Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến tuần mất điểm đầu tiên sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp
[table] [img]http://vfinance.vn/Data/Expert/Vfinance_17.8_writer.jpg" class="image" width="250px">
[/table]


Cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên mất điểm, đưa thị trường có tuần giảm điểm đầu tiên sau 4 tuần khởi sắc.


Theo
Lawrence Creatura, chuyên gia quản lý các quỹ tiền tệ cho Federated
Investors Inc. tại Rochester và New York, sự giảm điểm này chủ yếu do
các nhà đầu tư đang quan sát và lo ngại về diễn biến trên thị trường
chứng khoán. Người tiêu dùng đang quay lưng lại với thị trường.

Chỉ
số Standard & Poor’s 500 đã giảm 0,6% trong tuần qua, chỉ còn
1.004,09 điểm. Cùng với sự giảm sút này, chỉ số trung bình nhóm ngành
công nghiệp Dow Jones cũng đã giảm 48,67 điểm, tương đương 0,5%, chỉ
còn 9321,4 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 0,7% xuống còn
1985,52 điểm. Và cuối cùng là chỉ số Russell 2000 của các công ty nhỏ
giảm điểm khoảng 1,5%, đứng ở mức 563,9 điểm.

Thị trường đang được định giá cao quá mức

Theo
nhận định của ông David Tice, nhà chiến lược hàng đầu về danh mục vốn
đầu tư cho các nhà đầu tư chứng khoán tại Federated Investors Inc.’s,
thị trường chứng khoán Mỹ đang được đánh giá quá cao so với giá trị
thực, bởi cuộc khủng hoảng tài chính sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến tiêu
dùng của người dân Mỹ.

Trong bài phát biểu trên kênh tivi
Bloomberg Television, ông Tice dự đoán rằng chỉ số S&P 500 sẽ giảm
sâu và cho rằng thị trường thật khó có thể tăng điểm mạnh trong thời
gian tới.

Chỉ số S&P 500 đã khôi phục lại 50% trong những
ngày đầu tháng 8 vừa qua, sau khi đạt mức thấp kỷ lục trong suốt 12 năm
từ hồi tháng 3 năm nay. Chính việc tăng trở lại này đã đẩy tổng giá trị
của chỉ số này lên gấp 18,7 lần lợi nhuận mà công ty thu được. Theo
thống kê của Bloomberg thì đây là mức kỷ lục kể từ tháng 12 năm 2004
đến nay.

Các khối ngành như bán lẻ, nhà hàng và khách sạn
trong chỉ số S&P 500 đã giảm 2,6%, và đây được xem là mức giảm lớn
nhất so sánh với 10 ngành công nghiệp chính khác. Tính chung cho cả
nhóm, thì nhóm ngành công nghiệp này đã tăng 20% từ đầu năm đến nay.

Dự báo khác xa ước tính

Cuối
tuần qua, cổ phiếu của J.C. Penney đã giảm 9,1%, chỉ còn ở mức 31,29
USD. Hệ thống bách hoá lớn thứ 3 trên nước Mỹ này đã đưa ra dự báo cho
quý 3 khác hẳn ước tính của các nhà phân tích về việc doanh số bán giảm
mạnh. Theo thông báo của công ty này, chỉ số EPS quý 3 rất có thể sẽ
rơi vào khoảng từ -5 cent đến +5 cent. Tuy nhiên theo Bloomberg, các
nhà phân tích lại đưa ra ước tính chỉ số EPS công ty này sẽ khoảng 13
cent.

Trong tình hình khủng hoảng hiện nay, với những lo lắng
về tiền lương và việc làm, niềm tin người tiêu dùng cũng sụt giảm mạnh
trong tháng này. Theo chỉ số “độ nhạy cảm người tiêu dùng” được đưa ra
bởi The Reuters và Đại học Michigan (The Reuters/University of Michigan
preliminary index of consumer sentiment), chỉ số này đã giảm xuống còn
63,2. Đây là mức thấp nhất kể từ hồi tháng 3 đến nay. Và theo dự báo
của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg, chỉ số này sẽ
tăng trở lại, đạt mức 69 điểm trong thời gian tới.

“Có một số
điều mà chúng ta cần phải thận trọng trong nửa cuối năm nay và đầu năm
sau”, đây là cảnh báo được đưa ra bởi John Carey, nhà quản lý quỹ cho
công ty đầu tư Pioneer Investments tại Boston. Theo ông, niềm tin người
tiêu dùng đã tăng trở lại vào hồi đầu năm nay, và bây giờ nó lại tiếp
tục suy giảm.

Tìm kiếm lợi nhuận

Trước tình hình
chung đó, cổ phiếu của Wal-Mart Stores Inc. đã tăng 5,1%. Đây thậm chí
là lượng tăng nhiều nhất kể từ hồi đầu tháng 3 năm nay, đạt mức 51,79
USD. Tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng đầu thế giới này đã ghi nhận lợi
nhuận quý 2 vượt xa ước tính của các nhà phân tích, bằng cách sử dụng
hiệu quả hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí. Wal-Mart đã thu hút thêm
nhiều khách hàng mới thông qua việc giảm giá các mặt hàng.

Kết quả kinh doanh của Target Corp., Home Depot Inc. và Hewlett-Packard theo kế hoạch sẽ được công bố trong tuần này.



Nguồn: http://vfinance.vn/



Link gốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e196/kin..._lien_tiep.htm