Cập nhật thông tin hàng ngày liên quan đến tỷ giá
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3
    Kết quả 41 đến 56 của 56
    1. #41
      Ngày tham gia
      Sep 2008
      Bài viết
      8,360
      Được cám ơn 2,998 lần trong 1,683 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      $ hôm nay hạ 1 tý , mua 1818--1819 bán 1820--1821 , nhiều hàng , dễ mua .

      gia cát dự : $ sẽ về 18
      không có gì là mãi mãi !!!!!


    2. #42
      Ngày tham gia
      Feb 2009
      Bài viết
      62
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      [quote user="Tomty"]

      $ hôm nay hạ 1 tý , mua 1818--1819 bán 1820--1821 , nhiều hàng , dễ mua .

      gia cát dự : $ sẽ về 18


      [/quote]

      Tình hình có vẽ bớt căng rồi nhĩ. Các chính sách của NHNN cũng phần nào làm cho thị trường bớt nóng. Vừa qua tăng trưởng tín dụng đã mạnh lên nhưng tốc độ tăng của USD bé quá chắc bà con ngại tỷ giá

    3. #43
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      2,515
      Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      Các Pác CẬP cho em cái TỶ GIÁ 1 cái
      Cứ cổ phiếu tốt mà chơi

    4. #44
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      Tỷ giá chính thức

      Điểm
      qua thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
      nước công bố sáng nay là 16.941 VND/USD, tăng 3 VND/USD so với hôm qua.Tại
      các ngân hàng thương mại, giá USD tiếp tục kịch trần +5% mà Ngân hàng
      Nhà nước cho phép. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD sáng
      nay cùng ở mức 17.788 VND/USD. Tại Ngân hàng Eximbank, giá mua và bán
      USD cũng chung mức 17.788 VND/USD.
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    5. #45
      Ngày tham gia
      Apr 2009
      Bài viết
      1,535
      Được cám ơn 4 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      [quote user="stockwizard"]

      Tỷ giá chính thức

      Điểm
      qua thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
      nước công bố sáng nay là 16.941 VND/USD, tăng 3 VND/USD so với hôm qua.Tại
      các ngân hàng thương mại, giá USD tiếp tục kịch trần +5% mà Ngân hàng
      Nhà nước cho phép. Tại Ngân hàng Vietcombank, giá mua và bán USD sáng
      nay cùng ở mức 17.788 VND/USD. Tại Ngân hàng Eximbank, giá mua và bán
      USD cũng chung mức 17.788 VND/USD.

      [/quote]

      Còn giá TTTD là bao nhiêu hở bác?

    6. #46
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      2,515
      Được cám ơn 191 lần trong 154 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      [quote user="Tomty"]

      $ hôm nay hạ 1 tý , mua 1818--1819 bán 1820--1821 , nhiều hàng , dễ mua .

      gia cát dự : $ sẽ về 18


      [/quote]

      Em xin cái Tỷ giá ngày hôm nay trên TTTD của "Bác Tomty" AE còn liệu cơm gắp mắm
      Cứ cổ phiếu tốt mà chơi

    7. #47
      Ngày tham gia
      Apr 2009
      Bài viết
      12
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      Có bác nào biết tỷ giá ngày hôm nay trên TTTD không xin cập nhật dùm , cảm ơn .

    8. #48
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      299
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      có các nào để biết bi giờ. coi chừng bị lock


      [quote user="biển xanh 09"]

      Có bác nào biết tỷ giá ngày hôm nay trên TTTD không xin cập nhật dùm , cảm ơn . [/quote]
      TRC tiếp tục giữ ngôi quán quân EPS 9T 2011=12.2K

      múc

    9. #49
      Ngày tham gia
      Jul 2008
      Bài viết
      451
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ

      Hum nay giá mua bán của dollar là 18240; 18270.


      Giá mua bán chợ đen đang rất vững vì người ta nhận ra những động thái của NHNN chỉ là mõmch.ó job nên chẳng ăn thua mẹ gì.


      Không hỉu tại sao mấy thèng bò trong NHNN deck làm được cái mẹ gì cả mà cũng to mồm.


      Bình ổn TT ngoại hối à? Thêm 1 đám thẩm du tinh thần lên làm lãnh đạo.[8o|]





    10. #50
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      http://www.vietstock.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=115363&ChannelID=37Bắt "bệnh" thị trường ngoại tệ


      Hiện nay, thị trường ngoại tệ đang có dấu hiệu căng
      thẳng với các triệu chứng như tỷ giá luôn ở mức cao, nhiều khi vượt mức
      trần quy định. Nguyên nhân từ đâu? Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
      Việt Nam Nguyễn Văn Bình vừa có cuộc trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ
      về việc chẩn đoán sức khỏe của thị trường ngoại tệ, từ đó đưa ra các
      “liệu pháp” để thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định.


      PV: Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện nay
      các doanh nghiệp rất khó mua được ngoại tệ của ngân hàng. Các ngân
      hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán mức tỷ
      giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định
      từ 1% đến 2%. Đề nghị phó Thống đốc cho biết ý kiến của mình về tình
      hình này?


      Phó Thống
      đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: NHNN luôn theo dõi rất sát mọi diễn biến trên
      thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước. Khoảng 3 tuần gần đây thị
      trường ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng trở lại, nhu cầu mua ngoại tệ
      vượt khả năng có ngoại tệ để bán của các ngân hàng thương mại (NHTM).
      Chỉ sau gần một tháng NHNN mở rộng biên độ giao dịch từ + 3% lên + 5%,
      các NHTM đã phải niêm yết tỷ giá mua vào lẫn bán ra ở mức tỷ giá trần.
      Các doanh nghiệp rất khó khăn để mua được ngoại tệ và có nhiều doanh
      nghiệp phải mua với mức tỷ giá cao hơn mức trần do NHNN qui định.


      PV:
      Thưa Phó Thống đốc, theo các thông tin được công bố chính thức trong
      thời gian qua, 4 tháng đầu năm 2009, sau nhiều năm nhập siêu, thì Việt
      Nam lại có xuất siêu. Cán cân thương mại và cán cân vãng lai đều thặng
      dư. Trong bối cảnh đó, đề nghị Phó Thống đốc cho biết đâu là nguyên
      nhân của tình trạng căng thẳng về ngoại tệ nêu trên?


      Phó Thống
      đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Số liệu thống kê cho thấy quý I/2009 kim
      ngạch xuất khẩu đạt 14,14 tỷ USD (theo giá FOB - giá trị thị trường tại
      biên giới hải quan của “nền kinh tế” từ đó hàng hóa được xuất đi - PV)
      tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2008; kim ngạch nhập khẩu đạt 11,81 tỷ USD
      (theo giá FOB), giảm 41,3% so với cùng kỳ năm 2008. Do vậy, cán cân
      thương mại thặng dư 2,32 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm 2008 thâm hụt
      6,95 tỷ USD. Cán cân vãng lai quý I/2009 thặng dư ở mức 2,6 tỷ USD,
      ngược hẳn với mức thâm hụt 6,1 tỷ USD của cùng kỳ năm 2008. Như vậy nếu
      đứng trên phương diện phân tích vĩ mô một số cân đối lớn của cán cân
      thanh toán thì tình hình được cải thiện hơn rất nhiều so với quý I/2008.


      Qua phân
      tích, đánh giá một cách toàn diện, chúng tôi cho rằng những diễn biến
      gần đây trên thị trường ngoại hối trong nước có một số nguyên nhân chủ
      yếu sau đây:


      Yếu tố tâm lý:
      Doanh nghiệp và người dân đều nhận thức sâu sắc rằng năm 2009 nền kinh
      tế nước ta vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức
      của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Xuất khẩu, đầu tư
      nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp, kiều hối, du lịch, khả năng vay
      vốn nước ngoài… hay nói một cách khác các nguồn cung ngoại tệ cho nền
      kinh tế đều giảm sút và thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất mạnh.
      Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến
      găm giữ ngoại tệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có
      nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ
      giọt cho thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì vội vã bằng mọi
      cách và bằng mọi giá đi mua ngoại tệ. Một bộ phận người dân cũng chuyển
      từ tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ. Theo số liệu thống kê của
      NHNN số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục
      trong suốt 4 tháng đầu năm 2009. Tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế
      tăng 3,35%. Đây là hiện tượng không bình thường. Hàng năm, số dư tiền
      gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu,
      tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung - cầu
      ngoại tệ trên thị trường. Bốn tháng đầu năm nay số ngoại tệ này hầu như
      đóng băng.


      Bên cạnh
      đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy. Nắm
      được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra
      các tin đồn thất thiệt, thậm chí còn tự tạo ra các đợt sóng trên thị
      trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời với thủ đoạn ngày càng tinh vi.


      Yếu tố khách quan:
      Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải
      pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu
      cực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, duy trì tăng
      trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; trong đó
      có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả
      ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Những chỉ số kinh tế vĩ mô
      của quý I và 4 tháng đầu năm 2009, cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng
      tăng đều qua các tháng là minh chứng cho sự đúng đắn và kịp thời của
      các giải pháp nêu trên, được dư luận xã hội đánh giá rất tích cực.


      Tuy nhiên,
      cũng có một thực tế là khi ta tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% đã
      đưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của các doanh nghiệp và dân cư
      xuống 5% - 6% (trong một số trường hợp còn thấp hơn). Mặt bằng lãi suất
      này cũng bằng mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống
      NHTM. Điều này vô hình chung đã khuyến khích các doanh nghiệp có nhu
      cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng
      VND để mua ngoại tệ của các NHTM thay vì vay vốn bằng ngoại tệ (hiệu
      quả kinh tế như nhau lại không bị rủi ro về biến động tỷ giá). Thậm chí
      nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng
      tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ
      cho ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2009 tăng
      trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó
      tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%. Thực tế này đã làm
      tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế thay vì nhu cầu đó
      được giải quyết hài hòa qua các kỳ hạn khác nhau trong cả năm, thậm chí
      cho cả các năm tiếp theo. Như đã nói ở trên, tiền gửi ngoại tệ trong hệ
      thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ
      lại giảm, dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho
      vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp.


      Ngoài ra,
      cũng còn phải kể đến một hiện tượng rất phổ biến là hiện nay nhiều
      doanh nghiệp và người dân có nguồn thu ngoại tệ, thay vì trước đây để
      phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nước của mình họ bán ngoại tệ cho
      hệ thống NHTM lấy VND, thì nay dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND. Theo
      tính toán gửi ngoại tệ tại ngân hàng để lấy lãi suất 2% đến 3%, vay VND
      sau hỗ trợ phải trả từ 5% đến 6%, như vậy thực tế phải trả lãi vốn vay
      ngân hàng ở mức 2% - 3%. Do vậy, theo tính toán của họ đi vay ngân hàng
      không những không phải trả lãi mà còn được hưởng lãi.


      Tóm lại,
      đang tồn tại những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình
      trạng găm giữ, tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư; nhu cầu
      mua ngoại tệ tăng đột biến trong khi nhu cầu vay ngoại tệ lại giảm sút.
      Hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán,
      thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch và nếu có đều giao
      dịch trên mức tỷ giá trần do NHNN qui định.


      Ba nhóm giải pháp bình ổn thị trường ngoại tệ


      PV:
      Qua ý kiến của Phó Thống đốc cho thấy, NHNN không những nắm rất rõ mọi
      diễn biến trên thị trường ngoại hối mà còn đánh giá chính xác những
      nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng của thị trường hiện nay. Vậy
      theo phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp gì để đối
      phó với tình hình.


      Phó Thống
      đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Trong y học, khi đã xác định được chính xác
      nguyên nhân gây bệnh thì sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên,
      để giải pháp điều trị đạt kết quả như mong muốn rất cần đến sự hợp tác
      về mọi mặt của người bệnh. Nói một cách khác, để các giải pháp của NHNN
      phát huy được tác dụng, bình ổn được thị trường ngoại hối trong nước,
      chúng ta rất cần đến sự hợp tác, sự đồng thuận của doanh nghiệp và
      người dân.


      Căn cứ vào
      các nguyên nhân nêu trên, chúng tôi xác định phải tiến hành đồng bộ
      theo 3 nhóm giải pháp chính: Thông tin tuyên truyền; sử dụng các công
      cụ kinh tế; chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ.


      Thứ nhất, về nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền:


      Mục tiêu
      của nhóm giải pháp này là NHNN sẽ kịp thời cung cấp một cách công khai,
      minh bạch các thông tin cần thiết để giúp doanh nghiệp và người dân
      hiểu đúng, hiểu đầy đủ bản chất của mọi diễn biến trong nền kinh tế nói
      chung và thị trường ngoại tệ nói riêng và trên cơ sở đó có ứng xử phù
      hợp.


      Như tôi đã
      đề cập ở phần trên, năm 2009 là một năm khó khăn của nền kinh tế nước
      ta, tuy nhiên đứng trên phương diện phân tích một số cân đối lớn của
      nền kinh tế như cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh
      toán tổng thể thì tình hình còn tốt hơn nhiều so với năm 2008.


      Ngay từ
      đầu năm, NHNN đã tiến hành dự báo cán cân thanh toán cho cả năm 2009
      theo nhiều kịch bản khác nhau của nền kinh tế trong nước và quốc tế.
      Kết quả cho thấy mức thâm hụt trung bình của cán cân thanh toán là
      trên, dưới một tỷ USD. Ngay cả với kịch bản xấu nhất thì mức thâm hụt
      này cũng chỉ gần 2,5 tỷ USD. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của nước ta
      vẫn đang duy trì ở mức 20 tỷ USD, đủ sức để bù đắp mọi thiếu hụt của
      cán cân thanh toán. Kết quả dự báo này cũng phù hợp với kết quả dự báo
      cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009 do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tiến
      hành. Thực tế diễn ra trong 4 tháng đầu năm 2009 cũng đã khẳng định mức
      độ chính xác của dự báo.


      Thời gian
      qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã bàn luận nhiều về
      tỷ giá và cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Vậy phải hiểu về vấn
      đề này như thế nào cho đúng.


      Về mặt lý
      thuyết, có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định tỷ giá và phải
      căn cứ vào nhiều tham số của nền kinh tế trong và ngoài nước. Có những
      phương pháp phải nhờ đến các chương trình máy tính khá công phu. Tuy
      nhiên, tất cả các cách xác định tỷ giá đó chỉ mang tính tham khảo, dẫn
      chiếu. Đối với những nước còn chế độ quản lý ngoại hối như nước ta việc
      xác lập tỷ giá còn phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu chính sách cần
      đạt được. Trong mọi phương án tính tỷ giá, yếu tố lạm phát là một yếu
      tố quan trọng.


      Thông
      thường, mức độ phá giá của một đồng tiền thấp hơn mức độ lạm phát. Năm
      2008 lạm phát của ta là 23% ta cũng phá giá VND xấp xỉ 9% và thị trường
      ngoại hối về cơ bản đã ổn định trở lại, được dư luận trong nước và quốc
      tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo kinh tế Việt Nam 2008 của IMF đã nhận
      định: điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối 2008 của Việt Nam là
      đáng khen ngợi. Năm nay, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế trong
      và ngoài nước, mức lạm phát của ta sẽ vào khoảng 5 đến 6%. Như vậy, mức
      mất giá của VND được kỳ vọng cũng chỉ ở mức đó, thậm chí còn thấp hơn.
      Cũng còn có một cách khác để kiểm chứng nhanh mức độ phù hợp của tỷ giá
      đó là: mức phá giá của đồng nội tệ không vượt quá chênh lệch lãi suất
      tiền gửi giữa nội tệ và ngoại tệ. Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng
      lãi suất huy động USD và VND trung bình ở mức xấp xỉ 2% và 8%. Như vậy,
      theo phương pháp giản đơn này thì mức mất giá tối đa của VND cũng không
      vượt qua 5 – 6%. Trên thực tế, ngày 25/12/2008 nhằm tạo đà xuất khẩu
      cho năm 2009 NHNN đã phá giá VND 3%; ngày 24/3/2009, nhằm tạo ra khả
      năng linh hoạt hơn trong mua bán ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng,
      NHNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch từ + 3% lên + 5%. Như vậy tính
      chung đến nay, NHNN đã cho phép khả năng VND mất giá tới 5%, hay nói
      một cách khác, nhằm tạo đà cho xuất khẩu, tránh tâm lý lo ngại việc mất
      giá mạnh của VND, tạo điều kiện ổn định cho hoạt động sản xuất kinh
      doanh của doanh nghiệp và người dân, NHNN đã cấp trước “Quota tỷ giá”
      cho cả năm 2009.


      Tóm lại,
      phân tích kinh tế vĩ mô cho thấy trong mọi hoàn cảnh của nền kinh tế
      trong nước và quốc tế, nhà nước ta hoàn toàn có đủ khả năng cân đối đủ
      ngoại tệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; không có lý do gì để kỳ
      vọng vào việc phá giá mạnh của VND.


      Thứ hai, nhóm giải pháp sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế:


      Như đã
      trình bày ở trên, đang có hiện tượng các doanh nghiệp và người dân găm
      giữ và tích trữ ngoại tệ; các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn mua ngoại
      tệ mà không muốn vay ngoại tệ; các ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay
      nhưng thiếu ngoại tệ để bán. Hay nói một cách khác thị trường ngoại hối
      hầu như chỉ có một chiều cầu, còn chiều cung hầu như án binh bất động –
      thị trường thiếu thanh khoản.


      Hiện nay
      mặt bằng lãi suất huy động USD của các ngân hàng phổ biến ở mức từ 2
      đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng
      nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở
      nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và
      rủi ro cũng rất lớn do các ngân hàng ở nước ngoài đang phải vật lộn với
      khủng hoảng. Các ngân hàng cũng có thể gửi tại NHNN hầu như không có
      rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các
      ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp
      hơn nữa (theo quan điểm của chúng tôi phải ở mức từ 1 đến 2% là tối
      đa). Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống
      mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ
      tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% -
      điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay
      vì chỉ đi mua USD. Các ngân hàng thương mại đang rất muốn điều này
      nhưng còn nhìn nhau. NHNN đã đang và sẽ tiếp tục chỉ đạo các NHTM thông
      qua Hiệp hội Ngân hàng nhằm tạo ra sự đồng thuận và triển khai đồng bộ
      giữa các NHTM theo hướng này.


      Như đã
      trình bày ở trên, khi ta tiến hành hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn bằng VND
      cũng đã tạo ra sự mất cân đối giữa mặt bằng lãi suất VND và USD. Điều
      này tạo điều kiện kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp có nguồn thu
      ngoại tệ găm giữ lại ngoại tệ và đi vay VND để phục vụ sản xuất kinh
      doanh của mình. NHNN đang khẩn trương hoàn thiện phương án để sớm hướng
      dẫn các TCTD áp dụng mức lãi suất tiền gửi thích hợp đối với các tổ
      chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ.


      Thời gian
      qua cũng có nhiều ý kiến cho rằng khi đã tiến hành hỗ trợ 4% lãi suất
      vay ngân hàng cho cả 3 kỳ hạn thì cũng phải áp dụng biện pháp hỗ trợ
      lãi suất vay vốn ngoai tệ. Xét về tính hợp lý và logic, chúng tôi cho
      rằng cách đặt vấn đề như vậy là đúng đắn. Tuy nhiên, để triển khai được
      phải đảm bảo tính khả thi. NHNN đang tích cực nghiên cứu để đánh giá
      toàn diện phương án này.


      Gần đây
      trong dư luận xã hội cũng có ý kiến cho rằng trước hiện tượng găm giữ
      ngoại tệ của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến việc luân chuyển bình
      thường của thị trường ngoại hối và đề nghị phải tiến hành biện pháp kết
      hối. Về mặt pháp lý cũng phải khẳng định rằng pháp luật về quản lý
      ngoại hối của ta cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
      ký kết đều cho phép các bên tham gia được tiến hành biện pháp này nhằm
      bảo vệ cán cân thanh toán trước các tác động của các cú sốc từ bên
      ngoài. Ở Việt Nam ta cũng mới bỏ kết hối hoàn toàn từ năm 2003. Trên
      thế giới và trong khu vực vẫn còn các nước duy trì biện pháp kết hối
      toàn bộ hay từng phần. Tuy nhiên phải đánh giá rằng việc bãi bỏ hoàn
      toàn chế độ kết hối là một thành quả, một bước tiến, một nỗ lực to lớn
      của đất nước chúng ta trên con đường xây dựng một nền kinh tế thị
      trường định hướng XHCN. Như phân tích ở trên cho thấy mặc dù bị ảnh
      hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nhưng những
      cân đối vĩ mô lớn của cán cân thanh toán năm nay của ta vẫn khả quan,
      thậm chí còn được cải thiện hơn nhiều so với năm 2008. Đó là nền tảng
      để ta không phải áp dụng biện pháp kết hối. Tuy nhiên, chúng tôi hoàn
      toàn chia sẻ những bức xúc trong dư luận xã hội về việc một số tổ chức
      kinh tế lớn được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh
      hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước lại găm giữ ngoại
      tệ để chuộc lợi. Thực tế này phải được kịp thời chấn chỉnh và xử lý.


      Hiện nay
      NHNN đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các NHTM vừa
      nhằm tạo thêm nguồn vốn VND để các NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế
      theo các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, vừa giải quyết bài toán
      “thừa” ngoại tệ để cho vay của các NHTM, đồng thời NHNN trước mắt có
      thêm nguồn ngoại tệ để bán can thiệp mạnh mẽ hơn, tạo thanh khoản và
      kích hoạt trở lại hoạt động bình thường của thị trường ngoại hối.


      Thứ ba, nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ:


      Năm 2008
      với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an, Bộ Công Thương và UBND các
      tỉnh, thành phố cấp công tác chấn chỉnh thị trường mua bán ngoại tệ
      trái phép, chống đầu cơ đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Tuy
      nhiên thời gian gần đây hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép lại trỗi
      dậy với quy mô và thủ đoạn ngày càng tinh sảo hơn.


      Ngày
      8/5/2009 tại công văn số 695/TTg - KTN Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu
      Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Chủ
      tịch UBND thành phố Hà Nội, TP HCM chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng
      cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy
      định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động: thu
      đổi ngoại tệ trái phép, quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa và dịch vụ
      bằng ngoại tệ. NHNN cũng đã tiến hành họp và có công văn chính thức gửi
      các Bộ, ngành và UBND các thành phố nói trên để phối hợp với NHNN trên
      địa bàn triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động
      mua bán ngoại tệ trái phép, chống đầu cơ. Chúng tôi đều thống nhất rằng
      công tác này phải được tiến hành kiên quyết, thường xuyên và có sự phối
      hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.


      Trong hệ
      thống ngân hàng, NHNN cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ kể cả tiến hành
      thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM, xử lý nghiêm
      khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.


      Tóm lại,
      chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng với việc triển khai đồng bộ 3 nhóm
      giải pháp nêu trên, doanh nghiệp và người dân sẽ hiểu rõ, thực chất các
      diễn biến kinh tế vĩ mô, tin tưởng vào sự ổn định của tỷ giá, khả năng
      can thiệp và kiểm soát của Nhà nước. Sự mất cân đối giữa lãi suất VND
      và USD cũng như hiện tượng găm giữ và tích trữ ngoại tệ sẽ dần được
      khắc phục. Thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện và thị trường
      ngoại hối sẽ trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở
      phần trên liệu pháp tốt phải gắn liền với ý thức chữa bệnh của bệnh
      nhân. Để các giải pháp nêu trên sớm phát huy kết quả rất cần sự hợp tác
      tích cực của doanh nghiệp và người dân.


      Trong quá
      khứ của nước ta, cũng như của một số nước trong khu vực và thế giới khi
      đất nước có khủng hoảng, có khó khăn về ngoại tệ, nhân dân đã tự nguyện
      hiến vàng, hiến ngoại tệ, quyết tâm sử dụng hàng nội để tiết kiệm ngoại
      tệ cho đất nước, góp phần sớm đưa đất nước vượt qua khó khăn. Với
      truyền thống yêu nước sẵn có chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự
      đồng tình, ủng hộ của nhân dân.


      Văn Thanh thực hiện


      Chính phủ

      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    11. #51
      Ngày tham gia
      Sep 2008
      Bài viết
      8,360
      Được cám ơn 2,998 lần trong 1,683 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      [quote user="stockwizard"]

      http://www.vietstock.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=115363&ChannelID=37Bắt "bệnh" thị trường ngoại tệ


      Hiện nay, thị trường ngoại tệ đang có dấu hiệu căng
      thẳng với các triệu chứng như tỷ giá luôn ở mức cao, nhiều khi vượt mức
      trần quy định. Nguyên nhân từ đâu? Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
      Việt Nam Nguyễn Văn Bình vừa có cuộc trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ
      về việc chẩn đoán sức khỏe của thị trường ngoại tệ, từ đó đưa ra các
      “liệu pháp” để thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định.


      PV: Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện nay
      các doanh nghiệp rất khó mua được ngoại tệ của ngân hàng. Các ngân
      hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán mức tỷ
      giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định
      từ 1% đến 2%. Đề nghị phó Thống đốc cho biết ý kiến của mình về tình
      hình này?




      Phó Thống
      đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: NHNN luôn theo dõi rất sát mọi diễn biến trên
      thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước. Khoảng 3 tuần gần đây thị
      trường ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng trở lại, nhu cầu mua ngoại tệ
      vượt khả năng có ngoại tệ để bán của các ngân hàng thương mại (NHTM).
      Chỉ sau gần một tháng NHNN mở rộng biên độ giao dịch từ + 3% lên + 5%,
      các NHTM đã phải niêm yết tỷ giá mua vào lẫn bán ra ở mức tỷ giá trần.
      Các doanh nghiệp rất khó khăn để mua được ngoại tệ và có nhiều doanh
      nghiệp phải mua với mức tỷ giá cao hơn mức trần do NHNN qui định.
      PV:
      Thưa Phó Thống đốc, theo các thông tin được công bố chính thức trong
      thời gian qua, 4 tháng đầu năm 2009, sau nhiều năm nhập siêu, thì Việt
      Nam lại có xuất siêu. Cán cân thương mại và cán cân vãng lai đều thặng
      dư. Trong bối cảnh đó, đề nghị Phó Thống đốc cho biết đâu là nguyên
      nhân của tình trạng căng thẳng về ngoại tệ nêu trên?




      Phó Thống
      đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Số liệu thống kê cho thấy quý I/2009 kim
      ngạch xuất khẩu đạt 14,14 tỷ USD (theo giá FOB - giá trị thị trường tại
      biên giới hải quan của “nền kinh tế” từ đó hàng hóa được xuất đi - PV)
      tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2008; kim ngạch nhập khẩu đạt 11,81 tỷ USD
      (theo giá FOB), giảm 41,3% so với cùng kỳ năm 2008. Do vậy, cán cân
      thương mại thặng dư 2,32 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm 2008 thâm hụt
      6,95 tỷ USD. Cán cân vãng lai quý I/2009 thặng dư ở mức 2,6 tỷ USD,
      ngược hẳn với mức thâm hụt 6,1 tỷ USD của cùng kỳ năm 2008. Như vậy nếu
      đứng trên phương diện phân tích vĩ mô một số cân đối lớn của cán cân
      thanh toán thì tình hình được cải thiện hơn rất nhiều so với quý I/2008.


      Qua phân
      tích, đánh giá một cách toàn diện, chúng tôi cho rằng những diễn biến
      gần đây trên thị trường ngoại hối trong nước có một số nguyên nhân chủ
      yếu sau đây:


      Yếu tố tâm lý:
      Doanh nghiệp và người dân đều nhận thức sâu sắc rằng năm 2009 nền kinh
      tế nước ta vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức
      của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Xuất khẩu, đầu tư
      nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp, kiều hối, du lịch, khả năng vay
      vốn nước ngoài… hay nói một cách khác các nguồn cung ngoại tệ cho nền
      kinh tế đều giảm sút và thậm chí một số lĩnh vực còn giảm sút rất mạnh.
      Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến
      găm giữ ngoại tệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có
      nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ
      giọt cho thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì vội vã bằng mọi
      cách và bằng mọi giá đi mua ngoại tệ. Một bộ phận người dân cũng chuyển
      từ tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ. Theo số liệu thống kê của
      NHNN số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục
      trong suốt 4 tháng đầu năm 2009. Tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế
      tăng 3,35%. Đây là hiện tượng không bình thường. Hàng năm, số dư tiền
      gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu,
      tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung - cầu
      ngoại tệ trên thị trường. Bốn tháng đầu năm nay số ngoại tệ này hầu như
      đóng băng.


      Bên cạnh
      đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy. Nắm
      được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra
      các tin đồn thất thiệt, thậm chí còn tự tạo ra các đợt sóng trên thị
      trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời với thủ đoạn ngày càng tinh vi.


      Yếu tố khách quan:
      Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm nhiều giải
      pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu
      cực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, duy trì tăng
      trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; trong đó
      có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả
      ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Những chỉ số kinh tế vĩ mô
      của quý I và 4 tháng đầu năm 2009, cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng
      tăng đều qua các tháng là minh chứng cho sự đúng đắn và kịp thời của
      các giải pháp nêu trên, được dư luận xã hội đánh giá rất tích cực.


      Tuy nhiên,
      cũng có một thực tế là khi ta tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% đã
      đưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của các doanh nghiệp và dân cư
      xuống 5% - 6% (trong một số trường hợp còn thấp hơn). Mặt bằng lãi suất
      này cũng bằng mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống
      NHTM. Điều này vô hình chung đã khuyến khích các doanh nghiệp có nhu
      cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng
      VND để mua ngoại tệ của các NHTM thay vì vay vốn bằng ngoại tệ (hiệu
      quả kinh tế như nhau lại không bị rủi ro về biến động tỷ giá). Thậm chí
      nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng
      tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ
      cho ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2009 tăng
      trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó
      tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%. Thực tế này đã làm
      tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế thay vì nhu cầu đó
      được giải quyết hài hòa qua các kỳ hạn khác nhau trong cả năm, thậm chí
      cho cả các năm tiếp theo. Như đã nói ở trên, tiền gửi ngoại tệ trong hệ
      thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ
      lại giảm, dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho
      vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp.


      Ngoài ra,
      cũng còn phải kể đến một hiện tượng rất phổ biến là hiện nay nhiều
      doanh nghiệp và người dân có nguồn thu ngoại tệ, thay vì trước đây để
      phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nước của mình họ bán ngoại tệ cho
      hệ thống NHTM lấy VND, thì nay dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND. Theo
      tính toán gửi ngoại tệ tại ngân hàng để lấy lãi suất 2% đến 3%, vay VND
      sau hỗ trợ phải trả từ 5% đến 6%, như vậy thực tế phải trả lãi vốn vay
      ngân hàng ở mức 2% - 3%. Do vậy, theo tính toán của họ đi vay ngân hàng
      không những không phải trả lãi mà còn được hưởng lãi.


      Tóm lại,
      đang tồn tại những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình
      trạng găm giữ, tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư; nhu cầu
      mua ngoại tệ tăng đột biến trong khi nhu cầu vay ngoại tệ lại giảm sút.
      Hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán,
      thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch và nếu có đều giao
      dịch trên mức tỷ giá trần do NHNN qui định.
      Ba nhóm giải pháp bình ổn thị trường ngoại tệ


      PV:
      Qua ý kiến của Phó Thống đốc cho thấy, NHNN không những nắm rất rõ mọi
      diễn biến trên thị trường ngoại hối mà còn đánh giá chính xác những
      nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng của thị trường hiện nay. Vậy
      theo phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp gì để đối
      phó với tình hình.




      Phó Thống
      đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Trong y học, khi đã xác định được chính xác
      nguyên nhân gây bệnh thì sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên,
      để giải pháp điều trị đạt kết quả như mong muốn rất cần đến sự hợp tác
      về mọi mặt của người bệnh. Nói một cách khác, để các giải pháp của NHNN
      phát huy được tác dụng, bình ổn được thị trường ngoại hối trong nước,
      chúng ta rất cần đến sự hợp tác, sự đồng thuận của doanh nghiệp và
      người dân.


      Căn cứ vào
      các nguyên nhân nêu trên, chúng tôi xác định phải tiến hành đồng bộ
      theo 3 nhóm giải pháp chính: Thông tin tuyên truyền; sử dụng các công
      cụ kinh tế; chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ.


      Thứ nhất, về nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền:


      Mục tiêu
      của nhóm giải pháp này là NHNN sẽ kịp thời cung cấp một cách công khai,
      minh bạch các thông tin cần thiết để giúp doanh nghiệp và người dân
      hiểu đúng, hiểu đầy đủ bản chất của mọi diễn biến trong nền kinh tế nói
      chung và thị trường ngoại tệ nói riêng và trên cơ sở đó có ứng xử phù
      hợp.


      Như tôi đã
      đề cập ở phần trên, năm 2009 là một năm khó khăn của nền kinh tế nước
      ta, tuy nhiên đứng trên phương diện phân tích một số cân đối lớn của
      nền kinh tế như cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh
      toán tổng thể thì tình hình còn tốt hơn nhiều so với năm 2008.


      Ngay từ
      đầu năm, NHNN đã tiến hành dự báo cán cân thanh toán cho cả năm 2009
      theo nhiều kịch bản khác nhau của nền kinh tế trong nước và quốc tế.
      Kết quả cho thấy mức thâm hụt trung bình của cán cân thanh toán là
      trên, dưới một tỷ USD. Ngay cả với kịch bản xấu nhất thì mức thâm hụt
      này cũng chỉ gần 2,5 tỷ USD. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của nước ta
      vẫn đang duy trì ở mức 20 tỷ USD, đủ sức để bù đắp mọi thiếu hụt của
      cán cân thanh toán. Kết quả dự báo này cũng phù hợp với kết quả dự báo
      cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009 do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tiến
      hành. Thực tế diễn ra trong 4 tháng đầu năm 2009 cũng đã khẳng định mức
      độ chính xác của dự báo.


      Thời gian
      qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã bàn luận nhiều về
      tỷ giá và cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Vậy phải hiểu về vấn
      đề này như thế nào cho đúng.


      Về mặt lý
      thuyết, có rất nhiều phương pháp khác nhau để xác định tỷ giá và phải
      căn cứ vào nhiều tham số của nền kinh tế trong và ngoài nước. Có những
      phương pháp phải nhờ đến các chương trình máy tính khá công phu. Tuy
      nhiên, tất cả các cách xác định tỷ giá đó chỉ mang tính tham khảo, dẫn
      chiếu. Đối với những nước còn chế độ quản lý ngoại hối như nước ta việc
      xác lập tỷ giá còn phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu chính sách cần
      đạt được. Trong mọi phương án tính tỷ giá, yếu tố lạm phát là một yếu
      tố quan trọng.


      Thông
      thường, mức độ phá giá của một đồng tiền thấp hơn mức độ lạm phát. Năm
      2008 lạm phát của ta là 23% ta cũng phá giá VND xấp xỉ 9% và thị trường
      ngoại hối về cơ bản đã ổn định trở lại, được dư luận trong nước và quốc
      tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo kinh tế Việt Nam 2008 của IMF đã nhận
      định: điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối 2008 của Việt Nam là
      đáng khen ngợi. Năm nay, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế trong
      và ngoài nước, mức lạm phát của ta sẽ vào khoảng 5 đến 6%. Như vậy, mức
      mất giá của VND được kỳ vọng cũng chỉ ở mức đó, thậm chí còn thấp hơn.
      Cũng còn có một cách khác để kiểm chứng nhanh mức độ phù hợp của tỷ giá
      đó là: mức phá giá của đồng nội tệ không vượt quá chênh lệch lãi suất
      tiền gửi giữa nội tệ và ngoại tệ. Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng
      lãi suất huy động USD và VND trung bình ở mức xấp xỉ 2% và 8%. Như vậy,
      theo phương pháp giản đơn này thì mức mất giá tối đa của VND cũng không
      vượt qua 5 – 6%. Trên thực tế, ngày 25/12/2008 nhằm tạo đà xuất khẩu
      cho năm 2009 NHNN đã phá giá VND 3%; ngày 24/3/2009, nhằm tạo ra khả
      năng linh hoạt hơn trong mua bán ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng,
      NHNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch từ + 3% lên + 5%. Như vậy tính
      chung đến nay, NHNN đã cho phép khả năng VND mất giá tới 5%, hay nói
      một cách khác, nhằm tạo đà cho xuất khẩu, tránh tâm lý lo ngại việc mất
      giá mạnh của VND, tạo điều kiện ổn định cho hoạt động sản xuất kinh
      doanh của doanh nghiệp và người dân, NHNN đã cấp trước “Quota tỷ giá”
      cho cả năm 2009.


      Tóm lại,
      phân tích kinh tế vĩ mô cho thấy trong mọi hoàn cảnh của nền kinh tế
      trong nước và quốc tế, nhà nước ta hoàn toàn có đủ khả năng cân đối đủ
      ngoại tệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; không có lý do gì để kỳ
      vọng vào việc phá giá mạnh của VND.


      Thứ hai, nhóm giải pháp sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế:


      Như đã
      trình bày ở trên, đang có hiện tượng các doanh nghiệp và người dân găm
      giữ và tích trữ ngoại tệ; các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn mua ngoại
      tệ mà không muốn vay ngoại tệ; các ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay
      nhưng thiếu ngoại tệ để bán. Hay nói một cách khác thị trường ngoại hối
      hầu như chỉ có một chiều cầu, còn chiều cung hầu như án binh bất động –
      thị trường thiếu thanh khoản.


      Hiện nay
      mặt bằng lãi suất huy động USD của các ngân hàng phổ biến ở mức từ 2
      đến 3%. Do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng
      nhiều USD thì sẽ càng lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở
      nước ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và
      rủi ro cũng rất lớn do các ngân hàng ở nước ngoài đang phải vật lộn với
      khủng hoảng. Các ngân hàng cũng có thể gửi tại NHNN hầu như không có
      rủi ro nhưng lãi suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các
      ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp
      hơn nữa (theo quan điểm của chúng tôi phải ở mức từ 1 đến 2% là tối
      đa). Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống
      mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ
      tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% -
      điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay
      vì chỉ đi mua USD. Các ngân hàng thương mại đang rất muốn điều này
      nhưng còn nhìn nhau. NHNN đã đang và sẽ tiếp tục chỉ đạo các NHTM thông
      qua Hiệp hội Ngân hàng nhằm tạo ra sự đồng thuận và triển khai đồng bộ
      giữa các NHTM theo hướng này.


      Như đã
      trình bày ở trên, khi ta tiến hành hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn bằng VND
      cũng đã tạo ra sự mất cân đối giữa mặt bằng lãi suất VND và USD. Điều
      này tạo điều kiện kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp có nguồn thu
      ngoại tệ găm giữ lại ngoại tệ và đi vay VND để phục vụ sản xuất kinh
      doanh của mình. NHNN đang khẩn trương hoàn thiện phương án để sớm hướng
      dẫn các TCTD áp dụng mức lãi suất tiền gửi thích hợp đối với các tổ
      chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ.


      Thời gian
      qua cũng có nhiều ý kiến cho rằng khi đã tiến hành hỗ trợ 4% lãi suất
      vay ngân hàng cho cả 3 kỳ hạn thì cũng phải áp dụng biện pháp hỗ trợ
      lãi suất vay vốn ngoai tệ. Xét về tính hợp lý và logic, chúng tôi cho
      rằng cách đặt vấn đề như vậy là đúng đắn. Tuy nhiên, để triển khai được
      phải đảm bảo tính khả thi. NHNN đang tích cực nghiên cứu để đánh giá
      toàn diện phương án này.


      Gần đây
      trong dư luận xã hội cũng có ý kiến cho rằng trước hiện tượng găm giữ
      ngoại tệ của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến việc luân chuyển bình
      thường của thị trường ngoại hối và đề nghị phải tiến hành biện pháp kết
      hối. Về mặt pháp lý cũng phải khẳng định rằng pháp luật về quản lý
      ngoại hối của ta cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
      ký kết đều cho phép các bên tham gia được tiến hành biện pháp này nhằm
      bảo vệ cán cân thanh toán trước các tác động của các cú sốc từ bên
      ngoài. Ở Việt Nam ta cũng mới bỏ kết hối hoàn toàn từ năm 2003. Trên
      thế giới và trong khu vực vẫn còn các nước duy trì biện pháp kết hối
      toàn bộ hay từng phần. Tuy nhiên phải đánh giá rằng việc bãi bỏ hoàn
      toàn chế độ kết hối là một thành quả, một bước tiến, một nỗ lực to lớn
      của đất nước chúng ta trên con đường xây dựng một nền kinh tế thị
      trường định hướng XHCN. Như phân tích ở trên cho thấy mặc dù bị ảnh
      hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nhưng những
      cân đối vĩ mô lớn của cán cân thanh toán năm nay của ta vẫn khả quan,
      thậm chí còn được cải thiện hơn nhiều so với năm 2008. Đó là nền tảng
      để ta không phải áp dụng biện pháp kết hối. Tuy nhiên, chúng tôi hoàn
      toàn chia sẻ những bức xúc trong dư luận xã hội về việc một số tổ chức
      kinh tế lớn được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh
      hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước lại găm giữ ngoại
      tệ để chuộc lợi. Thực tế này phải được kịp thời chấn chỉnh và xử lý.


      Hiện nay
      NHNN đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các NHTM vừa
      nhằm tạo thêm nguồn vốn VND để các NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế
      theo các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, vừa giải quyết bài toán
      “thừa” ngoại tệ để cho vay của các NHTM, đồng thời NHNN trước mắt có
      thêm nguồn ngoại tệ để bán can thiệp mạnh mẽ hơn, tạo thanh khoản và
      kích hoạt trở lại hoạt động bình thường của thị trường ngoại hối.


      Thứ ba, nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ:


      Năm 2008
      với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an, Bộ Công Thương và UBND các
      tỉnh, thành phố cấp công tác chấn chỉnh thị trường mua bán ngoại tệ
      trái phép, chống đầu cơ đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Tuy
      nhiên thời gian gần đây hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép lại trỗi
      dậy với quy mô và thủ đoạn ngày càng tinh sảo hơn.


      Ngày
      8/5/2009 tại công văn số 695/TTg - KTN Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu
      Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Chủ
      tịch UBND thành phố Hà Nội, TP HCM chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng
      cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy
      định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động: thu
      đổi ngoại tệ trái phép, quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa và dịch vụ
      bằng ngoại tệ. NHNN cũng đã tiến hành họp và có công văn chính thức gửi
      các Bộ, ngành và UBND các thành phố nói trên để phối hợp với NHNN trên
      địa bàn triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động
      mua bán ngoại tệ trái phép, chống đầu cơ. Chúng tôi đều thống nhất rằng
      công tác này phải được tiến hành kiên quyết, thường xuyên và có sự phối
      hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.


      Trong hệ
      thống ngân hàng, NHNN cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ kể cả tiến hành
      thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM, xử lý nghiêm
      khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.


      Tóm lại,
      chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng với việc triển khai đồng bộ 3 nhóm
      giải pháp nêu trên, doanh nghiệp và người dân sẽ hiểu rõ, thực chất các
      diễn biến kinh tế vĩ mô, tin tưởng vào sự ổn định của tỷ giá, khả năng
      can thiệp và kiểm soát của Nhà nước. Sự mất cân đối giữa lãi suất VND
      và USD cũng như hiện tượng găm giữ và tích trữ ngoại tệ sẽ dần được
      khắc phục. Thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện và thị trường
      ngoại hối sẽ trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở
      phần trên liệu pháp tốt phải gắn liền với ý thức chữa bệnh của bệnh
      nhân. Để các giải pháp nêu trên sớm phát huy kết quả rất cần sự hợp tác
      tích cực của doanh nghiệp và người dân.


      Trong quá
      khứ của nước ta, cũng như của một số nước trong khu vực và thế giới khi
      đất nước có khủng hoảng, có khó khăn về ngoại tệ, nhân dân đã tự nguyện
      hiến vàng, hiến ngoại tệ, quyết tâm sử dụng hàng nội để tiết kiệm ngoại
      tệ cho đất nước, góp phần sớm đưa đất nước vượt qua khó khăn. Với
      truyền thống yêu nước sẵn có chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự
      đồng tình, ủng hộ của nhân dân.
      Văn Thanh thực hiện


      Chính phủ



      [/quote]

      đừng ai đọc , dễ toi vì ung thư lắm ! viết nặc mùi ch trị , thối hơn ứt
      không có gì là mãi mãi !!!!!


    12. #52
      Ngày tham gia
      Sep 2008
      Bài viết
      83
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ







    13. #53
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      Thôi mà bác viết thế thôi chứ còn viết thế nào nữa. Phỉnh phờ không được được thì bắt nạt cả hai không được thì ...

      Mấy bác mà đên tiền gửi tích lũy về nước thì dự trữ ngoại tệ tăng lên khỏi phải cần hiến. Cứ kêu gọi phỉnh phờ như lừa trẻ con đấy nhễ...
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    14. #54
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      Căng thẳng ngoại tệ không chỉ là… căng thẳng
      MINH ĐỨC

      17/05/2009 13:15 (GMT+7)

      Người mua người bán chưa gặp nhau, hay người dư kẻ thiếu chỉ là hệ quả. Phía sau sự căng thẳng là những nút thắt chờ gỡ.Tròn
      một tháng, kể từ ngày 17/4, giá mua vào USD của các ngân hàng thương
      mại san bằng giá bán ra và luôn kịch trần biên độ cho phép. Một diễn
      biến kéo dài hiếm thấy trong những năm qua, là một phần biểu hiện sự
      căng thẳng trên thị trường ngoại hối.Vừa thiếu, vừa thừa!Ngân
      hàng Nhà nước khẳng định dự trữ ngoại hối đảm bảo, tại sao không tăng
      cường bán ra để hỗ trợ doanh nghiệp? Cán cân thương mại thặng dư lớn
      trong quý 1 nhưng tại sao tìm mua USD khó như vậy? Những câu hỏi này
      được đặt ra tại cuộc đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày
      16/5, tại Hà Nội.Do
      thiếu. Đó là câu trả lời đúng từ thực tế tại nhiều ngân hàng thương
      mại. Thời gian gần đây, có ngày trạng thái ngoại tệ âm tới 50 triệu
      USD; có trường hợp thường xuyên âm phải nhờ sự viện trợ của Ngân hàng
      Nhà nước; hay việc đẩy giá chào mua lên bằng giá bán cũng một phần cho
      thấy “mong muốn” mua cho được của các ngân hàng.Nhưng
      không thiếu! Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước vẫn đảm bảo ổn
      định ở mức cao. Cán cân thương mại thặng dư lớn trong quý 1/2009. Ngân
      hàng Nhà nước vẫn tăng cường hỗ trợ trên thị trường liên ngân hàng.Nguyên
      do chính được giải thích từ hiện tượng nhiều doanh nghiệp có nguồn thu
      bằng USD không chịu bán lại cho ngân hàng, có tâm lý chờ giá tiếp tục
      tăng lên, thậm chí còn “ra giá” để có thể đạt mức cao hơn trần quy định
      hiện hành mới bán.Nguyên
      do đó cũng được ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối
      (Ngân hàng Nhà nước), thừa nhận tại cuộc đối thoại nói trên.“Tôi
      cũng nghe từ phía các ngân hàng về tình trạng nhiều doanh nghiệp găm
      giữ ngoại tệ. Khi bán cho ngân hàng hoặc bán cho khách hàng khác thì ép
      với một mức giá cao hơn. Họ có tư tưởng găm giữ, muốn bán giá cao hơn.
      Từ đó dẫn đến tình trạng là ngân hàng không mua được ngoại tệ, không có
      ngoại tệ để bán”, ông Huy nói.Trong
      khi đó, trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng hiện lại đang ở trong
      tình trạng lo ngại thừa vốn USD, càng huy động càng có thể lỗ. Đây cũng
      là tình thế được ông Huy đề cập đến, cũng như thể hiện rõ nét trên thực
      tế thời gian qua.Từ
      đầu năm đến nay, lãi suất huy động USD liên tục sụt giảm, hiện phổ biến
      chỉ từ 2% - 3%/năm. Theo phân tích của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước công
      bố mới đây, do không cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động
      càng nhiều USD thì sẽ càng lỗ, bởi họ phải gửi số ngoại tệ này ở nước
      ngoài với mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với mức huy động, mà nếu
      gửi ở Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất chỉ ở mức… 0,1%.Về
      nhu cầu, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại liên tục ở mức thấp kể
      từ đầu năm, thậm chí giảm khá mạnh trong tháng 2 và 3. Doanh nghiệp
      ngại vay USD một phần do đề phòng rủi ro tỷ giá (nhiều trường hợp đã phải trả giá đắt trong năm 2008),
      và lãi suất cho vay USD hiện chưa hấp dẫn. Thay vào đó, nhiều doanh
      nghiệp chỉ tập trung tìm mua USD khiến cầu trên thị trường càng căng
      thẳng.Những nút thắt chờ gỡVì
      sao doanh nghiệp không bán ngoại tệ cho ngân hàng? Câu trả lời trực
      tiếp được giải thích ở sự kỳ vọng giá USD sẽ tiếp tục tăng cao hơn,
      doanh nghiệp giữ USD sẽ lợi hơn hoặc để dự phòng cho rủi ro tỷ giá.Nhưng
      có một câu trả lời khác đáng chú ý hơn: mức giá trần theo biên độ hiện
      tại chưa thỏa mãn yêu cầu của người bán. Theo đó, biên độ +/-5% theo tỷ
      giá bình quân liên ngân hàng hiện chưa phản ánh được hết yêu cầu thực
      tế. Ít nhất nhận định này khớp với hiện tượng doanh nghiệp “ra giá”
      vượt trần khi bán lại ngoại tệ cho ngân hàng thời gian gần đây; hay
      doanh nghiệp phải mua USD với giá cao hơn trần quy định (theo một số
      phản ánh tại cuộc đối thoại trên).Như
      vậy, liệu có khả năng biên độ tỷ giá sẽ tiếp tục được nới rộng trong
      thời gian tới hay không? Một biên độ rộng hơn, người mua người bán dễ
      gặp nhau hơn nhưng cũng đi cùng với khả năng tạo những biến động mạnh
      hơn. Hoặc có thể gỡ nút thắt đó bằng một giải pháp khác được dư luận
      chú ý gần đây là Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét lại yêu cầu kết hối,
      quy định doanh nghiệp phải bán lại cho ngân hàng một tỷ lệ ngoại tệ thu
      được…Một
      hệ quả phía sau sự căng thẳng hiện nay là có trường hợp doanh nghiệp
      phải mua USD của ngân hàng với giá cao hơn quy định. Trước phản ánh của
      doanh nghiệp tại cuộc đối thoại nói trên, ông Nguyễn Quang Huy cũng
      chia sẻ rằng, “việc mua bán ngoại tệ vượt trần có thể bị biến tướng,
      rất tinh vi và với cơ quan quản lý thực tế là rất khó phát hiện”. Tất
      nhiên, về nguyên tắc Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nếu phát hiện được
      những vi phạm.Liên
      quan đến sự căng thẳng trong hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ
      hiện nay, một hướng tháo gỡ mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là cần xác
      định một tiếng nói chung giữa các ngân hàng thương mại.Theo
      Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình, “các ngân hàng phải cùng nhau đưa mặt
      bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa (theo quan điểm của chúng
      tôi phải ở mức từ 1 đến 2% là tối đa). Khi đó mới có điều kiện để đưa
      mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở
      mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo chênh lệch lãi suất giữa vay vốn
      USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích
      các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ đi mua USD”.Ông
      Bình nhận định rằng các ngân hàng thương mại cũng đang rất muốn gỡ nút
      thắt này, nhưng còn nhìn nhau. “Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp
      tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại thông qua Hiệp hội Ngân hàng nhằm
      tạo ra sự đồng thuận và triển khai đồng bộ giữa các ngân hàng thương
      mại theo hướng này”, ông Bình cho biết thêm.Một
      thông tin được đưa ra tại cuộc đối thoại ngày 16/5 cũng cho biết, Ngân
      hàng Nhà nước hiện đang “đàm phán” với một số doanh nghiệp lớn để họ
      vay USD của các ngân hàng thay vì mua USD. Và ở một tín hiệu khác, theo
      lời ông Huy, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu bán lại ngoại tệ cho ngân
      hàng những ngày gần đây.
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    15. #55
      Ngày tham gia
      Feb 2009
      Bài viết
      45
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      Bác nào có thông tin về tỷ giá chợ đen cho post lên hộ

    16. #56
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Bình luận về thông tin tỷ giá $/VNĐ



      [quote user="hogiatu"]

      Bác nào có thông tin về tỷ giá chợ đen cho post lên hộ

      [/quote]

      Nút thắt trên thị trường ngoại tệ phát thành ung nhọt mưng mũ, đang có nguy cơ biến thành ung thư

      hu .. hu ..
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Hệ thống ngân hàng Mỹ cần duy nhất một cơ quan điều chỉnh
      By VFinance in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 12-08-2009, 04:30 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 15-05-2007, 11:06 AM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 15-01-2007, 06:27 PM
    4. 1X-CP nào đáng quan tâm nhất
      By in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình