-------------------------------
Nick: Nguyen Quan
Topic:Quán cơm Index - Bán mọi mặt hàng cổ phiếu từ A tới Z
-------------------------------

* LCG:
(21/08/2011)

Em mới chỉ có báo cáo soát xét của công ty mẹ, chưa có báo cáo hợp nhất nên tạm bình luận trên báo cáo này đã nhé. Lúc nào có báo cáo HN thì bác gởi giúp em.
Nhận xét chung:
- LCG từng là một cổ phiếu BĐS được nhiều người yêu thích. Từ lức lên sàn cuối năm 2008 đến cuối năm 2009, LCG tăng giá liên tục nên thu hút rất nhiều NĐT tham gia. Tuy nhiên, từ cuối 2009 LCG đã vào xu thế suy giảm rất rõ, thị giá ít khi hồi phục khiến nhiều NĐT phải ôm nỗi tức giận một thời gian dài.
- Về tài chính, mặc dù LCG gặp khó khăn nhiều do ngành chính BĐS suy thoái, nhưng LCG vẫn là một cổ phiếu có nội lực, chỉ tăng vốn bằng tích lũy chứ không chạy theo phong trào in cổ phiếu;
- LCG duy trì cổ tức cao, chia thưởng cổ phiếu đều đặn nên vẫn hấp dẫn các NĐT theo trường phái thận trọng;
- Tuy nhiên, gần đây LCG có dấu hiệu đuối sức khi đà tăng lợi nhuận suy giảm, tiền mặt không tăng trong khi nợ vay ngắn hạn và khoản phải thu tăng lên. Đồng thời, do sức ép của cổ đông, LCG trả đến 20% cổ tức trong năm nay trong khi ngành BĐS đói vốn là một bước đi không khôn ngoan. Nếu quản lý không khéo, chi phí tài chính tăng nhanh và áp lực trả nợ sẽ đe dọa đến thanh khoản của LCG;
- Các công ty con/liên kết của LCG đều nằm trong ngành BĐS - Xây lắp nên áp lực suy thoái ngành đè mạnh lên toàn hệ thống của LCG, gây ra rủi ro kinh doanh và thanh khoản trong ngắn hạn;
- Việc LCG mua số lượng lớn CP LCS với giá cao hơn giá thị trường gần 20% cũng được đánh giá là một bước đi bất lợi, làm giảm lợi nhuận tiềm tàng của LCG;
- Ở vùng giá hiện nay, LCG có thanh khoản khá tốt, thu hút cả giới đầu tư lẫn đầu cơ.

KL:
- LCG là một địa chỉ đầu tư khá nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Điểm đầu tư là 6.5
- Mức giá lý tưởng để đầu tư là 8 - 10 với kỳ vọng 30 sau 2 - 3 năm
- Ở vùng giá 10 - 14 có thể xem xét lướt sóng khá tốt.

* PVI:

(21/08/2011)

Ngành bảo hiểm là một ngành rất có tiềm năng về dài hạn. Một khi VN đã đạt đến mức phát triển kinh tế - tài chính nhất định, hoạt động bảo hiểm lan sâu vào mọi ngõ ngách của nền kinh tế thì lúc đó những công ty bảo hiểm trở thành rất quyền lực. Nhưng điều đó cần đánh giá theo quan điểm đầu tư chiến lược dài hơi mà ít NĐT cá nhân nào chịu được.

Đồng thời, muốn đánh giá một công ty bảo hiểm thì cần biết rõ chính sách bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm và tái bảo hiểm ra sao, phải dự báo các khoản chi bảo hiểm đã có tính toán trước và các khoản chi bảo hiểm bất thường theo sự biến động của kinh tế - xã hội... mà phạm vi của các báo cáo thường kỳ không bao trùm được. Vì vậy phần mà em tán nhảm dưới đấy chỉ là ở góc độ cá nhân thôi.

Nhận xét chung:
- Trong tình hình hiện nay, khi cả nền kinh tế thiếu tiền thì các công ty có luồng tiền mặt lớn như bảo hiểm sẽ có nhiều quyền lực và từ đó nhiều quyền lợi hơn;
- Trong những năm qua, PVI đã có bước tăng trưởng về thị phần, doanh thu và lợi nhuận. Với sự đỡ đầu của PVN thì việc PVI chiếm thị phần số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp cũng không có gì là ngạc nhiên;
- Là một trong số ít các công ty lớn có trả cổ tức đều đặn và đang có xu hướng tăng lên theo thời gian;
- Nhờ vậy mà PVI có nhiều NĐT chiến lược nước ngoài để mắt đến và chấp nhận mua giá cao hơn nhiều so với giá trên sàn. Trong thời gian vừa qua, giá của PVI ổn định hơn và giao dịch tốt hơn so với thị trường chung;

- Nhưng ngoài mặt được thì PVI vẫn còn nhiều chỗ chưa được. Là con của PVN, PVI thường có xu hướng đầu tư, cho vay theo chỉ đạo, không năng động lắm nên chất lượng đầu tư và cho vay (ủy thác đầu tư) là chưa cao. Các khoản đầu tư tài chính của PVI hiện nay chỉ ở mức trung bình so với thị trường. Lợi nhuận của PVI vẫn thấp so với quy mô vốn, doanh thu và tổng mức đầu tư nên chỉ cần một vài khoản gặp khó khăn thì lợi nhuận sẽ giảm đáng kể. Do vậy chất lượng tăng trưởng lợi nhuận thực tế của PVI không cao;
- Tình hình khó khăn của nền kinh tế sẽ làm hoạt động bảo hiểm, nhất là bảo hiểm công nghiệp của PVI, rủi ro về ngắn hạn, làm tăng chi phí cho PVI;
- Cần lưu ý các khoản úy thác đầu tư còn 600 tỷ ngắn hạn không trích lập dự phòng và 233 tỷ ủy thác dài hạn (khoản này đã có phần quá hạn - cho vay có chỉ định đối với tập đoàn nhà nước) không trích lập dự phòng. Các khoản này nếu có trích lập sẽ làm giảm nhiều lợi nhuận của PVI hiện nay.

KL:
- PVI là địa chỉ đến của các NĐT chiến lược lớn có tầm nhìn dài hạn. Điểm cho NĐT cá nhân là 5.9 và điểm cho NĐT chiến lược là 7.8.
- Mức giá lý tưởng để mua là 10 - 12 với kỳ vọng 50 trong vòng 5 năm.
- PVI có thanh khoản và nhạy theo thị trường nên có thể lướt sóng ở vùng giá 12 - 20.

* PVX:

(21/08/2011)

Em không có báo cáo hợp nhất của PVX nên thật khó để có thể bình luận cho tốt được. Bác nào có báo cáo hợp nhất soát xét thì giúp em nhé, lúc đó em sẽ sửa lại các bình luận dưới đây.
Nhận xét chung:
- PVX, thành viên của Tập đoàn PVN, được đánh giá là một tổng có quan hệ tốt, có tài sản khổng lồ, chẳng thế mà tập đoàn Hanshin của Hàn Quốc nhắm nhe mua cổ phần của PVX để được tham gia vào các dự án lớn của Tổng công ty;

- Tuy nhiên, cũng vì thế mà khó có thể nói ban lãnh đạo PVX nhiệt tình đầy đủ với cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ. Trình độ quản lý và đầu tư của PVX chỉ được đánh giá ở tầm trung, chưa đủ năng lực để khai thác đầy đủ thế mạnh của PVX.

- Chẳng hạn như, doanh thu của PVX tăng trong hai quý đầu năm, nhưng giá vốn hàng bán tăng còn nhanh hơn. Các khoản phải thu tăng cùng với hàng tồn kho khiến cho NĐT có quyền nghi ngờ khả năng tăng doanh thu không bền vững của PVX. Hơn, ngành BĐS và xây lắp chính của PVX rất dễ bị tổn thương trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

- Nợ vay cả ngắn lẫn dài hạn tăng đều trong khi tiền mặt không tăng tương ứng, hiện tại con số nợ vay đã bằng nhiều lần vốn điều lệ của tổng công ty nên thanh khoản của PVX đang càng lúc càng rủi, kèm thêm lo ngại về chi phí tài chính tiềm tàng trong tương lai.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của PVX giảm. Lợi nhuận quý II của PVX sẽ âm nếu không có hỗ trợ từ lợi nhuận tài chính nhờ vào việc thanh lý các khoản đầu tư giá rẻ trước đây;

- PVX có khoản mục đầu tư tài chính rất lớn ở cả ngắn hạn lẫn dài hạn nhưng từ chối trích dự phòng giảm giá là không hợp lý bởi nhiều khoản đầu tư này đã giảm giá khá sâu hoặc kém cả thanh khoản. Đầu năm PVX lại tăng mua các công ty trong ngành, trong tập đoàn PVN và giá cũng như hiệu quả kinh doanh của các công ty này thời gian qua rất kém cỏi. Điều này tạo ra nhiều lo ngại đối với PVX trong tương lai.

- Dòng tiền từ HDKD kém trong khi nhu cầu cao, nên PVX đang lăm le phát hành thêm vốn lên 5000 tỷ khiến cho nhiều NĐT e ngại về loãng cổ phiếu cũng như sức ép nộp thêm tiền. Tuy nhiên, một số NĐT cho rằng biết đâu PVX phải đẩy giá cổ phiếu lên để phát hành và nhờ đó dân lướt sóng kiếm được lợi nhuận ngắn hạn.

- Về giao dịch, PVX là một trong những BC của sàn HNX, thanh khoản lớn và có độ nhạy cao với thị trường, khá tốt cho các traders lượn sóng T+ nên thường được các tự doanh, các NĐT tầm trung đến lớn ưa thích.

KL:
- PVX nếu xét về đầu tư thì không mấy hấp dẫn đối với NĐT nhỏ do tiềm năng đột biến giá trong tương lai dài là ít. Điểm đầu tư chỉ đạt 5.1.
- Tuy nhiên, PVX là cơ hội lướt sóng tốt nên thích hợp với các NĐT thiên về PTKT, thích lướt sóng ngắn hạn. Hiện nay vùng giá 9 - 11.5 là vùng giá có thể lướt sóng tốt.

* CTG:
(21/08/2011)

Nhận xét:
- Từ sau cổ phần hóa, CTG đã có bước tiến về quản trị và hiệu quả kinh doanh. Hoạt động của CTG hiện nay được đánh giá năng động hơn rất nhiều so với trước;
- Lợi nhuận, doanh thu tănins dụng của CTG tăng đều qua các năm, tuy nhiên như tình hình chung của khối ngân hàng năm nay, nợ xấu của CTG tăng lên nhanh trong năm, gây quan ngại cho chất lượng chung các khoản cho vay của ngân hàng;
- CTG trích dự phòng theo thông lệ và theo quy định của SBV, và chất lượng tín dụng ở CTG chưa phải ở mức tốt nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam. Cần lưu ý rằng CTG với đại đa số cổ phần thuộc về nhà nước thì con người và việc cho vay thường nhận được sự chỉ đạo từ cấp trên. Quá trình cổ phần hóa có giúp nhưng không loại bỏ được hoàn toàn sự quan liệu trong quan trị. CTG hiện nay vẫn tham gia vào nhiều dự án lớn của các tập đoàn nhà nước và chất lượng các khoản cho vay này cần nên được soi xét kỹ;
- Cũng như nhiều ngân hàng lớn khác, nhiều khoản cho vay lớn của CTG là BĐS hoặc các dự án phát triển lớn. Tình hình này thì các khoản cho vay này có khả năng đem lại nợ xấu rất cao, vì thế cần tăng mức trích lập dự phòng;
- Vì vậy mức trích dự phòng hiện nay theo cá nhân em là chưa đầy đủ. Do vậy, mặc dù lợi nhuận của CTG tăng nhưng tăng về số lượng chứ chưa tăng về chất lượng, vẫn tiềm ẩn rủi ro rất lớn về khả năng CTG có thể sụt giảm lợi nhuận hoặc lỗ trong tương lai khi ngành BĐS và nền kinh tế vĩ mô vẫn đang suy yếu;
-CTG do nhà nước quản lý là chủ yếu nên việc phát hành vốn, chia cổ tức thật không dễ dàng theo ý của các cổ đông nhỏ;
- Tuy nhiên, với khối lượng cổ phiếu thực lưu hành không lớn mà vốn hóa lại cao, CTG là điểm ngắm yêu thích của các đội tạo lập thị trường, vì vậy cổ phiếu CTG có sự nâng đỡ đáng kể.

KL:
- Ở góc độ một NĐT nhỏ thì CTG không phải là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Điểm số chỉ đạt 5.9;
- Nhưng về mặt lướt sóng thì CTG là một cổ phiếu thú vị, đặc biệt ở vùng giá 24 - 28 và 22 - 26.

* QCG:
(21/08/2011)

Nhận xét chung:
- Trước khi bàn về báo cáo của QCG, xin được dẫn lại mấy thông tin về tình trạng báo cáo tài chính của QCG:
http://vietstock.vn/ChannelID/737/Ti...-soat-xet.aspx

http://vietstock.vn/ChannelID/737/Ti...hat-quy-3.aspx

http://vietstock.vn/ChannelID/737/Ti...aspx

- Tiếp theo xin được bình luận về việc sát nhập Sài Gòn Xanh:
+ Câu hỏi đặt ra ở đây là QCG dựa trên tiêu chuẩn gì để sát nhập SGX vào QCG ngang giá Phải chăng việc sát nhập đó có lợi cho cổ đông thiểu số của SGX trên cơ sở thiệt hại của cổ đông QCG?

- Có câu hỏi trên là vì QCG có nhiều công ty con với sở hữu từ 55.5% đến 90%. Nếu thật sự có lợi ích nội bộ từ việc sát nhập, ai sẽ ngăn cấm việc sát nhập các công ty con tiếp theo

- Về dự trữ tiền mặt, QCG gần đầy có tốc độ tiêu tiền nhiều hơn tốc độ kiếm tiền. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2010 âm và năm nay càng âm nặng. Dòng tiền từ đầu tư cũng không sáng sủa hơn gì và nếu năm ngoái QCG không phát hành được một khoản lớn cổ phiếu thì e rằng năm nay tình trạng thanh khoản của nó rất tồi tệ. Tiền mặt của QCG hiện nay chưa đủ cho hoạt động của quý tới nếu QCG không vay thêm tiền hoặc bán đi tài sản;

- Mặc dù vay nợ ngân hàng ngắn hạn giảm tạm thời nhưng vay nợ dài hạn tăng lên, hàng tồn kho tăng một cách đáng ngại trong bối cảnh thị trường BĐS sa sút. Cơ cấu các khoản nợ vay của QCG cho thấy các khoản nợ chủ yếu có kỳ hạn dưới 3 năm và điều này sẽ gây lực thanh toán toán nặng nề cho QCG trong ngắn và trung hạn;

- Lợi nhuận của QCG giảm mạnh và nhanh, đặc biệt là lợi nhuận từ kinh doanh chính xem như đã âm. Năm nay nếu không có lợi nhuận từ tài chính, bán công ty con, thì bản báo cáo lợi nhuận của QCG khó mà có số dương được;

- QCG thường nảy sinh nhiều nghiệp vụ vay và cho vay với các cổ đông nội bộ khá lớn, gây lo lắng cho việc quản trị tài chính của rủi ro của QCG;

- Về giao dịch, thanh khoản QCG giai đoạn này giảm thảm hại so với tháng 6/2011 trở về trước, giá cổ phiếu có xu hướng suy giảm về dài hạn. Sau khi giải tỏa hạn chế chuyển nhượng, đã bắt đầu lác đác thấy nội bộ công bố thông tin bán ra, trong đó có cả chủ tịch QCG.

- QCG có một điểm sáng là năng lực dự án vẫn còn khá tốt, có thể bán dự án cho các đối tác để tăng cường tiền mặt.

KL:
- QCG hiện tại là một địa chỉ rủi ro, điểm đầu tư chỉ được 4.3 điểm;
- Mức giá có thể thử ở vùng 7 - 8, với kỳ vọng 18 - 20 trong 2 năm nếu QCG vượt qua tình trạng hiện nay;
- Do thanh khoản đang sụt giảm nên việc lướt sóng với QCG cần thận trọng.


* S96:
(18/08/2011)

Nhận xét chung:

- Mấy công ty họ Sông Đà này tới gặp bác sĩ là toàn ra bệnh. Em hổng phải bác sĩ mà nhìn cũng thấy loạn cả lên.
- Vì vậy thay vì bàn chuyện báo cáo tài chính, em xin điểm qua một số tin về S96.

1. Lùm xùm cổ tức và phát hành thêm:
+ Ngày 29.6 S96 chốt quyền nhận cổ tức 20% và phát hành cổ phiếu mới tỷ lệ 2:3;
+ Hạn cuối nộp tiền mua CP là 8.8 và ngày 15.8 S96 ra thông báo hoãn cổ tức tới 30.12.2011
- Tiếp theo là chuyện lùm xùm thoái vốn của SD9 ra khỏi S96 và Tập đoàn Sông Đà phản đối chuyện thoái vốn này

2. Kế hoạch điều vốn kém:
+ S96 đầu năm 2010 tăng vốn từ 25 tỷ lên 100 tỷ để làm dự án Đan Phượng, sau đó lại xin chuyển vốn về dự án Bình Tân

3. Thuộc hàng vô địch tăng vốn:
- Con bệnh này đúng chuẩn của họ SD, đó là Mẹ thành lập Con rồi Con thành lập Cháu. Cháu lên sàn vẽ dự án bán giấy lấy tiền;
- Tăng vồn từ 25 tỷ lên 100 tỷ rồi tăng lên 250 tỷ và chuẩn bị lên 510 tỷ.

4. Dự án lớn so với quy mô DN:
- Ba dự án của S96 là Đan Phượng, Bình Tân và Thủy Điện Nậm Xây Nọi đều to so với quy mô của S96 và đang thuộc nhóm ngành nghề suy thoái - rủi ro;

5. Đầu tư kém hiệu quả:
- S96 mua 2 triệu HQC ở vùng giá 2x và sau 30.6 (ngày báo cáo bán niên) thì HQC rơi thảm;
- Nếu S96 dự phòng đầy đủ khoản đầu tư này thì không biết lỗ bao nhiêu các bác ạ.

KL:
- Em không phân tích tài chính S96 tại điểm này do mức độ rủi ro cao và có nhiều yếu tố không đưa hết vào báo cáo bán niên 2011;
- Với thông tin có được em tạm loại S96 ra khỏi danh mục đầu tư, chỉ cho nó 2.3 điểm;
- Đầu cơ thì em cũng để khuyến cáo thận trọng với S96, lưu ý vùng giá 8 - 11