IDI đứng thứ 9 trong top 10 doanh nghiệp
có tỷ trọng xuất khẩu thủy sản cao nhất

Về tỉnh Đồng tháp, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đang có những khởi sắc về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chúng tôi được biết đến công ty IDI qua lãnh đạo tỉnh và giới đầu tư chứng khoán. Theo tên gọi đầy đủ, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia, có thể sở dĩ có tên gọi Đa Quốc Gia, vì cổ phần của công ty có sự góp mặt ngay từ đầu của nhiều cổ đông nước ngoài, trong đó có Nhật bản, Australia, Hàn quốc, Mỹ và Trung quốc… đơn cử với dự án KCN Vàm Cống IDI đã triển khai tổ hợp nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu do công ty đầu tư với số vốn hơn 1.200 tỷ đồng, tọa lạc tại một địa danh có một không hai mà ai đi qua cũng trầm trồ thèm khát. Một cụm nhà máy thủy sản ở ngã ba sông hậu ngay phà Vàm Cống, như cái rốn của vùng nguyên liệu thủy sản và cũng là trọng tâm của vựa lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam vùng đất được khẳng định là giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Từ khi nhà máy thủy sản thứ nhất đi vào hoạt động, mọi việc đều rất thuận lợi cả về tiến độ triển khai cũng như khai thác hiệu quả kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Đặc biệt là nguồn nguyên liệu có đầu vào giá hợp lý và dồi dào về số lượng. đây cũng là thế mạnh của IDI nói riêng và ĐBSCL nói chung về lĩnh vực thủy sản. Trong thời gian tới IDI sẽ lắp đặt thêm các thiết bị để nâng công suất nhà máy lên 600 tấn nguyên liệu/ngày và dự kiến đến năm 2010 cụm 3 nhà máy sẽ hoàn thành đi vào khai thác với công suất 1.800 tấn nguyên liệu/ngày. Đây là một dự án quy mô lớn nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, có khả năng giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và tạo ra kim ngạch xuất khẩu cao. Sản phẩm chính của các nhà máy là cá tra phi lê đông lạnh, bột cá - dầu cá và thức ăn thủy sản. Trong đó, IDI xác định nguồn cung ứng nguyên liệu là vấn đề then chốt để một nhà máy hoạt động có hiệu quả, nên ngay từ đầu doanh nghiệp đã chủ động xin cấp 300 ha đất dọc sông Hậu để nuôi trồng thủy sản sạch. Song song đó, IDI cũng đầu tư xây dựng các xí nghiệp dịch vụ phụ trợ đi kèm như: xí nghiệp chế biến phụ phẩm nhựa, xí nghiệp bao bì, xí nghiệp chế biến thức ăn thủy sản… Điểm nhấn chính là việc thành lập xí nghiệp nuôi trồng thủy sản theo quy trình công nghiệp hiện đại bảo đảm thỏa mãn 50% nhu cầu nguyên liệu lâu dài cho nhà máy và thỏa mãn yêu cầu chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn sản phẩm cả về nguồn cung ứng và môi trường. Vào thời điểm khó khăn nhất nhà máy vẫn luôn thu hút gần 2.000 lao động có việc làm thường xuyên với mức lương bình quân hơn 3 triệu đồng/người /tháng. Có một điều lạ là trong khi hầu hết các nhà máy thủy sản gặp không ít khó khăn về thị trường đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu thì IDI vẫn luôn có một lượng khách hàng ổn định, các đơn hàng thường được ký trước 6 đến 9 tháng mới có hàng. các đồng nghiệp trong hiệp hội thủy sản thường nói vui rằng IDI là anh lính mới đáng nể trong làng xuất khẩu thủy sản, nhất là khi cuối tháng 3/2009 IDI đã đứng thứ 9 trong tốp 10 công ty có sản lượng thủy sản xuất khẩu cao nhất nước