Doanh nghiệp vàng ép khách đủ đường?
Ngoài việc để giá bán ra quá cao so với giá thế giới, chênh lệch khoảng cách mua bán lớn nhằm mua rẻ, bán đắt, các doanh nghiệp vàng còn tự ý ngừng mua bán vàng bất cứ lúc nào họ muốn, khiến khách hàng ngày càng bức xúc.

Trong phiên giao dịch ngày 25/8, một điều đáng chú ý là hầu như suốt cả buổi sáng, giá vàng niêm yết tại các doanh nghiệp chỉ đứng yên một mức, không “nhảy múa” như nhiều ngày trước đó, dù giá thế giới vẫn giảm đều. Cụ thể, giá vàng tại Bảo Tín Minh Châu mở cửa được giao dịch ở mức 45,4 triệu (mua vào) và 46,05 triệu (bán ra). Tới 11h, giá vẫn ở mức này. Tại Phú Quý, giá vàng miếng SJC cũng được niêm yết tương tự.
Giá vàng thế giới lúc đó ở mức 1.743 USD một ounce, quy đổi tương đương ra VND chỉ 43,76 triệu đồng. Như vậy, giá trong nước sáng 25/8 cao hơn thế giới tới 1,8 triệu đồng mỗi lượng, một mức chênh lệch đáng báo động.
Nhiều khách giao dịch vàng hôm đó cho biết, họ chắc chắn sẽ mua vào với số lượng lớn nếu giá trong nước về sát với giá thế giới. Song vì mức chênh lệch quá xa nên không ít người dân và nhà đầu tư còn thận trọng. “Tôi không thể hiểu nổi vì sao giá thế giới giảm mạnh như vậy, hơn nữa trong nước, nhu cầu mua của người dân cũng không tăng so với nhiều phiên trước, vậy mà giá trong nước lại không giảm tương đương”, bác Phạm Văn Tuất, ngụ ở số nhà 40, khu Tập thể Đại học Dược (Hà Nội) nói.
Về vấn đề này, anh Hồ Như Mạnh, tổ Thanh tra, Bảo Tín Minh Châu giải thích, vì hầu hết doanh nghiệp đều nhập vàng về ở mức giá cao, nên họ không thể hạ thấp giá để bán được.
Vậy khi doanh nghiệp nhập khẩu được vàng ở giá thấp, sau đó giá thế giới lên cơn sốt, họ vẫn mạnh tay tăng giá bán trong nước, thậm chí còn cao hơn thế giới, họ giải thích như thế nào?
Cuối cùng, thiệt thòi vẫn về tay khách hàng. Các doanh nghiệp vàng có quá nhiều công cụ để ép giá người dân, từ việc áp biên độ mua bán lớn, cho đến niêm yết giá quá cao so với thế giới. Chính vì chênh lệch giữa giá mua và bán lớn, nên có hiện tượng nhiều người mang vàng đi bán đã tìm trực tiếp người mua để thỏa thuận giá. Như vậy, người bán bán được giá cao hơn, còn người mua thì mua được giá thấp hơn. Tuy nhiên, hiện nhiều khách hàng vẫn không dám mạo hiểm mua vàng từ cá nhân, vì sợ vàng không đạt chất lượng. Thế nên, các doanh nghiệp vẫn ung dung niêm yết giá mua bán với khoảng cách khá xa nhằm tranh thủ bán đắt, mua rẻ.
Bác Phạm Văn Tuất ở khu tập thể Đại học Dược (Hà Nội) cho biết hôm 25/8: “Tôi không thể hiểu nổi vì sao giá thế giới giảm mạnh như vậy mà giá trong nước vẫn ở mức quá cao.
Ngoài việc để giá bán ra quá cao so với giá thế giới, chênh lệch khoảng cách mua bán lớn, các doanh nghiệp vàng còn có chiêu tự ý ngừng mua hoặc bán, hoặc ngừng cả mua bán bất cứ lúc nào họ muốn. Cụ thể trong sáng 26/8, trên “phố vàng” Trần Nhân Tông, đang cảnh cao trào người dân chen nhau mua bán, một số doanh nghiệp lớn đột nhiên thông báo ngừng giao dịch, trước sự la ó của khách hàng. Bảo Tín Minh Châu ngừng giao dịch vàng gần 30 phút, từ lúc 10h kém. Còn Công ty CP vàng bạc Phú Quý thì ngừng mua bán hơn một giờ. Tới 10h30, doanh nghiệp này thông báo giao dịch trở lại, song chỉ có chiều mua vào chứ không bán ra. Bảng điện tử khi đó cũng chỉ niêm yết giá mua mà không có giá bán.
Các doanh nghiệp giải thích rằng do hết vàng và diễn biến giá thế giới quá thất thường nên đành phải tạm ngừng giao dịch trong một khoảng thời gian.
Nhưng thực tế, doanh nghiệp có hết vàng thật hay không thì chỉ có chính họ mới biết. Song, đa số khách hàng đều không tin vào lời giải thích này, bởi trước đó, các doanh nghiệp cho biết vừa mới nhập khẩu một lượng vàng lớn từ nước ngoài về, và Ngân hàng Nhà nước cũng đã mở thêm hạn ngạch nhập vàng cho doanh nghiệp.
Người đàn ông cầm túi đen này liên tục chào mời khách mua vàng với giá rẻ hơn tại cửa hàng, với lý do bán cho cửa hàng thấp quá. Thế nhưng không nhiều người dám mua vàng trao tay này.

Việc người dân “chơi” với vàng giống như cầm vào con dao hai lưỡi, mà doanh nghiệp là kẻ nắm đằng chuôi. Nhiều khách hàng hôm nay, sau khi không thể đợi đến lúc cửa hàng mở cửa giao dịch lại vì giá thế giới cứ tăng đều, đã phải bỏ đi nơi khác mua vàng. Những doanh nghiệp không đóng cửa giao dịch thì họ lại có chiêu “cao tay” hơn. Chị Nguyễn Ánh Minh, ngụ ở Kim Giang (Hà Nội), cho biết, khi Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý đóng cửa, chị và nhiều người kéo lên phố Hà Trung để mua vàng. Các cửa hàng này biết tin các doanh nghiệp vàng lớn ngừng giao dịch lièn hét giá đắt thêm 400.000 – 600.000 đồng mỗi lượng. Đáng lẽ chị Minh phải mua được vàng ở giá 46,8 triệu đồng lúc 10h20, song lại chịu giá cắt cổ 47,4 triệu đồng tại Hà Trung.
Khi Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý bán vàng trở lại, thì giá vàng bán ra đã nhảy lên 47,15 triệu, rồi 47,4 triệu đồng. Chênh lệch giữa giá mua và bán cũng được đẩy đi xa hơn, có thời điểm tới 700.000 đồng mỗi lượng. Nhiều người xót xa, thất vọng vì không mua được vàng ở giá dưới 47 triệu đồng.
Có thể thấy, việc người dân “chơi” với vàng giống như cầm vào con dao hai lưỡi, mà doanh nghiệp là kẻ nắm đằng chuôi. Các doanh nghiệp vàng luôn miệng nói rằng đã kinh doanh vàng thì người dân mua bán thế nào, bao nhiều cũng phải phục vụ, nhưng khi họ tự ý đóng cửa, thì khách hàng biết kiện ai. Khi họ tính toán, dự đoán sai và nhập khẩu vàng với giá cao, sau đó giá thế giới giảm, thì họ tìm cách để đẩy hậu quả vào tay khách hàng bằng việc niêm yết giá bán ra ngất ngưởng. Còn khi họ nhập được vàng rẻ, giá thế giới sau đó tăng, thì họ lại tăng giá bán ngay.
Đông Nhiên
đất việt



Xem bài viết: Doanh nghiệp vàng ép khách đủ đường?