Nỗi ám ảnh về thất nghiệp và tăng trưởng toàn cầu

Tăng trưởng toàn cầu sắp tới sẽ duy trì ở mức thấp hơn so với 15 năm trước đây.

Theo cảnh báo của các chuyên gia tài chính cao cấp ở Châu Âu, tăng trưởng toàn cầu sắp tới sẽ duy trì ở mức thấp hơn so với 15 năm trước đây do người tiêu dùng tại Mỹ đang hạn chế việc chi tiêu, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có thể dẫn tới giai đoạn thứ ba của cuộc khủng hoảng tài chính.

Những thử thách đối với các nhà hoạch định chính sách đã được một thành viên ban lãnh đạo của Ngân hàng Trung ương Châu Âu – ECB là ông Jürgen Stark đề cập tới vào thứ 6 tuần qua. Trong cuộc họp của các thanh sát viên của ECB tại Frankfurt, Đức, ông có nhắc tới: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục giảm trong tương lai”.

Những sự thay đổi cơ bản sẽ diễn ra theo cơ chế của nền kinh tế. Tiêu dùng tại Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề do các hộ gia đình sống tiết kiệm hơn.

Theo quan điểm cá nhân của Dominique Strauss-Kahn, giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ Thế giới IMF thì sự rút lui thiếu suy nghĩ khỏi chính sách tiền tệ hàng hóa và chính sách tài khóa là một vấn đề nổi cộm cơ bản. Ông cũng lưu ý rằng giai đoạn thứ ba của cuộc khủng hoảng sẽ là tỷ lệ thất nghiệp cao, kế tiếp giai đoạn khó khăn về tài chính và kinh tế nói chung.

Những nhận định của các chuyên gia trên xuất phát cũng do Thụy Điển lên tiếng yêu cầu giải quyết các chính sách quy định lương thưởng tại các hệ thống ngân hàng và kêu gọi cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Châu Âu để đi đến sự đồng thuận ngay trước thềm hội nghị G20 tại Pittsburg.

Thụy Điển hiện là nước nắm quyền quản lý Liên minh Châu Âu hiện nay. Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt cũng thúc giục các nhà lãnh đạo khối này phối hợp các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ trở lại thời kỳ hoạt động bình thường dù có khó khăn trong lĩnh vực tài chính. Ông còn khẳng định “Chúng ta đã thấy hướng đi của hệ thống ngân hàng đang dần quay lại với các chế độ lương thưởng lúc trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính”.

Bộ trưởng tài chính các nước Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Luc-xem-bua và Hà Lan cũng đã kêu gọi chính thức trên tờ Financial Times về việc áp dụng chính sách cấm thưởng trong vòng hơn một năm cũng như các quy định đảm bảo mức lợi nhuận thu được phản ánh đúng hoạt động của hệ thống các ngân hàng.

Những dấu hiệu cho thấy nền văn hóa lương thưởng đang ảnh hưởng rất nhiều tới các ngành nghề khối tài chính. Điều này có thể nói là “một cú đấm vào những người thất nghiệp”. Ông Reinfeldt cũng nhấn mạnh chế độ thưởng theo tiến trình sẽ dần cao hơn khi các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia Châu Âu nhóm họp vào ngày 17 tháng 9 tới tại Bruc-xen, Bỉ nhằm hợp tác vai trò của mình trước lúc hội nghị G20 diễn ra.

Thủ tướng Thụy Điển cũng lạc quan tin tưởng rằng EU sẽ đại diện cho khối thống nhất tại Pittburgh dù có chút dấu hiệu căng thẳng trước một số vấn đề. Pháp và Đức là hai quốc gia đứng lên kêu gọi việc hạn chế mức thưởng còn Anh lại tỏ ra thận trọng với quan ngại rằng quyết định của EU sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành công nghiệp dịch vụ tài chính của nước này.

Ông Reinfeldt thừa nhận ông bị tác động bởi lá thư mà tổng thống Pháp Sarkozy, thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Anh Gordon Brown đã gửi tuần trước tỏ ý muốn tìm kiếm sự hợp tác giữa các quốc gia.

Cũng dễ hiểu rằng vấn đề trên với nước Anh là khá quan trọng. Các quy định chặt chẽ sẽ giúp thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn và giảm thiểu được những rủi ro hệ thống. Có thể nói điều đó sẽ rất có lợi với London nói riêng và thế giới nói chung.

Những điểm nhấn nói trên xuất phát từ một bài báo phát hành tại Thụy Điển do 7 bộ trưởng tài chính EU cùng mong chờ những quy định chặt chẽ đối với chính sách lương thưởng cũng như đánh giá lợi nhuận vượt mức đáng kể là quá mạo hiểm, có tính chu kỳ và khó có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, tranh luận về biện pháp phối hợp mà vẫn xem xét sự khác biệt về ngành dịch vụ tài chính giữa các quốc gia trong phạm vi EU cũng thu hút sự chú ý từ phía ông Reinfeldt. Ông kỳ vọng nước Mỹ sẽ tham gia cùng hành động với EU song khối này vẫn phải đóng vai trò kiên trì ngay cả khi không có sự trợ giúp từ phía Mỹ.

Thụy Điển mới đây cũng vừa đưa ra một vài quy định về hạn chế mức lương thưởng tại hệ thống các ngân hàng. Những quy định mới này đã nhận được sự hưởng ứng từ phía chính phủ và hy vọng đất nước sẽ tiếp tục duy trì áp dụng về lâu dài.

Cùng với chính sách thưởng cho ngân hàng, ông Reinfeldt cũng đang tìm kiếm sự đồng thuận cho “chiến lược rút lui” nhằm đưa các gói kích thích tài chính của chính phủ quốc gia ra khỏi thị trường vì lúc này cuộc khủng hoảng cũng đang lắng xuống. Các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng thiếu cân bằng tài khóa và thay đổi khí hậu cũng được nằm trong khuôn khổ chương trình họp ngày 17 tháng 9 sắp tới.

Nói chung, tất cả những khúc mắc và đề nghị cần thiết sẽ được bàn bạc giữa các nhà lãnh đạo EU ngay trước thềm hội nghị G20. Nhờ vậy EU mới có thể đem tiếng nói chung thống nhất và khẳng định vai trò vững vàng của mình tại hội nghị G20.


Nguồn: http://vfinance.vn/

Link gốc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e264/kin..._ca%CC%80u.htm