Công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới này cho biết : Tình trạng thiếu hụt nguồn tài chính cho các công ty khai thác và chế biến khoáng sản vừa à nhỏ do các ngân hàng hạn chế cho vay đã cung cấp nhiều cơ hội cho BlackRock Inc để đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng với khả năng gặt hái lợi nhuận cao.

Chú thích ảnh:Ông Hambro - Giám đốc quỹ tài nguyên thiên nhiên của BackRock Inc.

Ông Evy Hambro, Giám đốc đầu tư mảng tài nguyên tự nhiên của BackRock cho biết : Có một tình trạng cực kỳ cấp tính về việc siết chặt tài trợ vốn cho các dự án mỏ đang trong giai đoạn phát triển và cận kề giai đoạn sản xuất . Các ngân hàng chỉ đơn giản là đang từ chối các khoản cho vay này.
Các công ty khai mỏ hạng vừa với những dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị cho ra sản phẩm phải đấu tranh để đảm bảo nguồn tài chính cho việc tiếp tục đầu tư trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhưng tình trạng thắt chặt tài chính của các ngân hàng trở nên thực sự cứng rắn bởi vì hệ thống ngân hàng đang phải chịu sức ép dự trữ vốn để đề phòng cho tình trạng thị trường tài chính đang xấu đi.
Thị trường IPO cũng đã khô hạn, đóng cửa một phương án tiềm năng để tiếp cận nguồn tài chính cho các công ty. Hambro cho biết rất nhiều công ty khai khoáng đã gõ cửa BlackRock để tìm nguồn tài chính, vì thế tình hình này có thể đưa các công ty quản lý quỹ tới cơ hội cải thiện lợi nhuận.
Ông Hambro còn cho biết thêm : các ngân hàng đang thể hiện một sự miễn cướng lớn trong việc cung cấp nguồn tài chính cho các công ty khai khoáng , nếu có các công ty nào đã chuẩn bị được cho vay thì quy trình cũng sẽ hết sức phức tạp.
Ông Hambro nói : “ Chúng tôi sẽ cung cấp tài chính cho họ, chúng tôi đang giúp họ để phát triển nhưng chúng tôi sẽ yêu cầu các công ty trả chi phí cao hơn cho các khoản tài chính này, đơn giản bởi vì vốn giờ đây đang có giá trị cao.”
Được biết quỹ Backrock , theo chức năng của mình có thể tự do đầu tư vào không chỉ cổ phiếu mà còn vào nợ công ty, trái phiểu thông thường, cho vay và ngay cả vào các công ty tư nhân và dịch vụ trí tuệ. Ông Hambro nhận định , tình hình hiện nay giống y như những gì chúng tôi làm vào năm 2009 khi các công ty tìm kiếm nguồn tài chính cho chính mình. Chúng tôi đã nhìn thấy một khoản lớn các “nợ có thể chuyển đổi” và chúng tôi đã từng là người mua lớn nhất cho các khoản nợ này.
BlackRock đã cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho các công ty khai khoáng quặng sắt tại của Châu Phi , một công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán AIM ( thị trường đầu tư lựa chọn của sàn giao dịch chứng khoán London). Họ đã vay chúng tôi gần 420 triệu usd vào đầu năm nay để cung cấp vốn cho dự án ưu tiên của họ , dự án Tonkolili và Tonkolili đã giao hàng chuyến đầu tiên vào tháng 11 vừa rồi.
Bủng nổ giao dịch cho các công ty khai khoáng ?
Hambro cho biết , một hậu quả của việc thiết chặt tài chính là có thể làm gia tăng các giao dịch mua bán và thâu tóm ( M&A). Ngân hàng có thể thu về các khoản cho vay từ các công ty nhỏ nhưng tiếp tục cho các công ty lớn vay tiền. Thị trường cổ phiếu đi xuống sẽ làm cho các cổ phiếu bị định giá xuống thấp và trong tương lai dài hạn sẽ tạo ra các nền tảng tốt và đầy hứa hẹn cho các giao dịch mua bán sát nhập.
BlackRock cho biết mua dự án thay vì tự làm là một cuộc tranh luận truyền thống đối với một công ty khai khoáng khi họ đứng trước cân nhắc làm thế nào để gia tăng hoặc đổi mới các tài sản của họ. Để tài này đang trở nên nóng bỏng và thực tế cho thấy việc mua các dự án đã tăng lên thay vì các hoạt động đầu tư vào xây dựng các dự án từ đầu.
Trong thâm tâm, tôi cho rằng, phát triển kinh doanh của các công ty khai khoáng thông qua trị trường cổ phiếu là cách rẻ hơn rất nhiều so với việc tái đầu tư vào các tài sản mới, đồng thời ít rủi ro hơn. Hiện nay có tiềm năng để xem xét các thương vụ mua bán và thâu tóm trong ngành công nghiệp khai khoáng. Lĩnh vực mà đã từ lâu đợi chờ những bùng nổ trong hoạt động sát nhập, nó là kết quả của giá cổ phiểu đang đi xuống.
Cho đến nay một làn sóng đáng kể về thâu tóm và sát nhập đã không thành hiện thực nhưng nó là một dấu hiệu cho các giao dịch tiếp theo đang được triển khai. Chẳng hạn như công ty khai thác quặng đồng của Hà Lan KGMH đã đồng ý mua công ty Quandra FNZ của Canada với giá 3 tỷ usd vào thứ 3 vừa rồi và Công ty Goldfields của Châu Âu thì công bố đã nhận được các chào mua của các đối tác.
Không liên quan đến làn sóng mua bán và thâu tóm, các công ty khai khoáng lớn – những đại gia có tiền mặt trong ngân hàng cũng đang phải đối mặt với việc chi trả cổ tức lớn hơn cho cổ đông. Một số công ty khai thác kim loại quý hiếm đã phải trả cổ tức tăng lên hơn 30% so với thập kỷ trước. Họ đang ở nửa đường của làn sóng.
Lĩnh vực khai khoáng luôn cần đầu tư vào các tài sản cố định nhưng bạn phải cân bằng được giữa tái đầu tư và việc trả cổ tức. Phiền toái là sự cân bằng này đã bị chìm vào quá khứ. Hambro cho biết các công ty khai khoáng mới trong ngành đã công nhận điều này.

Theo : VinaMinerals