Phân tích kỹ thuật - Kiến thức nền tảng
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 7 của 7

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      14
      Được cám ơn 27 lần trong 5 bài gởi

      Smile Phân tích kỹ thuật - Kiến thức nền tảng

      Thị trường tài chính nói chung hay thị trường chứng khoán nói riêng là một thế giới khổng lồ có cấu trúc vận hành và những luật lệ riêng của nó. Trong thế giới này chứa đựng nhiều cơ hội và cũng lắm rủi ro. Tham gia vào đây cũng có rất nhiều loại người khác nhau: những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà đâu tư nghiệp dư, những kẻ cơ hội, những người đầu cơ... Mỗi người đều có tính cách và đặc điểm khác nhau nhưng lòng tham, sự sợ hãi, sự thiếu kiên nhẫn, quyết định (khôn ngoan hay không khôn ngoan), ... đều tồn tại trong bản thân mỗi người và đó chính là yếu tố hình thành nên giá cả trên thị trường.

      Từ lâu trong giới phân tích tài chính đã chia làm hai trường phái cơ bản là phân tích giá trịphân tích kỹ thuật. Mỗi trường phái đều có những lý thuyết riêng, những mặt mạnh và yếu riêng. Và MarketWizard tôi đã chọn trường phái phân tích kỹ thuật.

      Tài liệu tôi sắp biên soạn và chia sẻ ở đây xin dành tăng cho những ai đam mê thế giới tài chính và chọn con đường phân tích kỹ thuật. Trong tài liệu chứa đựng những kiến thức cơ bản nhất được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và từ những trải nghiệm trên thị trường mà MarketWizard tôi đã trải qua. Kiến thức đều giống nhau nhưng cách vận dụng và kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau, tôi hi vọng từ những kiến thức này các bạn sẽ tìm được con đường thành công riêng cho mình và trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

      Tài liệu được chia thành 2 phần cơ bản:

      PHẦN 1: Những hình mẫu (PATTERN) quan trọng
      Chương 1: Trendlines và Channels
      Chương 2: Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ
      Chương 3: Mẫu Head-and-Shoulders (ở Đỉnh, Đáy), Rounding
      Chương 4: Mẫu Tam giác
      Chương 5: Mẫu chữ nhật, Hai đỉnh, Hai đáy.
      Chương 6: Những mẫu củng cố (consolidation)
      Chương 7: Những mẫu khác
      Chương 8: Khoảng hở (Gap)

      PHẦN 2: Chiến thuật mua và bán

      Chương 1 đang trong quá trình biên soạn và sẽ ra mắt vào ngày 25/8 tới. MarketWizard mong sớm nhận được hồi âm của các bạn khi tài liệu được post để MarketWizard có cơ hội được học hỏi thêm và rút kinh nghiệm cho những chương sau.

    2. Có 10 thành viên đã cám ơn MarketWizard :
      bemotyeu (28-08-2011), boyfyjero (30-08-2013), chiencman (09-06-2014), glackychun (30-12-2011), leduongson (01-10-2012), maiquynhdo (26-08-2011), muongiaunhanh (30-07-2012), PAD (25-12-2011), phanphuong6321 (24-05-2014)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      14
      Được cám ơn 27 lần trong 5 bài gởi

      Smile Chuơng 1: Trendlines and Channels

      Sau một thời gian biên soạn và chỉnh sửa nay chương 1 đã hoàn thành. MW thân gửi đến bà con.

      http://www.mediafire.com/?yfygib0pu4xgqac

      Đây là bản chưa cập nhật hình ảnh minh họa và các phân tích đồ thị mẫu các chứng khoán trên 2 sàn HOSE và HNX mà MW đã thực hiện. MW sẽ cố gắng cập nhật bản đầy đủ trong thời gian ngắn nhất có thể để mọi người có thể dễ dàng hiểu cách phân tích mà tài liệu đã nêu (dự kiến là ngày 29/08).

      Mọi thắc mắc xin mọi người post ở đây hay gửi vào inbox. MW hoan nghênh và trân trọng tất cả những đóng góp mà mọi người sau khi đọc qua tài liệu gửi về cho MW. MW sẽ cố gắng tổng hợp lại để bổ sung hoàn thiện thêm cho tài liệu.

    4. Có 7 thành viên đã cám ơn MarketWizard :
      bemotyeu (28-08-2011), boyfyjero (30-08-2013), f2b (08-09-2011), muongiaunhanh (30-07-2012), trunghieuffb (10-12-2011), vickyzao (02-04-2014)

    5. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      14
      Được cám ơn 27 lần trong 5 bài gởi

      Smile Chuơng 1 (Version 2)

      Đây là tài liệu chuơng 1 đã bổ sung đầy đủ hình ảnh. Xin gửi bà con.
      http://www.mediafire.com/?jo254pdkng0cv0e
      Mọi thắc mắc xin mọi người post ở đây hay gửi vào inbox. MW hoan nghênh và trân trọng tất cả những đóng góp mà mọi người sau khi đọc qua tài liệu gửi về cho MW. MW sẽ cố gắng tổng hợp lại để bổ sung hoàn thiện thêm cho tài liệu.

    6. Có 6 thành viên đã cám ơn MarketWizard :
      bemotyeu (28-08-2011), Boxing (13-10-2011), boyfyjero (30-08-2013), PAD (25-12-2011), thont124 (09-04-2014), vickyzao (02-04-2014)

    7. #4
      Ngày tham gia
      Dec 2010
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Link die rồi bạn ơi

    8. #5
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      14
      Được cám ơn 27 lần trong 5 bài gởi

      Smile Chuong 2: Nguong ho tro va nguong khang cu

      MỤC LỤC

      2.1. Tổng quan.
      2.2. Quá trình phát triển của một xu hướng thông thường.
      2.3. Đánh giá khả năng hỗ trợ - kháng cự.
      2.4. Xác định chính xác giới hạn phạm vi kháng cự và hỗ trợ.
      2.5. Phá hỏng ngưỡng hỗ trợ.
      2.6. Những quan niệm sai phổ biến.
      2.7. Lặp lại các mức lịch sử.
      2.8. Ngưỡng kháng cự trong các hình mẫu cơ bản.
      2.9. Khối lượng giao dịch trong các bẻ gãy qua vùng hỗ trợ.
      2.10. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong biểu đồ INDEX

      Trong chương này ta sẽ nghiên cứu một hiện tượng quan trọng, khác với những hiện tượng sẽ được thảo luận trong những chương sau. Ở đây ta sẽ nhìn vào thị trường chứng khoán dưới một góc độ khác để từ đó có thể giúp ta:
      • Tìm thấy các nguyên tắc giúp bổ sung cho quá trình phân tích thực tế.
      • Hướng dẫn ta trong việc chọn lựa các cổ phiếu mà ta sẽ giao dịch
      • Đánh giá khả năng di chuyển tiếp theo và phán đoán nơi mà cổ phiếu sẽ gặp vấn đề.
      Issue For Review 1:
      + Bổ sung các khái niệm chi tiết
      + Bổ sung các hình vẽ minh họa

      http://www.mediafire.com/?4sq460n7681ow3n

      Trong quá trình biên soạn va dịch có thể có sai sót. MW trân trọng mọi ý kiến đóng góp của các bạn. Mọi thắc mắc xin gửi vào Inbox của MW. MW sẽ cố gắng giải thích trong thời gian sớm nhất có thể

    9. Có 3 thành viên đã cám ơn MarketWizard :
      leduongson (01-10-2012), muongiaunhanh (30-07-2012), thont124 (09-04-2014)

    10. #6
      Ngày tham gia
      Apr 2012
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Cập nhập tin tức về tài liệu.

      Cảm ơn MarketWizard đã chia sẻ tài liệu hữu ích này. Cho em hỏi hiện tại tài liệu "Phân tích kỹ thuật - Kiến thức nền tảng" đã biên soạn đến chương mấy rồi ah? Em mới có được chương 1 và chương 2 ah. Em rất thích tài liệu này và mong nhận được những phần tiếp theo của tài liệu.
      Mong nhận được tài liệu của MarketWizard !!!

    11. #7
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Những series bài viết hay về Phân tích kỹ thuật PTKT

      Mức hồi lại, Khung giao dịch, Hỗ trợ và Kháng cự

      Trong bất kì một đồ thị nào ta đều thấy sau một giai đoạn giá chuyển động theo xu thế của thị trường thì giá sẽ hoàn lại một chút trước khi quay trở lại chuyển động theo xu thế cũ. Những chuyển động ngược xu thế này thường có độ lớn ở vào...
      Mức hoàn lại

      Trong bất kì một đồ thị nào ta đều thấy sau một giai đoạn giá chuyển động theo xu thế của thị trường thì giá sẽ hoàn lại một chút trước khi quay trở lại chuyển động theo xu thế cũ. Những chuyển động ngược xu thế này thường có độ lớn ở vào những khoản có thể dự đoán được và được gọi là mức hoàn lại. Mức hoàn lại trung bình thường gặp nhất là 50%. Bên cạnh đó còn có các mức hoàn lại thường thấy khác đó là các mức 1/3 và 2/3. Nói cách khác, nếu chia một xu thế giá thành ba phần thì nói mức hoàn lại thấp nhất là 33% và cao nhất là 66% có nghĩa là ở giai đoạn điều chỉnh của xu thế đó giá sẽ hoàn lại ít nhất 1/3 mức tăng (hay giảm) mà nó đạt được trong xu thế trước đó và mức hoàn lại đó không vượt quá 2/3 mức tăng (hay giảm) trước đó đạt được. Nếu mức hoàn lại cao hơn thì khả năng sẽ xảy ra sự đảo chiều thị trường tức là giá sẽ chuyển động theo xu thế đảo ngược xu thế trước mà không quay lại chuyển động theo xu thế đó.

      Khung giao dịch

      Thị trường có thể ở một trong 3 xu thế là xu thế tăng, xu thế giảm và xu thế dao động ngang. Nhiều người cho rằng thị trường chỉ có thể tăng hoặc giảm, nhưng thực tế có đến 1/3 thời gian giá chuyển động theo một hình mẫu dạng ‘phẳng’ nằm ngang gọi là khung giao dịch. Khung giao dịch là một dải nằm ngang trên đồ thị trong đó bao gồm các dao động của giá trong một giai đoạn dài. Nói chung hầu hết các biến động của thị trường sẽ diễn ra bên trong khung giao dịch. Tuy nhiên khi thị trường có biến động dạng khung giao dịch thì lại rất khó kiếm được lợi nhuận. Khung giao dịch phản ánh thời kỳ mà áp lực cung cầu là tương đối cân bằng và giá duy trì ở mức cân bằng thị trường. Đôi khi người ta còn gọi thời kỳ mà giá biến động theo khung giao dịch là thời kỳ không có xu thế thị trường. Hầu hết các công cụ kinh tế đều được tạo ra để có thể áp dụng vào các thị trường có xu thế tăng hoặc giảm rõ rệt còn khi thị trường ở dang không có xu thế rõ rệt thì các công cụ này nhìn chung hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là không thể áp dụng. Đây cũng chính là thời kỳ gây khó chịu nhất cho những người đi theo Phân tích kỹ thuật và gây ra nhiều lỗ nhất. Trong những tình huống ấy nhà đầu tư luôn phải đối mặt với một trong ba quyết định là mua, bán hay đứng ngoài không tham gia vào thị trường và thông thường thì quyết định không tham gia vào thị trường luôn là quyết định sáng suốt nhất.

      Thực tế cũng có một số phương pháp có thể áp dụng để kiếm lời khi thị trường xuất hiện dạng khung giao dịch, chẳng hạn như sử dụng các chỉ số dao động thị trường (Oscillators) mà ta sẽ nghiên cứu ở phần sau. Nhìn chung rất khó có thể dự đoán sự xuất hiện trong tương lai của mô hình khung giao dịch. Mô hình này cũng có thể kéo dài trong nhiều tháng, một năm hay nhiều năm. Cũng giống như kênh, khung giao dịch cũng có các đường biên bên trên và bên dưới, đây chính là các đường kháng cự và hỗ trợ của khung (ta sẽ nghiên cứu về kháng cự và hỗ trợ ở phần sau). Những “sự phá vỡ” (break out) ra ngoài khung có thể là các dấu hiệu quan trọng để tiến hành các giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý bởi giá cũng thường dao động vượt ra ngoài khung nhưng chỉ với một lượng nhỏ, sau đó quay trở lại bên trong khung. Đôi khi nguyên nhân của hiện tượng này là do những lệnh dừng mà nhà đầu tư đã đặt và những lệnh này tác động đến những vùng giá nằm ngoài khung. Khi những lệnh này kết thúc thì giá sẽ trở lại dao động bên trong khung giao dịch nếu không có những lý do liên quan đến những yếu tố tài chính cơ bản hay có sự xuất hiện khối lượng giao dịch lớn duy trì sự vượt ra ấy. Nhìn chung nhà đầu tư không nên đi theo ngay những “breakout” mới xuất hiện mà nên chờ thêm một dao động tiếp theo xác nhận “breakout” này cho dù điều này có thể làm chậm lại một chút nhưng sẽ tránh được rất nhiều dấu hiệu sai và tránh được những khoản lỗ.

      Hỗ trợ và Kháng cự

      Việc nghiên cứu về mức hỗ trợ và kháng cự là một trong những vấn đề khá quan trọng đối với Phân tích kỹ thuật. Nó cho phép người nghiên cứu có thêm những cơ sở mới trong việc chọn các loại cổ phiếu để mua hay bán, trong dự đoán các biến động tiềm năng, trong việc chỉ ra những thời điểm mà thị trường có thể gây ra rắc rối cho nhà đầu tư. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm đã xây dựng cho họ một “hệ thống đầu tư” riêng dựa hầu hết vào những nguyên lý về mức kháng cự và hỗ trợ. Việc nghiên cứu về mức kháng cự và hỗ trợ một cách đầy đủ cần rất nhiều thời gian và cần thêm nhiều yếu tố khác, người viết chỉ xin đưa ra một số khía cạnh cơ bản nhất với mục đích đưa ra cơ sở lý thuyết cơ bản nhất về khái niệm quan trọng này của Phân tích kỹ thuật.



      Mức kháng cự và hỗ trợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu phân tích các hình mẫu kỹ thuật. Những kiến thức cơ bản về mức kháng cự và hỗ trợ sẽ giúp người nghiên cứu dễ dàng hiểu bản chất và các ứng dụng của các hình mẫu đó.

      Mức hỗ trợ thường được dùng khá thông dụng. Trên thị trường phố Wall, bạn có thể nghe thấy việc một nhóm nhà đầu tư luôn sẵn sàng hỗ trợ thị trường bằng cách mua tất cả các chứng khoán chào bán nếu giá giảm 5 điểm. Vậy mức hỗ trợ là gì? Ta có thể định nghĩa mức hỗ trợ là việc mua thực tế hay khả năng mua với khối lượng đủ để làm ngưng lại xu thế giảm của giá trong một thời kỳ đáng kể (tương đối dài). Mức kháng cự lại ngược lại với mức hỗ trợ: đó là việc bán, trong thực tế hay tiềm năng, một khối lượng đủ để thoả mãn tất cả các mức chào mua, do đó, làm giá ngừng không tăng nữa trong một khoảng thời gian nhất định. Như thế mức kháng cự và hỗ trợ là gần giống theo thứ tự với khối lượng cầu và khối lượng cung. Mức hỗ trợ là mức giá ở đó mức cầu cho một cổ phiếu là đủ để, ít nhất là, làm dừng xu thế giảm giá của thị trường và cũng có thể đổi chiều xu thế đó, tức là làm xu thế giá đi xuống quay ngược đi lên. Từ đó ta có định nghĩa về mức kháng cự, đó là mức giá mà ở đó lượng cung đủ để giá sẽ ngừng không tăng nữa và có thể chuyển động ngược lại đi xuống. Theo lý thuyết thì mỗi mức giá có một lượng cung và cầu nhất định. Nhưng khoản hỗ trợ thể hiện sự tập trung của cầu còn khoảng kháng cự thể hiện sự tập trung của cung. Như vậy với một hình mẫu giá nhất định, chẳng hạn ta xét với hình mẫu dạng hình chữ nhật (mô hình này phản ánh giai đoạn thị trường gồm rất nhiều những dao động nhỏ của giá theo hướng ngang đồ thị chứ không hướng lên hay hướng xuống rõ rệt, hai đường nối các đỉnh và các đáy của thị trường trong giai đoạn này gần như song song, không cần thiết phải song song 100% nhưng độ lệch phải rất nhỏ, hay có thể nói là một dạng của khung giao dịch), đường nối các đỉnh có thể coi là mức kháng cự, còn đường nối các đáy được coi là mức hỗ trợ.

      Nhìn chung trong giai đoạn hai mức này còn phát huy hiệu lực thì giá sẽ không vượt quá mức kháng cự và không xuống dưới mức hỗ trợ. Nhưng với tư cách một nhà đầu tư ta sẽ quan tâm hơn đến việc xác định tại sao và yếu tố nào làm xuất hiện các mức kháng cự và hỗ trợ ở một mức giá nhất định. Các chuyên gia còn tập trung nghiên cứu thời điểm giá lên đạt đến mức kháng cự và khi nào giá xuống đến mức hỗ trợ.

      Cơ sở của những dự đoán này cũng là những dữ liệu cơ bản hình thành nên lý thuyết về hỗ trợ và kháng cự, đó là khi giá trị giao dịch có xu hướng bị tập trung tại một số mức giá có khối lượng các cổ phiếu được giao dịch lớn. Điều đáng chú ý là tại bất kì mức giá nào xuất hiện mức khối lượng giao dịch lớn thường đều trở thành điểm đảo chiều đối với xu thế hiện tại của thị trường và mọi điểm đảo chiều đều có xu hướng lặp đi lặp lại thường xuyên và hoàn toàn mang tính tự nhiên. Có một thực tế quan trọng mà nhiều khi một số người quan sát và phân tích biểu đồ một cách ngẫu nhiên không nhận ra đó là: những mức giá đó đang dần dần chuyển vai trò từ hỗ trợ thành kháng cự và ngược lại từ kháng cự thành hỗ trợ. Nếu như biến động của giá vượt qua một đỉnh giá đã được hình thành trước đó thì đỉnh này sẽ đóng vai trò là khoảng đáy của xu thế giảm giá (điều chỉnh) sẽ xuất hiện sau xu thế tăng hiện tại và một đáy sau khi đã bị giá vượt xuống dưới sẽ trở thành khoảng đỉnh của xu thế tăng sẽ xuất hiện ngay sau đó.

      Quá trình hình thành một xu thế thông thường

      Ta sẽ xem xét các ví dụ:

      Giả sử một cổ phiếu đang trong xu thế tăng mạnh và tăng từ mức giá 12 lên đến 24, đồng thời trên thị trường cũng đang có một khối lượng cổ phiếu lớn đang được chào bán. Kết quả của việc này là thị trường có thể phản ứng và hình thành một xu thế điều chỉnh trung gian (tạm thời), làm giá giảm xuống còn 18, hoặc cũng có thể phản ứng của thị trường làm xuất hiện hàng loạt những dao động nhỏ quanh mức, chẳng hạn, từ 24 xuống đến 21 tạo thành một dạng hình mẫu mang tính củng cố xu thế hiện tại. Sau thời gian điều chỉnh hoặc củng cố này sẽ xuất hiện một đợt tăng giá mới và đưa giá lên đến 30, tại đó cung lại đầy và dư, làm ngưng lại đợt tăng giá này. Lúc đó lại có thể xuất hiện một trong hai dạng mô hình điều chỉnh hay củng cố. Nếu xảy ra điều chỉnh, câu hỏi đặt ra là xu thế giảm tạm thời này sẽ xuất hiện ở mức nào? Câu trả lời là mức giá 24, đây là đỉnh đầu tiên của xu thế tăng giá chính (cấp 1) trên thị trường - mức giá này thấp hơn mức giá hiện tại và tại đó lại xuất hiện tổng giá trị giao dịch rất lớn. Khi đó nó đóng vai trò và hoạt động như một mức kháng cự, tạo ra sự ngưng tăng hay đảo chiều của đợt tăng giá đầu tiên. Sau khi bị vượt qua thì vai trò của nó lại là mức hỗ trợ, làm ngưng hay có thể đảo chiều, dù rất ít xu thế giảm giá đang diễn ra trên thị trường.



      Một ví dụ tương tự đưa ra với một cổ phiếu đang trong xu thế giá giảm . Giả sử cổ phiếu đang ở một đỉnh lớn của toàn thị trường ở mức giá 70, giá giảm xuống còn 50, ở tại mức 50 xuất hiện một đỉnh điểm diễn ra các giao dịch nhưng chỉ mang tính tạm thời. Thị trường có tổng khối lượng giao dịch lớn, giá tăng lên, có thể lại trượt xuống một chút như một dạng kiểm tra mức giá 50 có thực sự là một điểm dừng quan trọng của thị trường hay không. Sau đó xuất hiện giai đoạn hồi phục đưa giá lên 60. Tại mức 60 sức mua yếu dần, xu thế giá đảo lại và đi xuống, giá sẽ giảm mạnh hơn ở đợt giảm mới này và làm xuất hiện một mức đáy thấp hơn là 42. Đến đây, lặp lại thời kỳ trước, nhu cầu mua lại tăng lên và lại xuất hiện quá trình hồi phục lần hai. Chúng ta có thể tự tin chờ đợt hồi phục từ mức giá 42 này lên sẽ tăng lên đến mức kháng cự (đã được kiểm tra là “mạnh”) đó là mức giá 50. Ở đợt giảm lần đầu mức giá này đóng vai trò mức hỗ trợ, bây giờ nó đóng vai trò mức kháng cự, mức đáy lúc trước trở thành mức đỉnh của thị trường.

      Vậy ta đặt ra câu hỏi tại sao có sự chuyển vai trò ở hai ví dụ trên?

      Ta bắt với ví dụ thứ 2 trước

      Giá đầu tiên giảm xuống đến 50 và xuất hiện khối lượng giao dịch tương đối lớn, rồi lại đảo chiều tăng lên 60 nhưng lực tăng yếu dần. Ở mức giá 50, rất nhiều cổ phiếu đã được giao dịch, với mỗi người bán đều có ít nhất một người mua tương ứng. Một số người đã mua nhưng với chủ định nắm giữ trong ngắn hạn và đã bán đi, bây giờ họ không còn quan tâm đến loại cổ phiếu này. Một số khác là những nhà đầu tư ngắn hạn và thậm chí cả một số chuyên gia có thể đã mua ở mức giá 50 bởi đơn giản là họ thấy thị trường đang ở một mức đáy tạm thời và mua với mong muốn kiếm lãi khi giá tăng lên theo dự kiến của họ, hoàn toàn có thể giả sử họ đã thực hiện được mục đích của mình và đã thoát ra khỏi thị trường trước khi giá tụt xuống dưới mức 50. Với đa số những nhà đầu tư còn lại, quyết định mua của họ là do họ thấy mức giá 50 là mức giá thấp đủ thảo mãn họ bởi chỉ vài tháng trước giá cổ phiếu được bán trên mức 70, rõ ràng 50 là một mức giá hời, đồng thời họ cũng cho rằng giá sẽ lại lên và lên nữa trong thời gian dài.

      Nhưng hãy đặt mình vào vị trí của những người vừa mua cổ phiếu đó. Họ nhìn thấy giá tăng hàng ngày, lên 55 rồi lên 58 rồi đến 60, những nhận định của họ lúc trước có vẻ đúng và họ vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Rồi xu thế tăng này yếu đi, giá lại giảm xuống còn 57, 55 rồi 52 rồi lại về 50. Họ có lo lắng một chút những rồi lại vẫn cho rằng 50 là mức rất rẻ, vẫn hời, đặc biệt khi thị trường dừng lại ở mức giá 50 trong một thời gian ngắn.

      Rồi giá lại giảm tiếp phá vỡ mức giá 50. Lúc đầu có thể họ vẫn hi vọng đây chỉ là mức giảm tạm thời, là một chút biến động của giá và thị trường sẽ hồi phục nhanh chóng. Thế nhưng hi vọng ấy mất đi khi xu thế giảm giá vẫn tiếp tục và không hề tỏ ra là sẽ có điều chỉnh. Những nhầ đầu tư bắt đầu tỏ ra lo lắng, có điều gì đó không ổn đã xảy ra. Cho đến khi giá giảm còn 45, mức giá hời lúc trước không còn là một quả cam ngọt nữa mà là một quả chanh.

      Với ví dụ thứ nhất về xu thế tăng giá của thị trường

      Khi giá tăng từ 12 đến 24 các nhà đầu tư đều cho rằng 24 là mức giá tương đối cao so với 12 (mức giá mà họ đã mua vào) do đó họ bán, khi mà sau đó giá giảm xuống một chút đến 20, họ đều tự chúc mừng cho sự sáng suốt của mình. Nhưng rồi xu thế giá lại đảo chiều, giá tăng vọt lên 30, họ sẽ không còn cảm thấy như vậy nữa. Họ ước gì mình vẫn nắm giữ cổ phiếu đó và có thể muốn mua lại cổ phiếu này, tất nhiên là không mua cao hơn 24, rõ ràng nếu giá giảm xuống còn 24 sẽ có rất nhiều nhà đầu tư lại mua vào với hi vọng kiếm lời nhiều hơn.

      Những ví dụ trên đây phản ánh một cách chung nhất tâm lý của những nhà đầu tư trên thị trường và tác động của họ tới việc hình thành cũng như sự chuyển vai trò của mức kháng cự và hỗ trợ. Qua đó ta cũng nhận thấy rằng tại một mức giá kháng cự hay hỗ trợ, nếu giá dao động quanh nó càng lâu thì vai trò và sức mạnh của nó càng lớn và một xu thế giá phải thực sự mạnh mới có thể phá vỡ hay vượt qua được nó. Một mức kháng cự hay hỗ trợ được duy trì càng lâu thì những biến động có khả năng vượt qua nó càng có ý nghĩa và có thể được coi là những dấu hiệu cho những biến động lớn của thị trường.

      Thêm một nhận xét nữa là khối lượng giao dịch cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong xác định các mức kháng cự và hỗ trợ. Nếu mức kháng cự hay hỗ trợ hình thành mà không có dấu hiệu gì về sự thay đổi trong khối lượng giao dịch thì mức độ tin cậy cũng như độ bền vững của chúng là không cao. Trái lại nếu một mức hỗ trợ chẳng hạn được hình thành với khối lượng giao dịch rất lớn, điều này có nghĩa là tại đó nhu cầu giao dịch là rất lớn, rõ ràng mức độ phản ánh cũng như ý nghĩa của nó là cao và quan trọng hơn nhiều


    12. Những thành viên sau đã cám ơn :
      boyfyjero (30-08-2013)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Kiến thức chứng khoán - chỉ số phân tích
      By danghopkt3 in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 6
      Bài viết cuối: 21-02-2011, 09:49 AM
    2. S99 - Nền tảng thực, giá trị thực [tỷ lệ 10:9]
      By trade in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 1577
      Bài viết cuối: 01-12-2010, 09:43 PM
    3. Học phân tích kỹ thuật online – Tìm hiểu đồ thị nến – Candle Sticks
      By angelblue in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 03-06-2010, 05:07 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình