Bộ trưởng và lời hứa
Quyết định của tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng về việc thay trưởng ban quản lý dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, ngay trong quá trình đi kiểm tra công trường hôm 4/10, được báo giới mô tả là một “cú sốc”.
* “Cú sốc” lớn ở sân bay Đà Nẵng
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng yêu cầu thay trưởng ban quản lý dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, ngay trong quá trình đi kiểm tra công trường - Ảnh: Pháp luật Tp.HCM.
Hơn cả một sự kiện nội bộ của ngành giao thông, câu chuyện này mở ra một góc nhìn mới về hoạt động điều hành.
Nhà ga hành khách sân bay Đà Nẵng được khởi công xây dựng từ tháng 12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỷ đồng từ ngân sách và vốn vay, do Tổng công ty Cảng hàng không Miền Trung làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, nhà ga sẽ phải đưa vào khai thác từ quý 1 năm ngoái, nhưng việc thi công chậm chạp đã khiến dự án chậm tiến độ gần hai năm, dù lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã nhiều phen đốc thúc.
Chậm tiến độ là chuyện xảy ra thường xuyên tại các dự án hạ tầng, đặc biệt là những dự án quy mô lớn. Nhưng, như nhận xét của ông John Richrd Malig, tư vấn trưởng giám sát của dự án này, là tư duy chậm trễ dường như đã ăn sâu vào các nhà thầu, và do đó rất khó hoàn thành dự án vào cuối năm 2011.
Những người chịu trách nhiệm chính tại dự án này, có lẽ, đã nghĩ rằng mới ngồi vào “ghế nóng” vài tháng, chuyến thị sát của vị tân Bộ trưởng chỉ mang tính xã giao hơn là công việc.
Họ, cũng như nhiều người khác, có lẽ cũng cho rằng những phát biểu của ông Đinh La Thăng tại Quốc hội, sau thời điểm nhậm chức cũng chỉ là phát biểu xã giao. Khi đó, tân Bộ trưởng nói rằng ông là người “không ngại khó khăn và sẵn sàng đương đầu với điều mà nhiều người ngại, miễn là việc đó có lợi cho đất nước”, rằng trong khi điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam), “nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ, tôi vẫn yêu cầu làm, nếu có vấn đề gì thì một mình Đinh La Thăng sẽ chịu trách nhiệm cá nhân”.
Ít nhiều, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã để lại hình ảnh của một “lãnh đạo hành động”, điều mà những đồng nghiệp của ông tại Petro Vietnam trước đây đã thấm thía.
Tại Petro Vietnam, ông Thăng không phải là người xuất thân từ ngành dầu khí. Nhưng trong vòng 5 năm làm việc với tư cách chủ tịch tập đoàn này, dấu ấn mà ông để lại trong các cấp lãnh đạo của tập đoàn là khá rõ nét.
Ông Phùng Đình Thực, người thay thế vị trí Chủ tịch Petro Vietnam của ông Thăng, trong phát biểu nhậm chức của mình tháng trước, đã đánh giá ông Thăng là “con người hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, là hạt nhân đoàn kết trong toàn tập đoàn”.
Trong “nhiệm kỳ” của mình tại Petro Vietnam, có những việc ông Thăng đã làm đúng theo tinh thần ấy, vượt xa sự hình dung của nhiều người, mà đáng kể nhất chính là việc vận động và thành lập thí điểm mô hình **** bộ tập đoàn, nơi ông cũng là bí thư.
**** bộ Petro Vietnam được thành lập theo Kết luận số 31-KL/TW của Ban bí thư Trung ương **** và Quyết định số 849-QĐ/ĐUK của **** ủy Khối doanh nghiệp Trung ương. Cơ quan này đã và đang “thực hiện lãnh đạo toàn diện đối với nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ, công tác xây dựng **** và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, vận hành theo cơ chế cấp ủy **** lãnh đạo, Hội đồng Thành viên quản lý, Tổng giám đốc điều hành, các đoàn thể phát huy đầy đủ quyền làm chủ và tham gia quản lý doanh nghiệp”.
Tại một hội nghị tổng kết về mô hình này cuối năm ngoái, nhiều ý kiến cho rằng việc Chủ tịch Hội đồng Thành viên giữ chức Bí thư **** ủy, trong khi Phó bí thư là Tổng giám đốc đã “tạo thuận lợi trong lãnh đạo, điều hành và phát huy được vai trò lãnh đạo của **** ủy đối với mọi mặt hoạt động của tập đoàn”.
Tân Bộ trưởng dường như đang muốn thổi tinh thần “con người hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” này vào cương vị công tác mới. Điều này giống như cam kết về việc trở thành một “bộ trưởng hành động”, khái niệm đã được nhắc tới rất nhiều trong nhiệm kỳ trước của Chính phủ.
Tháng 5/2007, khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công Thương, tân Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khi đó đã trả lời báo Tuổi Trẻ rằng “để đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và hoàn thành nhiệm vụ trước ****, Nhà nước luôn đòi hỏi một bộ trưởng phải hành động. Cá nhân tôi xin nói sẽ cố gắng hết sức, sẽ bắt nhịp công việc và sẽ điều hành Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả. Tôi sẽ là bộ trưởng hành động”.
Sau đó ít ngày, ở lễ bàn giao công việc tại Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao, tân Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng trả lời báo Tiền Phong rằng ông “sẽ cố gắng là một bộ trưởng hành động”. Không dùng đến “mỹ từ” này, nhiều bộ trưởng khác cũng đã “hứa thật nhiều” trước Quốc hội, cũng với cùng một thông điệp như vậy.
Nhưng, như tổng kết của Văn phòng Quốc hội cuối năm ngoái, có rất nhiều lời hứa đã không thể thực hiện được.
Chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vẫn được xem là “nóng” trong nhiều năm qua. Nhưng, từ sự việc ở sân bay Đà Nẵng, nhiều người mong cái ghế này sẽ “nguội” dần từ cách điều hành “nóng” của tân Bộ trưởng. Hơn cả mọi lời hứa về “hành động”, công chúng chờ đợi ở ông Đinh La Thăng những “hành động” thực sự!
Anh Minh
TBKTVN



Xem bài viết: Bộ trưởng và lời hứa