Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 19 - 23/09/2011
(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index, HNX-Index, VS 100), Mỹ (Dow Jones), Châu Á (Nikkei 225), Châu Âu (FTSE 100) và giá vàng, dầu.
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VN-Index – Có thể phá vỡ trở lại SMA 300. HNX-Index – Phân kỳ giá xuống đã hoàn thành.
VN-Index – Có thể phá vỡ trở lại SMA 300. Giá trị hiện nay của SMA 300 là 455.77, điều này có ý nghĩa là ngưỡng này chỉ còn cách VN-Index không đầy 2 điểm (giá trị hiện tại của VN-Index là 457.11 điểm). Đây là một khoảng cách rất dễ bị thu hẹp trong vài phiên tới nếu như thanh khoản tiếp tục sụt giảm mạnh như trong các phiên vừa qua.
Chỉ số ADX bắt đầu đi ngang và có dấu hiệu tạo đỉnh. Hai đường +DI và –DI đang dịch chuyển về gần nhau với tốc độ rất nhanh và có thể sẽ có tín hiệu bán mạnh nếu tốc độ này duy trì trong những phiên đầu tuần.
VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ của SMA 300 tại vùng 455 – 457 điểm. Nếu vùng này bị phá vỡ, một đợt điều chỉnh mới trong ngắn hạn sẽ bắt đầu.

HNX-Index – Phân kỳ giá xuống đã hoàn thành. Mẫu hình nến Engulfing Bear đã báo hiệu khá chính xác sự hoàn thành của phân kỳ giá xuống %BBs. Tín hiệu này rất có thể sẽ kéo theo một sự điều chỉnh vào đầu tuần sau.
Khối lượng giảm trung bình 10 triệu đơn vị/phiên trong 2 phiên vừa qua cho thấy sự hưng phấn của giới đầu tư phần nào đã hạ nhiệt. Mặt khác, trung bình khối lượng 20 ngày đang ở mức 45 triệu đơn vị/phiên. Nếu tiếp tục sụt giảm với tốc độ như hiện nay, tín hiệu bán của volume system cũng sẽ xuất hiện.

II. VIETSTOCK INDEX
VS 100: Như chúng tôi đã từng đề cập, sự suy giảm liên tục của chỉ số này đe dọa sự thành công của Double Bottom. Với phiên giảm mạnh ngày 16/09/2011 (-2.24%), VS 100 đã dịch chuyển xuống bên dưới đường trendline của mẫu hình và có thể là dấu hiệu báo trước cho sự không thành công này.
Nếu giá tiếp tục giảm trong những phiên tới thì việc “cut loss” và thoát ra khỏi thị trường là cần thiết.

VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 16/09/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 0.16, tức số mã tăng giá bằng 0.16 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.06, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá chỉ bằng 0.06 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 0.25 lần và VS-U/D HNX bằng 0.11 lần. Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 2.35.
Những tín hiệu này cho thấy có khả năng trong vài phiên tới thị trường sẽ tiếp tục có rung lắc mạnh.

III. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ
Tỷ trọng cổ phiếu sụt giảm mạnh trên HNX
Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần là 9.25 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 13,551 lệnh. Trung bình lệnh mua (3,165 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (3,419 đơn vị/lệnh).
Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là 38.85 triệu đơn vị, với số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 15,299 lệnh. Trung bình lệnh mua (3,415 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn một ít so với trung bình lệnh bán (3,512 đơn vị/lệnh).
Những thống kê trên cho thấy nếu tính chung cả tuần thì lực cầu vẫn chiến ưu thế. Tuy nhiên, càng về cuối tuần càng yếu đi. Nếu tình trạng này tiếp diễn vào đầu tuần sau thì khả năng giảm mạnh rất lớn.
HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX là: 99.80% cash/ 0.20% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu của mô hình trên HNX đột ngột giảm rất mạnh. Điều này cho thấy sự thận trọng trên thị trường là rất cao. Nếu tỷ trọng này vẫn tiếp tục cao trong vài phiên tới thì nên đứng ngoài thị trường.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 81.39% cash/ 18.61% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE cũng tiếp tục duy trì ở mức thấp. Việc bán ra để phòng ngừa rủi ro có thể thực hiện nếu như thị trường tiếp tục có điều chỉnh mạnh và lực cầu yếu đi trong thời gian tới.

IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, NIKKEI 225, FTSE 100
Dow Jones: Ngắn hạn – Giá tăng, khối lượng giảm. Dài hạn – Vẫn chưa hết lo ngại
Điều thực sự khiến cho giới phân tích kỹ thuật quốc tế lo lắng đó chính là sự suy giảm liên tục của khối lượng giao dịch. Nếu như xu hướng này vẫn cứ tiếp tục trong phiên cuối tuần thì khả năng có điều chỉnh là rất lớn.
DJIA đã lên sát ngưỡng Fibo 161.8%. Đây sẽ là bài test rất quan trọng trong ngắn hạn và nó sẽ quyết định xem liệu thị trường Mỹ có tiếp tục tăng trưởng được nữa hay không.
Trong trường hợp sụt giảm mạnh, vùng 10,450 – 10,600 điểm sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ ngắn hạn cho giá.

Dài hạn: Chúng tôi tiếp tục quan ngại về việc các đường MA dài ngày tiếp tục hạ thấp độ cao và về gần đường giá. Đây đều là những ngưỡng rất mạnh và rất thành công trong việc ngăn chặn đà tăng trưởng và phục hồi của DJIA nên cần hết sức cẩn thận.
Nếu như giá không phá vỡ được những đường này thì khả năng có thêm một đợt giảm mạnh nữa là rất lớn.

Nikkei 225: Đà giảm chưa chấm dứt
Sau khi cặp EMA 10 và EMA 20 cho tín hiệu bán mạnh cho đến nay thì thị trường Nhật Bản suy giảm liên tục cho đến nay và vẫn chưa thể hồi phục.
PS MACD Histogram sắp cho tín hiệu bán dài hạn. Vì vậy, nếu như tín hiệu này thực sự xuất hiện, khả năng sẽ có thêm một đợt điều chỉnh nữa.
Vùng 8,500 – 8,650 điểm sẽ là vùng chống đỡ mạnh của giá trong thời gian tới.

FTSE 100: RSI cho phân kỳ giá lên
Mặc dù FTSE 100 liên tục đi xuống trong những phiên vừa qua nhưng Relative Strength Index lại liên tục đi lên và tạo ra phân kỳ giá lên (bullish divergence). Tín hiệu này cho thấy có thể có bứt phá mạnh trong thời gian tới nếu thrust down không xuất hiện.
Vùng 4,750 – 4,900 điểm sẽ tiếp tục là chỗ dựa vững chắc cho FTSE 100 trong trường hợp giảm mạnh.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock



Xem bài viết: Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 19 - 23/09/2011