Tâm lý đám đông và “xén lông cừu”

Trong hai tuần qua, với giá vàng thế giới nhảy múa cực mạnh, làm cho giá vàng trong nước tăng chóng mặt. Lo sợ giá vàng còn lên nửa, nhiều người đã đổ xô mua vàng, càng làm giá vàng trong nước tăng cao hơn giá vàng thế giới. Hiện tượng tranh nhau mua lúc giá tăng cao và ồ ạt bán tháo lức giá gảm không chỉ có bên vàng mà cả bên chứng khoán; và đã xảy ra nhiều lần chỉ trong vòng vài năm nay. Hiện tượng này được các nhà nghiên cứu gọi là đầu tư đám đông, hay còn gọi là đầu tư bày đàn, mà phần thua lổ thường rơi vào nhà đầu tư cá nhân, thiếu thông tin và quyết đoán, khiến phải rơi vào cảnh mua cao bán thấp.




Hình ảnh người dân chen nhau mua bán vàng khi giá vàng tăng cao

Cơn sốt vàng tăng cao khi giá vàng liên tiếp tăng trong ba tuần qua dẫn đến mức kỷ lục 1.818 USD/oz vào ngày 11-8 và tụt mạnh xuống quanh mức 1.745 USD/oz ngày hôm sau 12-8 và hiện tại đang ở mức 1791 USD/oz trong khi đó giá vàng JSC trong nước ở mức 44,7 triệu đồng lượng. Cơn sốt gần đây nhất có sự hậu thuẩn rất lớn từ việc Mỹ bị hãng S&P đánh tụt mức tín nhiệm xuống còn AA+, đã làm giấy lên sự lo sợ của giới đầu tư quốc tế - liệu kịch bản khủng hoảng 2008 có lặp lại?

Bất ổn kinh tế : Tác nhân làm tăng mạnh giá giá vàng thế giới.

Từ chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ;
Phục hồi khá tốt sau khủng hoảng 2008, song kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều khó khăn, thất nghiệp vẫn còn cao 9,1%. Fed tiếp tục khẳng định giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0,25% ít nhất đến giữa năm 2013 và úp mở khã năng về gói QE3 sẻ được tung ra để thúc đẩy kinh tế.

Điều tương tự ở Châu Âu;

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố áp dụng chính sách tương tự như QE ở châu Âu bằng việc có thể mua tới 1200 tỷ USD các trái phiếu của Ý và Tây Ban Nha. Các chuyên gia cho rằng, hành động này là một đe dọa chính trị, có thể gây ra tình trạng mất chủ quyền tài chính trong khu vực Eurozone. Ngoài ra, sự gia tăng cung tiền tiếp tục tạo nên sự mất cân bằng kinh tế trong khu vực, làm gia tăng tâm lý nắm giữ vàng như một loại tiền tệ an toàn hơn.

Lo ngại Trung Quốc tăng mua vàng;

Trước cảnh USD tiếp tục mất giá mạnh so với các đồng tiền khác, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã lên kế hoạch thành lập những quỹ đầu tư năng lượng, kinh loại quý.. mới để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối. Giới tài chính quốc tế cho rằng, những thay đổi trong quyết định của Trung Quốc là một yếu tố bí ẩn có thể tạo thay đổi lớn trong thị trường hàng hoá, trong đó có vàng.




Vàng được xem là tài sản dự trữ an toàn

Tâm lý trú ẩn vào vàng như một tài sản an toàn tăng cao với việc các đồng tiền khác mạnh khác trong rổ dự trữ ngoại hối như JPY, EUR…đang gặp những vấn đề khác nhau, Vàng được ưu tiên hơn dự trữ trong giai đoạn này. Do đó, có dự báo là vàng sẽ leo lên những đỉnh cao mới như Goldman Sachs đưa ra dự báo vàng có thể vượt cả mức 2.500 USD vào cuối năm nay.

“Xén lông cừu” : Giả thuyết thứ hai về tác nhân làm giá vàng tăng
Trong khi thị trường đang phản ứng rất mạnh trên các thị trường tài chính thế giới với các yếu tố kinh tế hiện tại, nỗi lo suy thoái kép, khủng hoảng nợ Châu Âu củng như lo ngại về vị thế của đồng đô-la và kinh tế Mỹ thì một giã thuyết khác được đặt ra về nguyên nhân giá vàng tăng mạnh như hiện nay chính là chiến dịch “xén lông cừu” của giới tài phiệt thế giới.

Xén lông cừu là thuật ngử ám chỉ việc nhóm tài phiệt hưởng lợi sau những đợt sốt rất mạnh và ngắn của các tài sản tài chính (vàng, chứng khoán, BĐS…). Thí dụ năm 1929, kinh tế Mỹ suy thoái, mọi người đua nhau bán chứng khoán và Bất động sản với giá rất thấp. Sau đó một năm, giá tăng trở lại làm đa số đám đông thua lổ còn một số tập đoàn tài chính và nhà tài phiệt thì hưởng lợi lớn từ việc mua rất rẻ lúc mọi người bán tháo. Từ “xén lông cừu” là thuật ngử đi đôi với từ đầu tư “bày đàn”, ám chỉ hiện tượng mọi người đổ xô đi bán (hoặc mau) theo đám đông như đàn cừu ùa theo con đầu đàn; và sau đó nhà tài phiệt thu lợi y như việc xén lông các con cừu. Để thực hiện việc xén lông cừu, nhóm tài phiệt quốc tế đã lợi dụng một tin xấu và khuyếch đại lên, thậm chí thực hiện hành động đầu tư trước để lôi kéo các nhà đầu tư khác lao theo; sau khi thấy mức độ thu lời đã đạt và thị trường phình to bong bóng liền thực hiện chốt lời, dẫn dẫn đến xuất hiện hiện tượng bán tháo. Quan sát trên thế giới, hiện tượng xen lông cừu xuất hiện vào những lúc biến chuyển lớn của kinh tế thế giới với chu kỳ lớn khoảng 10 năm, các chu kỳ nhỏ hơn 5 năm hay 2-3 năm. Lịch sữ của những đợt xén lông cừu lớn được miêu tả rỏ nét qua quyển sách “chiến tranh tiền tệ”, từ cuộc khủng hoảng 1929, đến cuôc khủng hoảng Trung Đông 1973-1975, và những đợt hồi lưu đô-la từ Brazil, Nhật Bản những năm 1990…

Chiến tranh tiền tệ chưa có hồi kết
Và bây giờ, đã có nhiều sự hoài nghi về chuyển biến xắp tới, dấu hỏi về Trung Quốc với dự trữ ngoại hối khổng lồ trong đó có khoảng 1200 tỷ USD trái phiếu Mỹ. Có quan điểm cho rằng Trung Quốc đang toan tính việc chuyển hướng sang vàng để giảm sự lệ thuộc vào trái phiếu Mỹ, và chính quan điểm này góp phần tạo nên niềm tin cho đám đông rằng giá vàng sẻ còn tăng mạnh. Quan điểm ngược lại cho rằng Trung Quốc khó bán trái phiếu Mỹ thậm chí mua thêm với mục đích giữ nhân dân tệ ở mức thấp ảo để tăng cường xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ lại muốn gây áp lực buộc Trung Quốc tăng giá trị đồng nhân dân tệ nhằm cân bằng cán cân thương mại, tạo thêm nhiều việc làm tại Mỹ và tăng trưởng GDP.

Và những âm mưu
Trung Quốc sẻ hành xữ như thế nào khi khối tài sản này ngày càng mất giá ? Liệu nó sẽ bị các nhà tài phiệt “lấy bớt” hay không, và Trung Quốc có thể trở thành Nhật Bản như thời kỳ 1990 thứ hai hay không?

Các nhà tài phiệt Mỹ và đồng minh đã và đang rất thành công trong việc kích giá vàng tăng cao. Bước tiếp theo chỉ là việc chờ ngày “xén lông cừu”. Theo giả thuyết đưa ra, khi đồng USD làm mất niềm tin, đám đông đổ xô mua vàng, dự trữ USD của các nước giảm và ngược lại kinh tế Mỹ ổn đinh hơn Khi đó các nhà tài phiệt Mỹ sẻ dùng các áp lực chính trị lên việc thực hiện chính sách tài tài khóa và tiền tệ thắt chặt, nâng lãi suất để tăng giá đồng đô-la. Đó củng là lúc người ta thấy sự giẫy giụa của giá vàng củng như đám đông tham lam và ngờ nhệch trước cơn đại hồng thủy, tất nhiên không phải cơn đại hồng thủy theo lời đồn tận thế 2012, mà là đại hồng thủy từ bong bóng giá vàng.

Biểu đồ giá vàng từ năm 1978 đến nay



Giá vàng đã tăng mạnh hơn 10 năm nay, theo giả thuyết thì có thể có mợt đợt thoái trào mạnh.

Ở góc độ khác, các đại gia ngân hàng Mỹ đang hưởng lợi; Ngày nay, thị trường vàng thế giới cho phép các nhà đầu tư mua vào lượng vàng chỉ cần từ 0.2 – 1% vốn, nhà đầu tư có thể vay vốn thêm của ngân hàng. Trong khi các đại gia ngân hàng Mỹ vừa được bơm thêm những khoản tiền lớn từ các gói EQ với lãi suất thấp, và với các nhà đầu tư mua vàng, họ dễ dàng vay thêm từ ngân hàng. Như vậy, quã là một miếng lợi ngon lành khi họ gặp phải những nhà đầu tư đang đói khát tham lam, “chẵng khác gì cảnh thiếu ngủ gặp chiếu manh”.

Trở về tình hình giá vàng hiện nay, trong lúc nhiều người tin rằng giá vàng còn tăng mạnh và ra sức mua vào thì với giá vàng tăng quá mạnh hiện nay, liệu có một kịch bản xén lông cừu và giá vàng sẽ giảm mạnh trong vài tháng tới, lịch sữ có thể lặp lại như năm 1980 sau khi lên 850USD/oz sau đó lại giảm mạnh xuống vùng 300 USD/oz ? Theo phân tích mối tương quan của giá vàng với các hàng hóa khác, thì nếu giá vàng giảm về 1500USD, thậm chí về dưới 1300 USD/oz củng không là một điều quá bất ngờ. Do vậy, nhà đầu tư nên bình tỉnh với mọi biến động của giá vàng, không nên chạy theo hành vi đám đông. Với mỗi người dân trước khi có quyết định mua vàng nên xác định rỏ mục đích của mình là gì? Nếu như là tiền nhàn rổi và muốn dự trữ dài hạn thì quyết định mua vào cũng phù hợp. Tuy nhiên, đối với việc vay tiền hoặc rút từ kênh tiền gởi chuyển sang đầu cơ vàng nhằm kiếm lợi lại là một quyết định mạo hiểm, thậm chí với những nhà đầu tư đang giao dịch vàng tài khoản chọn xu thế đánh lên có thể bị thua lổ nặng.

nguoilamvuon