Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán Việt Nam không đáng tin cậy
Trong thời gian qua các công ty chứng khoán (CTCK) hàng ngày thường đưa ra các bản tin nhận định thị trường để đăng tải trên các phương tiện báo chí. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng bản nhận định thị trường của các công ty chứng khoán là không chất lượng và không đáng tin cậy.
Thường trong các bản nhận định các công ty chứng khoán chỉ nhận định chung chung dựa theo diễn biến thị trường của phiên liền trước để nói thị trường sẽ tăng hay giảm mà không đưa ra được cơ sở rõ ràng về phân tích cơ bản.
Hầu hết các bài nhận định thị trường của CTCK dựa theo trường phái kỹ thuật, mà ít dựa theo trường phái phân tích cơ bản, nên chất lượng của những bài phân tích này rất thấp bởi ai cũng nhận thấy rằng phân tích kỹ thuật là không hiệu quả trong thị trường Việt Nam.
Theo dõi diễn biến thị trường hàng ngày cho thấy, khi các CTCK đồng loạt nhận định thị trường ngày mai tăng, thì nhiều nhà đầu tư sẽ hành động theo làm thị trường tăng hoặc khó giảm sâu. Khi CTCK nhận định thị trường giảm thì nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý mà bán ra. Bởi thế, mục nhận định thị trường của CTCK trên các trang web luôn là mục được nhiều người đọc nhất.

Trong đợt giảm điểm hiện nay chúng tôi cho rằng một phần do các CTCK đưa ra nhận định chung chung là thị trường sẽ giảm xuống 550 điểm, rồi 500 điểm, 480, 450 điểm, rồi 430 điểm, thậm chí thấp hơn nữa, mà không đưa ra một cơ sở nào về phân tích cơ bản.

Những lý do nêu ra đều không rõ ràng mà chỉ nêu chung chung một cách mơ hồ đẩy nhà đầu tư vào trạng thái bi quan, hoang mang. Không lại trừ khả năng có sự cố ý lợi dung tâm lý yếu, bi quan của nhà đầu tư để đẩy giá cổ phiếu xuống sâu nhằm mua được giá rẻ.
Bản tin của CTCK là để phục vụ khách hàng của mình, đương nhiên là khách hàng cần gì thì CTCK đáp ứng thu cầu đó. Khách hàng cần biết xu thế thị trường ngày mai thì CTCK nhận định thị trường ngày mai để những khách hàng lướt sóng dựa vào đó mà chốt lời hay cắt lỗ. Tuy nhiên, việc đăng nhận định trên các phương tiện truyền thông còn nhằm mục đích quảng bá hình ảnh cho CTCK để có nhiều người biết đến. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy điều này đang mang lại hiệu quả tiêu cực hơn là tích cực. Những nhận định sai lầm, thiếu căn cứ hoặc vì mục đích riêng của CTCK đang ngày càng làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư vào các CTCK đưa ra bản tin nhận định. Thực tế cũng thấy một số CTCK lớn và có uy tín của Việt Nam đã ý thức rõ vấn đề này và họ không hề đưa các bản nhận định của mình lên trên báo chí.
Hơn nữa, giữa CTCK có hoạt động tự doanh và nhà đầu tư luôn là hai thực thể mâu thuẫn về lợi ích nên khó có thể nói nhận định của các CTCK là khách quan. Có nghĩa là CTCK hoàn toàn có thể đang bán ra cổ phiếu trong khi khuyên nhà đầu tư nắm giữ, mua vào. Ngược lại, các CTCK hoàn toàn có thể đang mua gom cổ phiếu giá thấp trong thị trường giá xuống nhưng lại liên tục khuyến nghị nhà đầu tư chờ đợi chưa nên mua vào.
Trong nhận định của các CTCK, thật khó để nói rằng, thế nào là khách quan và không khách quan. Xem sét số liệu giao dịch của một số CTCK khi giao dịch một số lượng lớn cổ phiếu trong một khoảng thòi gian (phải công bố thông tin) chúng tôi cũng thấy là thường nếu bán ra khối lượng lớn cổ phiếu thì thấy hiện tượng là trong cùng thời gian đó CTCK này cũng mua vào một lượng cổ phiếu ít hơn. Ngược lại, khi mua lượng lớn cổ phiếu thì thấy có hiện tượng họ bán ra một số lượng cổ phiếu nhỏ hơn trong cùng khoảng thời gian này. Điều này có thể lý giải là lượng cổ phiếu nhỏ được bán ra/mua vào đó là cổ phiếu mồi để làm giá cổ phiếu tăng/giải theo ý đồ của CTCK. Do vậy, khó có thể tin có sự khách quan trong các bản nhận định của các CTCK.

Các công ty chứng khoán đều có tự doanh chứng khoán, và thu nhập từ khoản này còn lớn hơn rất nhiều từ phí dịch vụ thu được từ giao dịch của nhà đầu tư. Bởi vậy sau khi bán ra phần lớn cổ phiếu trong đợt tăng điểm thì các CTCK sẽ tích cực gom cổ phiếu giá rẻ. Thực tế báo cáo kết quả kinh doanh các CTCK trong quý 3 và tháng 10 vừa qua, các thông tin công bố trong khoảng thời gian này cho thấy các CTCK đã bán ra rất hiều CP trong thời gian đó. Khi giá cổ phiếu đã giảm 30-60% như hiện nay thì đã đến lúc mua vào hay còn tiêpc stục chờ đợi như khuyến nghị.
Khi nắm lượng tiềm mặt lớn thì rõ ràng việc cố tình đưa thông tin/nhận định không rõ ràng đẩy thị trường giảm điểm để mua được cổ phiếu giá rẻ luôn là mong muốn của bất kỳ ai, các CTCK không bao giờ là ngoại lệ. Không ai khuyến nghị người khác mua cái mà mình muốn mua, không ai khuyến nghị người khác bán cái mà mình đang muốn bán. Xung đột lợi ích luôn khiến người ta làm điều ngược lại mà thôi.
Thực tế xem lại các bản nhận định thị trường của các CTCK chúng tôi thấy rằng tại những mốc thị trường quan trọng gần khu vực đáy hoặc đỉnh trong các đợt tăng và giảm điểm trước đây thì các nhận định của các công ty chứng khoán trước đó vài ngày đều cực kỳ mâu thuẫn với diễn biến các phiên giao dịch những ngày sau đó.
Những nhận định của các CTCK đã trở thành một phần thông tin không thể thiếu đi cho các nhà đầu tư cá nhân, chỉ có điều khi sử dụng những bản tin này, nhà đầu tư đừng quên CTCK có điều khoản miễn trách nhiệm ghi ở cuối trang. Và điều đặc biệt hơn, lợi ích của nhà đầu tư và CTCK là mâu thuẫn nhau.
Do xung đột lợi ích, khi khuyến nghị mua vào tức là người khuyến nghị đã mua xong, khi khuyến nghị đứng ngoài chờ đợi có nghĩa rằng việc mua vào đang tiếp tục diên ra.



Xem lại cái nhận định của bọn chúng về giao dịch ngày 21/7 hoặc 22/10 sẽ thấy CTCK chẳng đáng tin chút nào.

...........
http://vneconomy.vn/20090720060713554P0C7/nhan-dinh-thi-truong-chung-khoan-ngay-217.htm