên ngoài, đủ để người ta có thể thu lợi.
      Việc cộng thêm các khoản phụ phí là một cách đưa giá
      chính thức về gần giá trị thực của thị trường. Cơ
      chế này làm cho người ta phải nói dối.

      Thứ hai, nhà nhập khẩu không
      thể không có USD. Họ huy động trên thị trường chợ
      đen hoặc vào ngân hàng mua với giá thỏa thuận có phụ
      phí. Nay bị chặn cả hai đường, gây khó khăn và tăng
      chi phí giao dịch nhưng thị trường sẽ tìm ra một ngách
      khác để xoay ra USD.

      Có điều, NHNN đã không tính đến
      chi phí doanh nghiệp bỏ ra về thời gian và tiền bạc chỉ
      để đi săn USD, chưa kể còn tạo cơ hội cho một số
      người trục lợi, thể hiện cả bên ngoài và bên trong.

      Cho nên tất cả các biện pháp
      cấm đoán đó không phải là cách lâu dài. Cách lâu dài,
      cơ bản là phải thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính
      thức và tỷ giá tự do. NHNN cứ im lặng như hiện nay
      không có động thái gì sẽ tạo ra độ bất định trên
      thị trường, khiến người ta đoán già đoán non dẫn đến
      hành xử không như mong muốn, tạo ra sự thiếu USD rất
      giả tạo.
      [/table] Theo Phan Hùng
      Vietnamnet


    7. #107
      fxpro
      Guest

      Mặc định USD rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2009, giá nhà đất Mỹ giảm chậm lại



      [h1]USD giảm xuống mức thấp nhất so với đồng nội tệ
      của 6 loại tiền tệ lớn trước dự đoán kinh tế toàn cầu đang hồi phục,
      nhu cầu đối với công cụ đầu tư “trú ẩn” giảm bớt.[/h1]

      Chỉ
      số USD, chỉ số dùng để đo sức khỏe của USD so với một số loại tiền tệ lớn bao
      gồm đồng yên, đồng bảng và đồng krona Thụy Điển, hạ khoảng 0,4% xuống mức
      78,315 – mức thấp nhất từ ngày 18/12. Trong phiên giao dịch ngày hôm nay tại thị
      trường New York, chỉ số này ở mức 78,660 so với mức 78,626 của phiên ngày trước
      đó.

      Đồng
      euro giao dịch với đồng USD ở mức 1,4223USD/euro so với mức 1,4232USD/euro.
      Đồng euro trong tháng 7/2009 giao dịch trong biên độ 1,3833USD/euro cho đến
      1,4304USD/euro, mức cao nhất từ ngày 03/06/2009.

      Đồng
      đô la Úc leo lên mức cao nhất từ tháng 9/2008 so với đồng USD sau khi Ngân hàng
      Dự trữ Úc nhận định kinh tế sẽ không suy thoái tệ hại như dự báo đưa ra 6 tháng
      trước đây. Đồng euro leo lên mức cao nhất trong 7 tuần so với USD.

      Thông
      tin mới nhất về giá nhà đất tại Mỹ cho thấy giá nhà tại 20 thành phố lớn của Mỹ
      tháng 5/2009 giảm thấp hơn so với dự báo. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường
      nhà đất Mỹ đang ổn định trở lại.

      Chỉ
      số S&P/Case-Shiller của giá nhà đất 20 thành phố tại Mỹ giảm 17,1% so với 1
      năm trước đó, mức giảm này thấp hơn nhiều so với dự báo 18,1% của các chuyên
      gia. Tháng 4/2009, chỉ số này hạ 18,4%.
      Theo Bloomberg
      Ngọc Diệp




    8. #108
      fxpro
      Guest

      Mặc định Alan Greenspan: Kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh hơn mọi dự báo



      [h1]Ông dự báo: “Tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể đạt
      2,5% trong quý hiện tại. Lý do chính là bởi hàng tồn kho đã cạn, sản
      lượng đang ở dưới mức tiêu dùng.”[/h1]



      Cựu chủ tịch FED, ông Alan
      Greenspan dự báo suy thoái kinh tế Mỹ tệ hại nhất trong 5 thập kỷ đang
      dần kết thúc và tăng trưởng kinh tế sẽ hồi phục nhanh hơn dự báo của
      các chuyên gia.

      Trong bài phỏng vấn mới nhất với kênh
      truyền hình ABC, ông nói: “Tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể đạt 2,5% trong
      quý hiện tại. Lý do chính là bởi hàng tồn kho đã cạn, sản lượng đang ở
      dưới mức tiêu dùng.”

      Kinh tế Mỹ quý 2/2009 tăng trưởng âm 1%. Sự
      ổn định của thị trường nhà đất và tiêu dùng, việc khủng hoảng tài chính
      đang dịu bớt và chính phủ tăng chi tiêu đang giúp đẩy lùi suy thoái
      kinh tế.

      Ông nói: “Tôi lạc quan trong ngắn hạn vì nhiều lý do.
      Thị trường nhà đất đã tạm thời ổn định, dù kinh tế Mỹ có thể khó khăn
      trở lại nếu giá nhà đất hạ hơn 5%. Nếu mức hạ của giá nhà vượt 10% hoặc
      hơn thế nữa, tỷ lệ thu hồi nhà sẽ tăng cao hơn nữa. Tôi không nghĩ điều
      này sẽ xảy ra, tuy nhiên làn sóng hạ giá thứ hai là điều hoàn toàn có
      thể. Đáy suy giảm đã được thiết lập. Trên thực tế, nếu chúng ta nhìn
      vào số liệu thống kê từng tuần của các ngành, rõ ràng mọi thứ đã chuyển
      hướng từ giữa tháng 7/2009.”

      Ông nhận định tỷ lệ thất nghiệp sẽ
      tiếp tục tăng, thế nhưng mức tăng thấp hơn so với trước đây, nước Mỹ sẽ
      có thêm người mất việc, số người thất nghiệp sẽ không tăng nhanh như
      trước.

      Một tuần trước đây, chủ tịch FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp
      Mỹ sẽ vượt 10%, cao hơn so với mức 9,5% vào tháng 6/2009 ngay cả khi
      kinh tế đang hồi phục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nửa sau năm 2009 sẽ
      có thể đạt 1%.

      www.vinafox.com Theo Bloomberg
      Ngọc Diệp




    9. #109
      fxpro
      Guest

      Mặc định Tại sao khó áp dụng đa dạng hóa đồng tiền thanh toán?



      [h1]Nếu chuyển sang một chế độ tỷ giá khác thì phải
      có cách thức, thời điểm chuyển thích hợp để tránh gây ra những cú sốc
      và phải rất minh bạch trên thị trường.[/h1]Việc sử dụng nhiều loại đồng tiền trong giao dịch
      quốc tế, trong giao dịch thương mại được cho rằng sẽ mang lại nhiều lợi
      ích, chia sẻ rủi ro, đỡ lệ thuộc vào một đồng tiền và đỡ bị mất thời
      gian, cơ hội và chi phí chuyển đổi khi phải giao dịch qua đồng tiến thứ
      ba…

      Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành
      cho rằng, để làm được điều đó thì lại là một câu chuyện không hề dễ
      dàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

      Thứ nhất,
      đây không phải câu chuyện “cải cách hành chính” đơn thuần chỉ cần ban
      hành văn bản rồi tổ chức triển khai hoặc cưỡng chế là xong, mà đây là
      việc liên quan nhiều đến tâm lý, thói quen, tính phổ biến và thái độ tự
      nguyện của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngân hàng, mỗi đối tác cũng như sự
      không đầy đủ các Hiệp Định thanh toán song phương.

      Chính
      vì vậy, để đa dạng hóa được đồng tiền thanh toán thì từ phía cơ quan
      chức năng phải có những biện pháp triển khai đồng bộ.

      Chẳng
      hạn như, bổ sung các cam kết quốc tế, những cam kết mở rộng Hiệp Định
      thương mại như các Hiệp Định thương mại tự do, song phương, qua đó làm
      gia tăng quan hệ đầu tư thương mại.

      Từ đó sẽ dần
      tạo ra nhu cầu cần thiết hơn phải đa dạng hóa đồng tiền để sử dụng
      những đồng tiền khác nhau trong thanh toán quốc tế với những đối tác
      thương mại tương thích, thu hẹp dần khu vực dùng đồng USD mà lâu nay
      thường dùng thay đồng tiền mạnh khác.

      Thứ hai,
      liên quan đến chuyện hiểu biết của doanh nghiệp về những công cụ phòng
      chống rủi ro tỷ giá, công cụ phái sinh phòng chống rủi ro tỷ giá, cần
      phải tổ chức tuyên truyền, tập huấn và điển hình hoá...

      Việc
      học hỏi để sử dụng những công cụ này không phải ngày một ngày hai đòi
      hỏi các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn phải có đội ngũ hiểu
      biết và sử dụng thành thạo.

      Theo đánh giá
      chung, hiện nay ngay cả với những ngân hàng thương mại và các định chế
      tài chính thì trình độ hiểu biết và việc sử dụng những công cụ phái
      sinh còn rất hạn chế chưa nói gì đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
      Nam - ông Thành khẳng định.

      Ông Thành cho
      rằng, hành vi tự nguyện này phải được chuyển hoá tự thân trên cơ sở cơ
      chế rõ ràng, thị trường minh bạch và lợi ích kinh tế hiện hữu của các
      bên và từng bên liên quan; không ai có thể dùng mệnh lệnh hành chính để
      ép buộc.

      Thứ ba, liên quan đến chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và cả cơ cấu dự trữ ngoại hối Nhà nước hiện hành vẫn cơ bản gắn với USD.

      Đã
      từng có ý kiến cho rằng tỷ giá của Việt Nam nên gắn với một rổ tiền tệ
      theo trọng số giá trị xuất - nhập khẩu và thanh toán phi mậu dịch giữa
      Việt Nam và các đối tác thương mại hay với từng quốc gia cụ thể, theo
      nhóm đồng tiền mạnh cần hướng tới cụ thể.

      Theo
      ông Thành, điều này cũng cần có thời gian vì nếu chuyển từ một chế độ
      tỷ giá này sang một chế độ tỷ giá khác thì phải có cách thức, thời điểm
      chuyển thích hợp để tránh gây ra những cú sốc và phải rất minh bạch
      trên thị trường.

      Cuối cùng là thay đổi thói
      quen và tăng cường nhận thức của cả các nhà hoạch định chính sách lẫn
      đối tượng điều chỉnh của chính sách…

      Do đó, câu chuyện chuyển đổi này là không hề đơn giản, không thể một sớm một chiều.

      Tuy
      nhiên, ông Thành cũng cho rằng, những khó khăn về việc khan hiếm giả
      tạo đồng USD trong giao dịch thương mại thời gian qua và sự suy yếu của
      đồng USD so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác đã và đang diễn ra trên
      toàn cầu… chính là “cơ hội vàng” để Việt Nam có thể xúc tiến mạnh mẽ
      các hoạt động liên quan đến việc sớm đa dạng hóa đồng ngoại tệ trong
      thanh toán quốc tế.




      Hạnh Lệ

      www.vinafox.com



    10. #110
      fxpro
      Guest

      Mặc định IEA: Giá dầu hơn 70USD/thùng "cản" kinh tế thế giới hồi phục

      [h1]Chuyên gia kinh tế trưởng Fatih Birol thuộc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng kinh tế thế giới khó có thể tiếp tục chống đỡ nếu giá dầu tiếp tục leo thang.[/h1]



      Ông Fatih Birol trong bài phỏng vấn mới nhất sau khi giá dầu vượt mức 70USD/thùng với Financial Times cho rằng giá dầu ở mức hơn 70USD/thùng sẽ có thể cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới.





      Giá dầu tại thị trường châu Âu trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (ngày 03/08) đã lên mức đỉnh cao của năm là 73,75USD/thùng, thông tin hỗ trợ đà tăng của giá dầu là số liệu về tình hình sản xuất Trung Quốc và ngành xây dựng Mỹ.


      Những tháng gần đây, thị trường ngày một lo ngại về áp lực lạm phát tăng cao khi giá dầu tăng quá nhanh, giá năng lượng cao cũng sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng tích cực từ những biện pháp cứu kinh tế khỏi suy thoái của chính phủ các nước phương Tây.


      Đại diện chính phủ Pháp, Anh và nhóm G8 trong buổi họp gần nhất đã kêu gọi thanh tra thị trường năng lượng kỹ càng hơn, các nhà chức trách Mỹ tuần trước bắt đầu tính đến hạn chế bớt hoạt động giao dịch dầu giao theo kỳ hạn. Giới chức Anh cũng đưa ra động thái tương tự đối với thị trường năng lượng.


      Ông Birol đánh giá cao những nỗ lực trên, tuy nhiên ông cho rằng điều đó sẽ không thể khiến giá dầu giảm mạnh.


      Ông nhận xét nước nghèo ở sa mạc Sahara châu Phi sẽ chịu ảnh hưởng cực kỳ nặng nề từ giá dầu cao.


      Yếu tố chính khiến giá dầu tăng chính là thiếu đầu tư trong sản xuất dầu, tình hình sản xuất dầu đặc biệt đi xuống trong những tháng gần đây.


      Nhu cầu dầu của Trung Quốc là yếu tố quan trọng quyết định biến động giá dầu và nguồn cung – cầu dầu thế giới sẽ hạn chế nếu các nền kinh tế khác bắt đầu tăng trưởng vào năm 2011 và năm 2012.


      www.vinafox.com
      Theo FT
      Ngọc Diệp

    11. #111
      fxpro
      Guest

      Mặc định Giá vàng tăng mạnh lên 21,4 triệu đồng/lượng



      [h1]Giá vàng thế giới điều chỉnh tăng đáng kể trong
      giờ giao dịch của thị trường Mỹ tối qua khiến giá vàng trong nước sáng
      nay mở cửa với mức giá tăng mạnh.[/h1]

      Chi nhánh Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại Hà Nội vào sáng nay niêm
      yết giá ở mức 21,3 – 21,37 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giá mua
      tăng 90.000 đồng/lượng và giá bán tăng 80.000 đồng/lượng so với cuối
      tuần trước.

      Trong khi đó, giá vàng miếng rồng Thăng Long của
      Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 21,28 – 21,35 triệu
      đồng/lượng (mua vào – bán ra), giá mua tăng 80.000 đồng/lượng và giá
      bán cũng tăng 90.000 đồng/lượng.

      Giá vàng SBJ của Công ty vàng
      bạc đá quý Sacombank-SBJ được niêm yết ở mức 21,27– 21,25 triệu
      đồng/lượng (mua vào - bán ra), giá mua tăng 100.000 đồng/lượng và giá
      bán tăng 150.000 đồng/lượng.

      Giá vàng trên sàn ACB đang giao
      dịch ở mức 20,71 triệu đồng/lượng so với mức giá mở cửa 20,7 triệu
      đồng/lượng. Giá vàng trên sàn vàng VGB đang được giao dịch ở mức 20,729
      triệu đồng/lượng. Giá mở cửa cũng ở mức 20,724 triệu đồng/lượng.

      Giao
      dịch tại các trung tâm giao dịch vàng trở nên đặc biết hấp dẫn trước
      tình hình “đóng băng” của thị trường vàng vật chất đặc biệt khi giá
      vàng thế giới có những phiên biến động giá mạnh như những ngày vừa qua.


      Khối lượng khớp lệnh thành công ở các trung tâm giao dịch là
      khá lớn đã thể hiện được không khí giao dịch nhộn nhịp của hình thức
      đầu tư này.

      Giá vàng giao tháng 12/2009 tăng 10,90USD/ounce
      tương đương 1,1% lên mức 969,70USD/ounce tại thị trường New York. Trong
      phiên giao dịch, đã có lúc giá vàng chạm mốc 972,70USD/ounce, mức đóng
      cửa cao nhất tính từ ngày 06/05/2009 của giá vàng giao kỳ hạn.

      Chuyên
      gia kinh tế trưởng Donald W. Doyle tại công ty kinh doanh vàng
      Blanchard – New Orleans dự báo giá vàng trong khoảng thời gian từ nay
      đến cuối tháng 9/2009 sẽ vượt mức kỷ lục 1.033,90USD/ounce thiết lập
      vào tháng 3/2008.

      Quỳnh Khanh

      Theo Bloomberg, Sacombank-SBJ

      www.vinafox.com

    12. #112
      fxpro
      Guest

      Mặc định Phá thế độc tôn của USD



      [h1]Các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp nên hạn
      chế sử dụng USD và chuyển sang sử dụng đồng bản tệ của nước nhập hàng
      khi giao dịch.[/h1]
      Ngoài ra, nhằm giúp
      khách hàng giảm phụ thuộc vào USD, nhiều ngân hàng đã hướng dẫn cho
      doanh nghiệp vay các ngoại tệ khác, dù rất khó thay đổi thói quen của
      họ.

      Cung - cầu USD vẫn lệch pha


      Giám đốc một công ty sản xuất linh kiện điện tử tại TP HCM cho biết,
      mỗi năm doanh nghiệp này cần hàng triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu
      sản xuất. Để có nguồn USD, công ty phải xây dựng bộ phận chuyên trách
      thu mua USD.


      Tuy nhiên, vì mua bán tự do, phải chấp nhận theo biến động
      tỷ giá bên ngoài, nên số tiền thiệt hại do chênh lệch lên đến hàng tỷ
      đồng. Tương tự, một doanh nghiệp tại Bình Dương cho hay, dù giá USD bên
      ngoài thường cao hơn nhiều so với quy định nhưng vẫn “cắn răng” mua.


      Theo ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt
      Nam (Eximbank), dù dùng nhiều biện pháp can thiệp nhưng vẫn có sự lệch
      pha cung - cầu USD. Việc mất cân đối này đã gây không ít khó khăn cho
      các doanh nghiệp nhập khẩu.


      “Để giảm áp lực trong việc tìm kiếm nguồn,
      cũng như giảm rủi ro biến động tỷ giá khi vay USD, doanh nghiệp nhập
      khẩu nên đa dạng ngoại tệ sử dụng trong thanh toán. Nếu nhập hàng hóa ở
      thị trường nào thì thanh toán bằng đồng bản địa của nước đó. Điều này
      giúp người bán hàng và nhà nhập khẩu giảm chi phí trung gian và bớt phụ
      thuộc vào USD”, ông Phước khuyến cáo.



      Trên thực tế, bản thân các ngân hàng cũng rất thận trọng khi cho doanh
      nghiệp vay USD. Theo ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu
      (ACB), nguồn cung USD cho ngân hàng hạn hẹp so với nhu cầu vay, mặc dù
      đã có nhiều chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp nhằm thu hút USD từ
      xuất khẩu của họ nhưng cung vẫn thấp hơn cầu. Ông Hải thừa nhận: “Doanh
      nghiệp nhập khẩu hiện chủ yếu đi mua USD “chợ đen” chứ không muốn vay
      USD của ngân hàng vì sợ rủi ro tỷ giá”.
      Cần thay đổi thói quen

      Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn
      chính sách tiền tệ quốc gia, việc sử dụng USD của người dân và doanh
      nghiệp bắt nguồn từ thói quen và tính phổ biến trong thanh toán của USD
      trên toàn thế giới. Đồng thời, việc dự báo đồng tiền này cũng dễ hơn
      các đồng tiền khác trong nhóm tiền tệ.


      Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đã từ bỏ thói quen này, dần chuyển sang sử
      dụng ngoại tệ khác. Ông Lê Hải Châu, Tổng giám đốc Tập đoàn ChuViet
      Group, cho biết trước đây, ChuViet Group chỉ dùng USD để thanh toán
      nhập khẩu nhưng từ khi mua USD khó khăn, doanh nghiệp đã đàm phán với
      các doanh nghiệp Trung Quốc, Lào để thanh toán bằng chính đồng nội tệ
      của họ.


      Thanh toán bằng loại ngoại tệ của nước bản địa không chỉ giúp cho doanh
      nghiệp, mà cả người du học, du lịch, đi làm ở nước ngoài giảm chi phí
      và rủi ro do khan hiếm đồng USD. Chị Mai Phương Thảo ngụ tại TP HCM cho
      biết trước đây, chị phải mua hàng nghìn USD mỗi năm để gia đình đi du
      lịch, con du học ở ThụySĩ. Nhưng khi mua hàng hoá ở Thụy Sĩ, lại phải
      đổi sang đồng tiền của nước này. Như vậy, chị tốn hai lần phí đổi tiền
      và biến động tỷ giá. Sau khi được ngân hàng tư vấn, chị chuyển sang mua
      Franc Thụy Sĩ nên tiết kiệm được các chi phí phát sinh khác.


      Ông Lý Xuân Hải cho biết: “Các ngân hàng nên bổ sung đồng tiền của
      Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines… để phục vụ công tác nhập
      khẩu, từ đó có thể làm giảm áp lực lên đồng USD”. Thực tế cho thấy,
      hiện kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc giá này tăng đáng kể.
      Ví dụ, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc luôn đạt trên 20% tổng kim
      ngạch nhập khẩu, nên các doanh nghiệp sử dụng NDT trong hoạt động thanh
      toán sẽ “tiết kiệm” được USD.



      [table]
      Vàng tiếp tục leo thang, USD giảm nhiệt


      Hôm qua, giá vàng thế giới tiếp tục leo thang, kéo giá vàng trong nước
      tăng mạnh. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 21,30 – 21,37
      triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra), giá mua tăng 90.000 và giá bán
      tăng 80.000 đồng. Vàng SBJ của Công ty vàng bạc đá quý Sacombank - SBJ
      tăng 100.000 đồng (mua) và tăng 150.000 đồng mỗi lượng (bán). Khối
      lượng giao dịch vàng đạt thấp. Trái chiều với giá vàng, tại các ngân
      hàng, tỷ giá VND/USD tiếp tục giảm 0,01% xuống phổ biến ở mức 17.814
      đồng một USD.


      [/table]
      Theo Thủy An - Hải Hồ
      Báo Đất Việt

    13. #113
      fxpro
      Guest

      Mặc định ANZ dành 550 triệu USD mua lại một số bộ phận Royal Bank of Scotland tại Châu Á

      [h1]ANZ mua lại RBS tại Singapore, Đài Loan,
      In-đô-nê-xi-a, Hồng kông, Phi-lip-pin và Việt Nam nhằm đẩy mạnh chiến
      lược trở thành ngân hàng hàng đầu trong khu vực.[/h1]

      Tập đoàn Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ) cho biết, nội dung thỏa thuận mua lại này bao gồm
      mảng ngân hàng bán lẻ, tư vấn tài chính và đầu tư cá nhân, ngân hàng thương mại
      tại Đài Loan, Singapore, Indonexia[url="http://*****.vn/#_ftn1" class="" style="" name="_ftnref1" title="">

    14. #114
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      107
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Warren Buffett châu Á: Kinh tế toàn cầu chưa hồi phục trong năm 2009



      [quote user="fxpro"]
      [h1]Tỷ phú Hồng Kông Li Ka-shing, Warren Buffett của
      châu Á, cho rằng kinh tế toàn cầu chưa hồi phục trong năm 2009 và nhà
      đầu tư nên thận trọng khi mua cổ phiếu.[/h1]Ông nhấn mạnh nhà đầu tư cần thận trọng hơn nữa khi mua cổ phiếu bằng tiền đi vay.

      Trong
      buổi họp báo ngày hôm nay tại Hồng Kông, tỷ phú Li Ka-shing – người
      được coi là Warren Buffett châu Á và là người dự báo chính xác về bong
      bóng trên TTCK Trung Quốc năm 2007, cho rằng thương mại toàn cầu đã co
      lại rất nhiều và lãi suất cơ bản sẽ không tăng trong ngắn hạn. Ông nhận
      định thời kỳ tệ hại nhất đối với ngành vận tải đã qua, tốc độ đi xuống
      của các nền kinh tế châu Á sẽ giảm bớt.

      Ông nói: “Thời kỳ tệ
      nhất của kinh tế toàn cầu đã qua. Tuy nhiên còn quá lạc quan để khẳng
      định kinh tế toàn cầu đã đi đến bước ngoặt.” Ông nói thêm ông sẽ không
      mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại và khuyến cáo các nhà đầu tư thận trọng
      khi mua cổ phiếu trên thị trường Hồng Kông.


      Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông đã tăng 45% trong năm nay sau khi giảm 48% trong năm 2008.

      Cổ
      phiếu Hutchinson, hãng vận tải công ten nơ lớn nhất thế giới, đã tăng
      50% trong năm 2009 bất chấp việc xuất khẩu Trung Quốc giảm 22% trong 7
      tháng đầu năm nay.

      Cổ phiếu Cheung Kong, công ty bất động sản
      lớn thứ hai thế giới tính theo giá trị thị trường, đã giảm 33% tại thị
      trường Hồng Kông trong năm 2009.

      Ông Li năm nay 81 tuổi, ông
      được giới truyền thông Hồng Kông mệnh danh là nhà đầu tư đại tài vì khả
      năng đầu tư. Ông sinh ra tại miền Nam tỉnh Quảng Đông, ông đã biến công
      ty nhựa ông sáng lập năm 1950 sang công ty đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ,
      bất động sản, cầu cảng và năng lượng tại 54 nước. Giá nhà đất tại Hồng
      Kông đã tăng 22% trong năm nay.

      Theo Bloomberg
      Ngọc Diệp[/quote] Thế có thấy nói gì đến VN không ?!

      Tưởng ông ta làm ch.im l.ợn ở VN chứ[:cuoibo]

      Ở VN mà chơi Vàng với Forex khác nào tự dùng cưa cứa chân[:chongnang]

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Bảng giá trực tuyến của CTCK nào là tốt nhất hiện nay?
      By nguyencang84 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 203
      Bài viết cuối: 15-05-2012, 07:18 PM
    2. Thành lập CLB kinh doanh CK và Forex online
      By in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    3. Forex Trading- Cơ hội kinh doanh tại nhà!
      By in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình