Phân tích kỹ thuật (PTKT) – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 15 của 15

    Threaded View

    1. #5
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật - Lý thuyết, ứng dụng và phản biện


      Điều này sẽ càng làm xói mòn niềm tin của người này vào phân tích kỹ thuật. Và dần theo thời gian nhà đầu tư sẽ bị rơi vào cảm giác rằng mình đang chơi một trò chơi nguy hiểm có tính may rủi cao khi ứng dụng phân tích kỹ thuật trong công việc đầu tư của mình. Chúng tôi đã từng bị cảm giác này trong những ngày đầu áp dụng phân tích kỹ thuật. Nhưng điều này sẽ được cải thiện dần theo thời gian khi bạn bắt đầu nắm bắt được những failure này. Trong những chương sau chúng ta sẽ dần dần làm sáng tỏ chúng.
      1.2. Tại sao phải sử dụng phân tích kỹ thuật
      Nhiều người sử dụng phân tích kỹ thuật đơn giản chỉ vì trông họ có vẻ ”pro” hơn so với những nhà đầu tư khác với chiếc laptop và đồ thị chi chít các chỉ báo. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ đó là lý do chính để chúng ta bỏ công sức nghiên cứu loại hình phân tích này. Sau đây là một số lý do mà chúng tôi cho rằng quan trọng.
      Thứ nhất, không phải lúc nào bạn cũng có thể trả lời câu hỏi ”Tại sao?” bằng các yếu tố cơ bản. Cơn ác mộng cổ phiếu ngân hàng có thể coi là một ví dụ điển hình. Tích luỹ, đi ngang và xuống!

      Để lý giải cho điều này xin kể cho các bạn nghe một mẫu chuyện sau. Khi chúng tôi đi trao đổi ở một quỹ đầu tư thuộc vào loại lâu đời nhất và lớn nhất ở Việt Nam, một chuyên viên phân tích nói với tôi rằng một cổ phiếu tốt đã tăng giá quá cao giống như một phụ nữ đang ở độ tuổi 35 – 40: vẫn còn đẹp, còn quyến rũ nhưng đã hết kỳ vọng. Đàn ông có xu hướng ưa chuộng những cô gái 18 – 20 hơn vì tiềm năng tăng trưởng vẫn còn rất lớn! Chúng tôi miễn bình luận về nhận xét mang tính hài hước này. Tuy nhiên chúng ta có thể học hỏi vài điều tư nó. Rõ ràng, một cổ phiếu tốt chưa chắc đã đem lại một khoản đầu tư tốt. Yếu tố kỳ vọng hầu như rất kho đo lường nếu như bạn chỉ sử dụng phân tích cơ bản. Nhưng khi bạn sử dụng phân tích kỹ thuật thì có thể giải quyết được khá triệt để vấn đề này. Khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu, anh ta đã phản ánh kỳ vọng của mình vào giá. Phân tích kỹ thuật đi phân tích giá và tìm hiểu xu hướng biến động của chúng. Vì vậy, một cách gián tiếp cũng đã phân tích xu hướng biến động của kỳ vọng rồi.
      Thứ hai, biến động giá không hoàn toàn ngẫu nhiên. Chúng biến động có quy luật và phân tích kỹ thuật nghiên cứu những quy luật này. Điều này bắt nguồn từ một nhận định rằng giá trị nội tại - vốn là sản phẩm của các mô hình định giá – không hề bất biến.
      Bạn thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ Mỹ thiết lập một mức thuế mới cao hơn đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Rõ ràng là dòng tiền tương lai của các doang nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Như vậy thì cái gọi là giá trị nội tại của những doanh nghiệp này thực sự thay đổi lớn bởi vì giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào hiện giá của các dòng thu nhập trong tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu xu hướng là điều đáng làm và bạn không thể vin vào khái niệm ”giá trị nội tại” hay ”đầu tư dài hạn” để bào chữa cho những sai lầm của mình. Trong trường hợp có những thông tin mới xuất hiện rõ ràng bạn phải định giá lại các cổ phiếu của mình khi mà thu nhập tương lai thay đổi.
      Nếu bạn đã từng xem bộ phim Cẩm Y Vệ do Chung Tử Đơn đóng vai chính, hẳn chúng ta còn nhớ một câu nói khá ấn tượng của nhân vật Thanh Long: ”Cẩm Y Vệ chúng tôi không cần biết lý do, chỉ cần biết thời gian, địa điểm, đối tượng”. Nếu bạn là một tay sát thủ (Cẩm Y Vệ) trên thị trường chứng khoán hẳn bạn phải nhờ đến phân tích kỹ thuật để trả lời cho yếu tố thời gian (thời điểm ra vào thị trường) và địa điểm (mức giá). Lý do thứ ba để bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật là: phân tích cơ bản sẽ giúp bạn xác định những cổ phiếu tốt còn phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn xác định thời điểm và mức giá tốt. Đương nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo kết quả định giá từ các mô hình DCF, PE hay RE. Và chúng tôi đánh giá cao những trường hợp các ngưỡng chống đỡ mạnh của phân tích kỹ thuật lại trùng hoặc thấp hơn một chút so với kết quả định giá của phân tích cơ bản. Khi đó bạn có thể lựa chọn giải pháp mua mạnh tay.
      Có một vị đàn anh đã từng nói với tôi rằng phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản khi đã đạt đến đỉnh cao sẽ gần giống nhau. Tôi chưa nghĩ đến điều đó. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm cách kết hợp hai trường phái này theo nhiều cách khác nhau. Giống như John Harackiewicz (Chuyên viên phân tích kỹ thuật cấp cao của SBS và Cố vấn Phân tích kỹ thuật cho Saigon Asset Management) đã từng phát biểu tại hội thảo “Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong quản lý danh mục đầu tư”, ông nghĩ rằng trong tương lai một kỹ thuật đầu tư hiệu quả là sự kết hợp 50/50 giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
      1.3. Tầm ứng dụng của phân tích kỹ thuật đến đâu
      Chúng tôi không hề có ý muốn phóng đại tầm ứng dụng của phân tích kỹ thuật nhằm mục đích PR. Nhưng thực sự là ngày nay đang có rất nhiều nhà đầu tư ở nhiều loại thị trường khác nhau trên thế giới sử dụng loại hình phân tích này. Sự hấp dẫn của nó thực sự rất mãnh liệt.

      Một số nhà đầu tư nghĩ rằng phân tích kỹ thuật chỉ có thể áp dụng cho thị trường ngoại hối hoặc vàng – nơi có tỷ lệ người sử dụng phân tích kỹ thuật khá cao. Nhận định này dựa trên lập luận rằng cái gì càng được nhiều người sử dụng thì nó càng chính xác. Liệu suy nghĩ này có đúng? Chúng tôi không nghĩ vậy. Giả sử tất cả nhà đầu tư trên thị trường đều biết rằng vùng 430 – 450 điểm là một vùng chống đỡ mạnh thì liệu họ có chờ đợi đến khi VN-Index xuống đến mức đó để mua. Điều tương tự cũng xảy ra trên thị trường vàng và ngoại hối. Ai cũng muốn mình đi trước kẻ khác và nếu như tất cả mọi người đều biết cùng một điểm mua có thể điểm đó sẽ bắt đầu bị ”trừ hao” dần.
      Rõ ràng với lập luận như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các loại thị trường từ hàng hoá, cổ phiếu, chỉ số, vàng cho đến trái phiếu chính phủ Mỹ. Dưới đây là một đồ thị của trái phiếu chính phủ Mỹ và bạn hoàn toàn có thể áp dụng những phân tích kỹ thuật để tìm kiếm xu hướng của nó.
      Last edited by tradingpro8x; 09-06-2011 at 01:58 PM.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Phân tích kỹ thuật – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 13-08-2010, 04:19 PM
    2. Phân tích kỹ thuật – lý thuyết, ứng dụng và phản biện
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 03-08-2010, 09:06 AM
    3. Phân tích kỹ thuật – Lý thuyết, ứng dụng và phản biện
      By tigeran in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 03-08-2010, 09:00 AM
    4. Những kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật được chia sẻ tại buổi ofline CLB PTKT
      By tigeran in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 06-07-2010, 09:08 AM
    5. Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 08-04-2010, 12:18 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình