SSI, KLSVND chưa giải ngân đồng nào!
Tự doanh của các công ty chứng khoán và khối ngoại đã tranh thủ đợt tăng điểm của VN – Index để cơ cấu lại danh mục, thực chất là bán ra những cổ phiếu mất thanh khoản. Các công ty có lượng tiền mặt dồi dào như Kim Long (KLS), VNDirect, SSI vẫn tiếp tục đứng ngoài thị trường.
Sàn TPHCM đã có 12 phiên tăng điểm liên tiếp tính đến ngày 13/09/2011. Có lẽ đã 4, 5 năm rồi VN – Index mới có một bước nhảy kiên trì, bền bỉ về phía trước đến như vậy. Trong bước nhảy này có sự đóng góp mạnh mẽ của hai cổ phiếu có mức vốn hóa lớn là MSNBVH.
Phần lớn các cổ phiếu đã tăng được 10 – 20% kể từ mức đáy đầu tháng 8, nhưng vẫn còn đó những cổ phiếu tụt lại phía sau, chưa thể bứt phá cho dù kết quả kinh doanh không đến nỗi tệ. Trong số này phải kể đến các cổ phiếu cao su. Các công ty cao su đã có một năm huy hoàng khi lợi nhuận 6 tháng đầu năm đều vượt chỉ tiêu và một số công ty có thể đạt lợi nhuận 100% trên vốn điều lệ. Bất lợi của cổ phiếu cao su có lẽ là thanh khoản kém do một tỷ lệ áp đảo cổ phiếu đang được các tổ chức đầu tư nắm giữ lâu dài.
Khảo sát của chúng tôi tại một số công ty chứng khoán cho thấy nhà đầu tư tổ chức bắt đầu tham gia thị trường, nhưng không ở vị trí quán quân mà lại thoái vốn. Những công ty chứng khoán bị mắc kẹt trong các hợp đồng hợp tác đầu tư đang bán ra để thu hồi vốn trước áp lực thu nợ của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu sẽ thanh tra, kiểm tra hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác bán ra để thu hồi vốn trước áp lực thu nợ của các ngân hàng. Các hoạt động này sẽ được tính bằng hạn mức tăng trưởng tín dụng và chắc chắn sẽ nhanh chóng lấp đầy “khoảng trống” tín dụng còn lại. Đó là chưa kể Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoản ủy thác đầu tư với ngân hàng. Nguồn tin riêng của chúng tôi khẳng định dư nợ của các hoạt động ủy thác đầu tư rất lớn và nếu không chấn chỉnh ngay sẽ ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng.
Tự doanh của các công ty chứng khoán và khối ngoại đã tranh thủ đợt tăng điểm của VN – Index để cơ cấu lại danh mục, thực chất là bán ra những cổ phiếu mất thanh khoản. Các công ty có lượng tiền mặt dồi dào như Kim Long (KLS), VNDirect, SSI vẫn tiếp tục đứng ngoài thị trường. Đại diện của Kim Long còn nói sẽ đứng ngoài thị trường đến hết năm, khi nào thanh khoản của HSX đạt mức 3.000 tỷ đồng/ngày. Quan điểm của Kim Long có lẽ xuất phát từ nguồn tiền mặt tới 2.000 tỷ đồng mà họ đang có trong tay. Thanh khoản lớn đang là một trong những tiêu chí giải ngân của nhiều tổ chức và như vậy các nhà đầu tư cá nhân sẽ phải “tác chiến” đơn độc thêm một thời gian. Đây cũng chính là rủi ro chủ yếu hiện tại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi họ đang không được sự trợ lực của những tổ chức vốn vẫn được xem là người tạo lập thị trường.
Nói thế để thấy rằng, sự tăng trưởng của VN – Index vẫn chưa thể đạt tới ngưỡng bền vững. Không thể xây thành trong một ngày và mới chỉ có ba tuần trôi qua kể từ khi chứng thoát khỏi những ngày ảm đạm. Điều đáng quan tâm là tâm lý của giới đầu tư đã có phần nào lạc quan. Để lấy lại niềm tin, chứng khoán còn phải đi một chặng đường dài.
Ngày thứ Ba 13-9 lần đầu tiên trong năm nay giá trị giao dịch sàn TPHCM đã vượt 1.000 tỷ đồng. Sự cải thiện thực sự của thanh khoản cuối cùng đã đến. Nếu duy trì được nhu cầu như những ngày qua, giá trị giao dịch của sàn HSX có thể tiến về mốc 1.500 và sau đó là 2.000 tỷ đồng/ngày.
Trong phiên giao dịch kết thúc vào hôm qua, 14-9, chỉ số HSX tạm dừng ở 466,99 điểm, có 81,3 triệu cổ phiếu, trị giá 1,287 tỷ đồng được chuyển nhượng. HNX đang chuẩn bị vượt ngưỡng 80 điểm, đóng cửa ở mức 77,33 điểm, thanh khoản 94,7 triệu cổ phiếu, trị giá 1.055 tỷ đồng.
Hải Lý
TBKTSg



Xem bài viết: SSI, KLS và VND chưa giải ngân đồng nào!