Chứng khoán Tuần 06 – 10/02: Cổ phiếu ngân hàng & hiện tượng chốt lời
(Vietstock) – STB đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp, tổng cộng tăng 17% trong tuần qua. Những thảo luận xung quanh “thương vụ” STB, EIBACB đã tác động tích cực đến hoạt động đầu cơ tại STB.
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 06 – 10/02/2012
Giao dịch: Áp lực chốt lời gia tăng mạnh khiến VN-Index chỉ tăng nhẹ 0.82% trong tuần qua và đang dừng tại 405.02 điểm; HNX-Index tăng 1.36% đứng tại 62.69 điểm. Nhóm cổ phiếu chủ chốt thể hiện qua VS 100 vẫn tăng khá mạnh 2.6% lên 61.61điểm. Tuần đầu tiên giao dịch, VN 30 cũng đã tăng nhẹ với mức tăng 1.96% đứng tại 458.23 điểm.
Các chỉ số Market Cap kết thúc trái chiều trong tuần giao dịch này. VS-Large Cap và VS-Mid Cap tăng điểm lần lượt 1.57% và 0.26%; trong khi đó VS-Micro Cap và VS-Small Cap giảm tương ứng 0.59% và 1.23%.
Giao dịch của thị trường nhìn chung vẫn diễn ra khá sôi động. Thanh khoản trên cả hai sàn tiếp tục cải thiện tích cực, khi tổng khối lượng khớp lệnh tăng 4.5% trên HOSE, và tăng mạnh 24.8% trên HNX so với tuần giao dịch đầu tiền của năm Nhâm Thìn.
Lưỡng lự là tâm lý chủ đạo của giới đầu tư trong những phiên đầu tuần và điều này thể hiện khá rõ khi các chỉ số của thị trường giao dịch lên xuống trong phạm vi hẹp.
Vùng hỗ trợ 375-395 điểm đã hoạt động rất hiệu quả trong những phiên áp lực chốt lời gia tăng. Cứ mỗi lần dịch chuyển về vùng hỗ trợ là gần như ngay lập tức lực cầu tăng trưởng mạnh và đẩy thị trường đảo chiều đi lên.
Điều này giúp thị trường vượt qua được áp lực điều chỉnh và tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 08/02. Tuy nhiên, có thể nhận thấy áp lức chốt lợi vẫn gia tăng trong phiên này.
Áp lực bán gia tăng mạnh ngay cả khi thị trường đang tăng điểm cho thấy mong muốn chốt lời của giới đầu tư đã tăng cao. Và không quá ngạc nhiên khi áp lực này đã khiến thị trường đi xuống trong 2 phiên giao dịch cuối tuần.
Áp lực chốt lời tăng mạnh đặc biệt là ở những mã đầu cơ và dẫn dắt trên cả 2 sàn, như VND, PVX, PVL, PVA, WSS trên HNX, hay SSI, PVF, OGC, ITA, KDH, IJC trên HOSE.
Tuy nhiên trong suốt tuần giao dịch, có thể nhận thấy lực mua giá thấp được duy trì khá tốt; bất chấp nguồn cung khá mạnh ở hầu hết cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường tuần này tiếp tục được trợ lực đáng kể từ khối ngoại ở nhóm cổ phiếu VN30 (mà thực chất là các bluechips). Điểm chú ý là lực mua của họ vẫn luôn tăng mạnh trở lại trong những phiên thị trường bị lung lay, điển hình là phiên giao dịch ngày 08/02 và 10/02.
Tuần qua, khối ngoại đã chi gần 400 tỷ đồng thu gom cổ phiếu trên cả hai sàn. Họ mua ròng mạnh hơn 349 tỷ đồng trên HOSE, trong khi mua ròng gần 51 tỷ đồng trên HNX.
Trên HOSE, họ mua ròng mạnh nhất VCB với hơn 1.6 triệu cổ phiếu tương ứng với 41.6 tỷ đồng. Ngoài ra, lực mua ròng của khối ngoại vẫn tập trung vào các mã bluechips như MSN, VIC, MBBSSI... Đặc biệt, room của SSI cho khối ngoại đã chính thức về 0% sau phiên giao dịch ngày 08/02.
Trên HNX, PGS được mua ròng mạnh nhất tuần qua với 11.4 tỷ đồng; trong khi đó VND bị bán ròng mạnh nhất nhưng chỉ với 0.7 tỷ đồng.
Cổ phiếu đáng chú ý: Dẫn dắt cho các đợt phục hồi trong tuần là nhóm cổ phiếu Ngân hàng, đặc biệt là STB, EIB, MBBACB. STB, EIBMBB cũng là những cổ phiếu có giao dịch mạnh nhất trên HOSE, với xu hướng đầu tư cổ phiếu Ngân hàng đang thịnh hành.
Việc tăng giá của nhiều cổ phiếu ngân hàng chủ chốt đã kéo theo đà tăng ở một số mã ngân hàng khác như HBB, SHB – đây là 2 cổ phiếu có khối lượng giao dịch tăng đột biến trong tuần qua.
Cổ phiếu Ngân hàng tăng mạnh trong thời gian gần đây theo sau các thảo luận liên tục về hoạt động thâu tóm, sáp nhập trong ngành này. Cuối tuần cũng đã xuất hiện những thông tin rộng rãi đầu tiên về ”bộ ba” đại gia của ngành là STB, EIBACB.
Đã bắt đầu có sự phân hóa trên thị trường khi có 9/24 ngành tăng điểm. Không qúa bất ngờ khi Ngân hàng là ngành tăng điểm mạnh nhất với mức tăng 6.51%. Trái ngược với Ngân hàng, Chứng khoán là ngành giảm điểm mạnh nhất với mức giảm 3.85%. Các ngành nóng còn lại cũng kết thúc tuần trái chiều khi Bất động sản giảm nhẹ 0.11%, còn Xây dựng tăng 0.38%.
Nhóm cổ phiếu tăng điểm tích cực trong tuần qua (tăng điểm mạnh và thanh khoản cao) gồm có: STB tăng 17.11%, DXG tăng 20%, TS4 tăng 16.67% trên HOSE; và SHN tăng 15.22% và PXA tăng 20.69% trên HNX.
STB đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp, tổng cộng tăng 17.11% trong tuần qua. Thông tin tài chính quý 4 (báo cáo tài chính riêng lẻ) của STB khá tích cực khi lợi nhuận sau thuế đạt 439.5 tỷ đồng, tăng mạnh 49% so cùng kỳ 2010. Điểm tích cực nhất là tính đến 31/12/2011, nợ có khả năng mất vốn của STB giảm 50% so với hồi đầu kỳ, xuống còn 158 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây khó có thể là động lực giúp STB có giao dịch rất tích cực trong tuần qua, khi thông tin này đã được công bố từ ngày 31/01. Chúng tôi tin rằng những thảo luận xung quanh “thương vụ” STB, EIBACB đã tác động tích cực đến hoạt động đầu cơ tại STB.
Điều này khá phù hợp khi việc tăng mạnh của STB chủ yếu do tác động của nhà đầu tư trong nước. Thống kê giao dịch cho thấy trong tuần qua, khối ngoại đã bán ròng hơn 23.1 tỷ đồng tại mã này.
DXG đã tăng mạnh 5 phiên liên tiếp gần đây, tổng cộng 20%. Đây là diễn biến không quá bất ngờ sau thông tin Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của DXG đăng ký mua 3 triệu cp từ ngày 10/02 đến 10/04. Nếu giao dịch diễn ra thuận lợi, vị Chủ tịch này sẽ nắm giữ 16,245,375 cp và tỷ lệ sở hữu sẽ tăng từ 41.39% lên 50.76%.
Kết quả kinh doanh quý 4/2011 của DXG không mấy khả quan khi bất ngờ báo lỗ hơn 16 tỷ đồng trong quý 4. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu sụt giảm mạnh, trong khi chi phí lãi vay tăng cao.
Lũy kế cả năm 2011, DXG đạt 196.67 tỷ đồng doanh thu thuần, chỉ bằng 59% so năm trước. Chi phí lãi vay cả năm lên đến 38.5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 33.8 tỷ đồng, chỉ bằng 44% của năm 2010.
TS4 tăng mạnh 16.67% trong tuần, nhờ kết quả hoạt động năm 2011 khá thành công. Theo BCTC hợp nhất, năm 2011 TS4 ghi nhận 755.2 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 70% so với năm 2010. Lợi nhuận gộp đạt 117.6 tỷ đồng, cao hơn năm trước 40%. Lợi nhuận sau thuế tăng 51% so năm 2010 và đạt 40.3 tỷ đồng.
SHN không có thêm bất cứ thông tin tích cực nào trong thời gian gần đây. Việc tăng giá mạnh 15.22% của SHN chủ yếu do hoạt động đầu cơ được kích hoạt trở lại tại mã cổ phiếu này. Điều này là không mới khi SHN từ lâu đã được giới đầu tư xếp vào nhóm cổ phiếu đầu cơ mạnh nhất trên thị trường.
PXA có kết quả kinh doanh năm 2011 không mấy nổi bậy, khi lợi nhuận sau thuế ước chỉ đạt 5.7 tỷ đồng, EPS chỉ đạt 389 đồng. Nhiều khả năng hoạt động đầu cơ đã được kích hoạt trên mã cổ phiếu này trong tuần qua.
Cổ phiếu giảm điểm đáng chú ý nhất trên HOSE là LCM, với mức giảm 16.39%. LCM đã bị xả hàng khá mạnh khi kết quả kinh doanh quý 4/2011 bất ngờ đi xuống mạnh. Lợi nhuận sau thuế quý 4 của LCM chỉ đạt 1.96 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với các quý trước. Điều này đã khiến lợi nhuận cả năm của LCM chỉ đạt 22.2 tỷ đồng.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Mùa báo cáo tài chính năm 2011 cũng như Đại hội đồng cổ đông thường niên của các doanh nghiệp đại chúng đã đến, Vietstock kính mời các nhà đầu tư và bạn đọc tham gia viết bài chia sẻ cùng cộng đồng về các đề tài sau:
- Những vấn đề nổi cộm, những con số đáng lưu ý trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán 2011 của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hay theo ngành
- Những bất cập, trăn trở của cổ đông, những vấn đề nóng hay góc khuất, câu chuyện vui buồn trong mùa Đại hội, về kết quả kinh doanh hay kế hoạch của doanh nghiệp
- Những khoảnh khắc hay gương lãnh đạo doanh nghiệp gây ấn tượng trong mùa Đại hội
Khuyến khích bài viết gửi kèm hình ảnh minh hoạ.
Những bài viết được đăng trên Vietstock.vn sẽ được trả nhuận bút.
Bài viết gửi về cho Ban Biên tập theo địa chỉ email sau: info@vietstock.vn.
Vui lòng gửi kèm thêm Họ tên – Địa chỉ - Số điện thoại – Email để chúng tôi tiện liên lạc và trao đổi.


Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK



Xem bài viết: Chứng khoán Tuần 06 – 10/02: Cổ phiếu ngân hàng & hiện tượng chốt lời