Về trữ lượng dầu khí của Việt Nam



Thời gian gần đây tình hình biển đông khá căng thẳng do sự leo thang và gây hấn của Trung Quốc. Do xuất phát từ nhu cầu địa chính trị cũng như sự thèm khát về năng lượng của nền kinh tế khổng lồ của mình mà Trung Quốc có dã tâm chiếm toàn bộ biển đông. Xuất phát từ vấn đề thời sự như thế cùng với sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam 2-3 năm tới thì ngành năng lượng ( khai thác dầu khí, gas) sẽ là những mũi nhọn của nền kinh tế. Bài viết tổng hợp về trữ lượng của dầu khí Việt Nam sẽ cung cấp cho mọi người cái nhìn bao quát hơn về cái ngành đem lại ngoại tệ nhiều nhất cho đất nước.

Theo lý thuyết tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý, dầu mỏ phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong đất. Khi thiếu khí ôxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này được chuyển hóa thành các hợp chất tạo nên dầu. Dầu tích tụ trong các lớp đất đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu di chuyển dần dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đất đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và tạo thành mỏ dầu.


Một số học giả cho rằng báo cáo đầu tiên về sự hiện hữu dầu khí ở Biển Đông là kết quả của các đoàn nghiên cứu thăm dò của Liên Hiệp Quốc trong những năm cuối thập niên 1960. Thời gian trước đó, nhiều giáo sư địa chất thuộc viện Đại học Sài Gòn đã quả quyết là theo kiến thức chuyên môn của họ, Việt Nam không có dầu lửa. Cho đến đầu thập niên 1970, một số học giả người Việt vẫn không tin rằng dầu khí có nhiều như những báo cáo thăm dò cho biết. Họ nghĩ rằng dầu khí nếu có thì chỉ như những hạt sương buổi sáng đọng trên khắp ngọn cỏ, lá cây ngoài cánh đồng; chuyện "không-tưởng" của họ kể ra là công nghệ khai thác làm sao thu hút được tất cả các dọt dầu rải rác đâu đó như vậy mà mang ra bán thương mại!

Thập niên sau, niềm tin tưởng lại khác hẳn. Câu chuyện "Biển Đông có dầu" không những được coi là điều hiển nhiên
mà còn có những người tin tưởng rằng trữ lượng dầu khí Biển Đông lớn không thua gì trữ lượng toàn thể vùng Trung Đông.



Những vùng tiềm năng có dầu khí đang được khai thác.

Dầu khí là một chất hữu cơ. Vùng biển nước ta lại là vùng mà thực vật và sinh vật phát triển rất phong phú. Nhiều cây cối và sinh vật chỉ có ở nước ta mà không sinh tồn được nơi khác. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cho biết "thực vật Việt Nam " có lẽ gồm vào khoảng 12,000 loài, không kể rong, rêu, nấm. Đó là một trong những thực vật phong phú nhất thế giới. Với một diện tích to hơn nước ta tới ba mươi lần, Canada chỉ có vào 4,500 loài, kể cả loài du nhập".

Các công ty dầu khí cũng khoan thử nhiều nơi và ghi nhận những túi dầu khí tại duyên hải Hoa Nam, trong vịnh Bắc Bộ, ngoài khơi Nam bộ, duyên hải Mã-Lai- Brunei- Palawan, vùng Bắc Hoàng Sa, bãi Cỏ Rong ở Trường Sa.



Bản đồ các lô dầu khí ở Vùng Biển Việt Nam

Vùng biển bao la sâu trên 4,000m nằm giữa trung tâm Biển Đông cũng hứa hẹn chứa đựng những kho dầu khí khổng lồ. Vì kỹ thuật khai thác các vùng biển sâu còn quá tốn kém, người ta chú tâm vào những vùng nông cạn. Hai vùng nằm trên thềm lục địa Việt Nam làm Trung Quốc thèm khát nhất nằm trong vịnh Bắc Bộ và khu vực bãi Tứ Chính ở ngoài khơi Nam Bộ.Vùng Biển Đông rộng tới 1,460,000 Km2 chia ra hai phần gần bằng nhau:

- 720,000 km2 cho biển và
- 740,000 km2 vuông thuộc thềm lục địa.

Các khoa học gia lúc này đã đồng ý rằng dầu khí trong khu vực phía Nam Biển Đông có nhiều hơn vùng phía Bắc của biển này. Thềm lục địa phía nam Việt Nam hứa hẹn nhiều trữ lượng tiềm năng sẽ được tìm thấy trong tương lai không xa:



Ngoài thềm lục địa, vùng sâu hơn nằm giữa Biển Đông là nơi nhiều tiềm năng. Nhiều hãng dầu mỏ lớn cho biết trữ lượng dầu khí ở dưới các vùng lòng chảo "basin" còn lớn hơn thềm lục địa nữa. Hiện nay công nghệ khai thác dầu dưới lòng biển sâu chưa được phát triển mạnh

Các đảo Hoàng Sa và Trường Sa tương đối nông cạn nên không nằm lọt vào trong những lòng chảo đó, tuy nhiên khi tính toán đến ranh giới kinh tế 200 hải lý người ta phải tính sự liên hệ giữa thềm lục địa và hải đảo. Việt Nam có chủ quyền nhiều đảo ở trường Sa và Hoàng Sa ( bị TQ chiếm năm 1974) đương nhiên vùng đặc quyền kinh tế sẽ rộng và Việt Nam cũng sở hữu luôn cả khối tài sản khổng lồ chưa khai thác này.
Nếu tổng kết các ước lượng này, người ta có một con số quá sức lớn mà không ai ngờ tới. Giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam, gần khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của nước ta, họ đã tìm thấy một mỏ khí đốt trữ lượng 90 tỷ mét khối, hiện đang khai thác.



Yêu sách lưỡi bò của Trung quốc chiếm toàn bộ Biển đông (Nhìn yêu sách của Trung Quốc chiếm lấy toàn bộ biển đông. Toàn bộ không gian sinh tồn của dân Việt và nguồn tài nguyên dầu khí, thủy sản Trung Quốc muốn chiếm hết về mình)

Ngay giữa vùng quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc cũng khởi sự thăm dò sau khi xâm chiếm. Trên nhiều bản đồ về tình trạng dầu lửa, người ta thấy Trung Quốc cho in hình những dàn khoan ở đó. Tuy vậy sự khai thác dầu khí có lẽ chưa thực sự thành công lớn.

DẦU KHÍ TRONG HẢI PHẬN DO VIỆT NAM KIỂM SOÁT:



Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết: Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã xác định được trữ lượng dầu khí của các phát hiện là 1,3 tỷ tấn qui dầu và đã nghiên cứu đánh giá tiềm năng còn lại của Việt Nam ước đạt 2,8 đến 3,6 tỷ tấn quy dầu.
Nguồn: tổng hợp từ internet.
vfpress