HNM- HANOI MIlk Tiếp bước VCF, TSC hay HAI?????????????????
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 10 1 2 3 ... CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 186
    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định HNM- HANOI MIlk Tiếp bước VCF, TSC hay HAI?????????????????

      HNM cấp có thẩm quyền cao nhất đã phê duyệt đề xuất nuôi bò trên bãi lạch sông hồng, đây là một vị trí quá lý tưởng giúp HNM làm giàu và đưa xứ kinh kỳ có một công ty sữa ngang tầm VNM sắp tới đây. Ai sẽ là đối tác và tương lai là chủ nhân của HNM
      HNM Game cực lớn cuối năm tk x 10 lần

      Chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội[​IMG]
      Chỉ đạo về dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng thuộc xã Văn Khê, huyện Mê Linh
      HNP - Văn phòng UBND TP ban hành thông báo số 174/TB-UBND truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố về đề xuất dự án “Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”.


      Theo đó, UBND TP đồng ý về chủ trương theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của các sở, ngành, UBND huyện Mê Linh về việc giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
      a

    2. #2
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      Cơ hội M&A trong ngành sữa Việt Nam
      [​IMG]
      Thương hiệu của Vinamilk đã tăng đáng kể sau hàng loạt thương vụ M&A trong và ngoài nước

      (ĐTCK) Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành sữa tại Việt Nam diễn ra sôi động ngay từ đầu những năm 2000 và phát triển hơn trong những năm gầy đây, với chủ trương chiến lược rõ ràng của các doanh nghiệp thâu tóm và bị thâu tóm.
      Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhu cầu về sữa thuộc nhóm hàng đầu thế giới, với các tiền đề tốt như kinh tế tăng trưởng ổn định, GDP đầu người hàng năm tăng từ 6-8%, dân số tăng bình quân 1%.

      Tuy nhiên, nguyên liệu nội địa phục vụ sản xuất sữa ở Việt Nam còn thấp, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thị trường, và hầu hết các công ty sản xuất sữa thành phẩm đều phải nhập khẩu sữa nguyên liệu. Và trong khi giá sữa bán lẻ tại Việt Nam luôn ở mức rất cao so với khu vực và thế giới, thì giá thu mua sữa nguyên liệu của các công ty đối với nông dân lại rất thấp.

      Liệu có thể giải thích điều này bởi sự “độc quyền nhóm” của các nhà sản xuất và chế biến sữa tại Việt Nam? Thực tế cho thấy, thị trường sữa Việt Nam nổi lên 3 công ty lớn, chiếm 75% thị phần và họ dường như có lợi thế khi thỏa thuận giá với nông dân, cũng như đưa ra giá bán sữa thành phẩm theo mong muốn. Nhìn thấy lợi thế này, nhiều công ty và tập đoàn trong và ngoài ngành sữa không ngại mở rộng đầu tư và tính đến phương thức M&A.

      Bài viết này sẽ tiếp cận ngành sữa Việt Nam từ góc độ chuỗi giá trị, giúp độc giả nhận diện lợi ích của các bên tham gia ngành, cũng như đưa ra một số dự báo xu hướng M&A của ngành trong thời gian tới.

      [​IMG]
      Chuỗi giá trị trong ngành sữa Việt Nam

      Hơn một thập kỷ trở lại đây, tiêu dùng sữa tại Việt Nam đã tăng trung bình 17 %/năm. Đây là mức tăng đáng kể trong sự suy thoái của nhiều ngành sản xuất sữa khác. Mặc dù có tốc độ tăng cao, nhưng mức tiêu thụ sữa bình quân tại Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực (dưới 30 kg/người/năm) - một cơ hội tốt cho những người muốn tham gia sản xuất sữa trong tương lai.

      Đa số các sản phẩm sữa tại Việt Nam được sản xuất cho trẻ em dưới 3 tuổi và người cao tuổi, trong khi thị trường lớn cho sữa tiêu dùng hàng ngày hay sữa cho người trưởng thành bị quên lãng. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Khôi (2013) cho thấy, 10% dân số tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM tiêu dùng đến 78% các sản phẩm về sữa. Đây là sự mất cân bằng trong nhu cầu các sản phẩm về sữa.

      Việt Nam có hai nguồn cung cấp sữa chính: các công ty trong nước tự sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài. Nghiên cứu của Tống Xuân Chỉnh (2012) cho thấy, đa số các sản phẩm sữa tiêu dùng hiện nay (khoảng 80%) tại Việt Nam là được nhập khẩu từ nước ngoài, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của người tiêu dùng.

      Nhà sản xuất sữa là điểm bắt đầu trong chuỗi giá trị của ngành sữa Việt Nam, nơi sữa nguyên liệu được hình thành. Các nhà sản xuất sữa có thể là nông dân hoặc các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Trong điều kiện hiện nay, đa phần sữa được sản xuất tại các trang trại nhỏ và vừa. Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Khôi (2013), 95% các trang trại sữa của người dân ở mức hộ gia đình (từ 8-10 con bò/hộ). Các trang trại này có thể được phân loại như sau:

      Nông dân tự doanh chủ động mua con giống, chăm sóc bò, không nhận sự trợ giúp tài chính hay kỹ thuật từ nhà sản xuất sữa và bán sữa nguyên liệu độc lập. Một số còn tự thực hiện sơ chế và bán trực tiếp các sản phẩm sữa tươi ra thị trường và chuỗi giá trị ở đây khá ngắn, nông dân thu toàn bộ giá trị gia tăng trong chuỗi. Tuy nhiên, đây chỉ là thiểu số vì rất ít nông dân có đủ điều kiện và năng lực kết nối với thị trường tiêu dùng.

      Nông dân làm theo hợp đồng là hình thức phổ biến nhất và trở thành biểu tượng của sự hợp tác giữa nông dân và công ty chế biến sữa. Người nông dân nhận giống bò sữa, thức ăn, phương thức chăm sóc, dịch vụ thú y từ công ty sản xuất sữa. Họ tiến hành nuôi bò, thu hoạch sữa trên diện tích đất của mình và bán lại cho nhà sản xuất sữa theo giá đã thỏa thuận từ trước. Nông dân trong trường hợp này đóng vai trò như người gia công và lợi nhuận nông dân thu được trong hình thức này rất thấp.

      Công nhân nông trường là hình thức đặc thù, xuất hiện tại các nông trường lớn như Mộc Châu, Ba Vì... Người nông dân xuất thân là các công nhân làm việc trong nông trường cũ. Họ không sở hữu đất đai mà thuê lại đất từ nông trường. Họ cũng nhận giống, thức ăn từ nông trường và nông trường tiến hành bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận nông dân thu được phụ thuộc nhiều vào quy mô chăn nuôi và diện tích đất họ thuê lại.

      Các công ty, tổ chức lớn là một bước tiến mới trong sản xuất sữa. Vinamilk và TH True Milk là những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này. Họ áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất thức ăn, chăn nuôi, thu hoạnh sản phẩm sữa đảm bảo năng xuất và chất lượng sữa luôn ở mức cao. Nhờ áp dụng công nghệ và lợi thế quy mô, nên chất lượng sữa của các doanh nghiệp này thường cao và giá thành cũng cạnh tranh hơn sữa của những trang trại nhỏ. Tỷ trọng của các doanh nghiệp này trong ngành còn thấp, nhưng đây sẽ là định hướng phát triển và mục tiêu của Việt Nam trong những năm sắp tới.

      [​IMG]
      Các nhà nhập khẩu sữa: sữa nhập khẩu hiện chiếm 80% tổng lượng sữa tiêu thụ tại Việt Nam, bao gồm sữa bột nguyên liệu và sữa thành phẩm. Mead Johnson, Abbotts và Friesland Campina là 3 nhà nhập khẩu sữa chính, chiếm 67% lượng sữa bột trên thị trường. Nguồn sữa bột nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu đến từ New Zealand và Mỹ. Phần lớn lượng sữa bột nguyên liệu nhập vào Việt Nam được chế biến thành sữa hoàn nguyên. Điều này đã từng gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng khi tiêu thụ các sản phẩm sữa nước, họ không thể phân biệt đâu là sữa tươi đâu là sữa hoàn nguyên từ sữa bột.

      Thức ăn là khâu quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành sữa. Việt Nam là quốc gia có ngành sữa mới phát triển do điều kiện thời tiết vốn dĩ không thuận lợi cho việc trồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa. Chỉ có một vài tỉnh, thành phố như Sơn La, Ba Vì, TP.HCM có lợi thế về trồng cỏ. Chính vì vậy, 70% lượng thức ăn cho bò sữa ở Việt Nam phải nhập khẩu.

      Hơn nữa, việc sử dụng các sản phẩm thức ăn tinh, thức ăn đã qua chế biến thay thế cỏ tươi làm giảm năng suất cũng như chất lượng sữa tươi nguyên liệu. Trong chuỗi giá trị, đây là một phần quan trọng trong chi phí mà nhà sản xuất phải bỏ ra khi sản xuất sữa.

      [​IMG]

      Chính sách kiểm soát giá: ngành sữa là một ngành có sự can thiệp sâu của chính phủ. Các hoạt động hỗ trợ hay kiểm soát của cơ quan chức năng có thể thúc đẩy ngành sữa phát triển, nhưng cũng có thể phản tác dụng. Chính phủ chủ yếu can thiệp thông qua các công cụ về giá, mà cụ thể là áp dụng giá trần cho các sản phẩm về sữa.
      Vào tháng 10/2013, Bộ Y Tế công bố Quyết định số 30 về kiểm soát giá các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Quyết định này nhắm đến việc kiểm soát hoạt động tăng giá của các sản phẩm sữa trong đầu và giữa năm 2013. Tuy nhiên, trong nửa cuối 2013 và đầu 2014, giá sữa tại Việt Nam vẫn tăng từ 7-10%. Giá sữa ở Việt Nam vẫn cao nhất thế giới.

      [​IMG]
      Tháng 4/2014, Bộ Tài Chính thông báo quyết định mới về giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Theo đó, 26 sản phẩm sữa bột của 5 công ty trong và ngoài nước sẽ phải giảm giá, với mức giảm từ 50.000 đến 70.000 trên mỗi hộp 900 gram. Đây được coi là quyết định mạnh tay của cơ quan chức năng, nhưng thực tế giá các sản phẩm sữa nước, sữa bột dành cho người lớn và người cao tuổi vẫn tăng. Xét trong chuỗi giá trị, việc giảm giá sữa tác động trực tiếp đến nhà sản xuất, nhưng xa hơn điều này ảnh hưởng tới người sản xuất sữa nguyên liệu - người nông dân nuôi bò sữa Việt Nam.

      Người chế biến sữa là trung tâm của chuỗi giá trị và cũng là thành phần chiếm ưu thế trong cuộc thương lượng với nhà sản xuất sữa. Nhà chế biến thu mua sữa trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua mạng lưới thu gom sữa nguyên liệu, sau đó sản xuất ra thành phẩm. Nhà chế biến cũng là tổ chức đưa ra các quy định về chất lượng và giá sữa đầu vào. Người nông dân sản xuất sữa nguyên liệu thường chịu thiệt thòi trong mối quan hệ này. Tiếng nói của nông dân chưa đủ lớn và họ phải chấp nhận điều kiện mà nhà chế biến đưa ra. Điều này dẫn đến tình trạng “mua rẻ, bán đắt”, giúp nhà chế biến có lợi nhuận cao.

      Hệ thống phân phối: có hai kênh chính trong phân phối các sản phẩm sữa tại Việt Nam hiện nay là siêu thị và bán hàng truyền thống.

      [​IMG]
      Với kênh thứ nhất, sản phẩm sữa đi trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến siêu thị, sau đó đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Trong quá trình này, khâu trung gian duy nhất là siêu thị giúp giảm chi phí vận chuyện cũng như giúp hạ giá thành bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Trong thương mại hiện đại, vai trò của kênh siêu thị rất cần thiết bởi vì sự tiện lợi và tập trung đa dạng mẫu mã hàng hóa. Sự phát triển của những chuỗi siêu thị như Big C, Co-op Mart City Mart đang làm giảm vai trò của chợ truyền thống cũng như các cửa hàng tiện lợi.

      Theo kênh bán hàng truyền thống, sản phẩm sữa đi từ doanh nghiệp sản xuất thông qua hệ thống đại lý vùng, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3 và thậm chí nhiều hơn rồi mới đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, giá bán lẻ theo kênh truyền thống thường cao hơn giá bán lẻ trong siêu thị, do chi phí vận chuyển và lợi nhuận của các cấp đại lý. Trong kênh siêu thị, giá trị gia tăng thường cao hơn do ít khâu trung gian, chịu ít chi phí vận chuyển, lưu kho bãi.

      Nhìn chung, trong chuỗi giá trị giản đơn giữa nông dân, người thu gom, người chế biến và hệ thống phân phối thì người chế biến giữ vai trò trung tâm. Thị trường sữa ở trạng thái “độc quyền nhóm” với 3 công ty chiếm 75% thị phần.

      Kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Cường và Bùi Thị Nga thông qua điều tra bảng hỏi tại Mộc Châu, Sơn La từ 2008 đến 2010 về thực trạng ngành sữa cho thấy sự mất công bằng trong phân phối thu nhập trong chuỗi giá trị sản phẩm sữa tươi tại Mộc Châu.

      Theo đó, nhà chế biến là khâu trung tâm trong chuỗi giá trị. Họ chiếm từ 28% đến 40,7% trong tổng giá trị gia tăng của chuỗi. Người nông dân mặc dù chiếm giá trị gia tăng cao thứ hai, nhưng chi phí sản xuất nông dân bỏ ra rất cao (40-50%). Hơn nữa, cách tính này chưa đề cập chi phí cơ hội, lao động ngoài giờ mà nông dân phải bỏ ra để có sữa nguyên liệu.

      Trong khi đó, người thu gom sữa chiếm khiêm tốn trong toàn bộ chuỗi giá trị (3-6%). Hệ thống phân phối chiếm phần đáng kể trong chuỗi giá trị (13,3- 24,1%). Điều này xuất phát từ hệ thống phân phối nhiều cấp độ. Để tới tay người tiêu dùng cuối cùng, sản phẩm sữa phải đi qua 4 cấp trung gian và do đó giá trị gia tăng toàn hệ thống phân phối đạt được khá cao.


      Cơ hội M&A cho ngành sữa Việt Nam
      Trong thời gian gần đây, hoạt động M&A tại Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ. Theo Capital IQ, nếu năm 2008 có 92 giao dịch M&A, thì đến năm 2012, con số này đã lên tới 308 giao dịch. Một điểm đặc biệt phản ánh tính mùa vụ của hoạt động M&A là đa phần thương vụ diễn ra vào nửa cuối các năm. KPMG năm 2013 khảo sát trên 400 nhà đầu tư tài chính và chiến lược tại Việt Nam cho kết quả, trong số các ngành hàng được xem xét, 57% cho rằng, hoạt động M&A trong ngành thực phẩm và đồ uống thu hút được sự quan tâm nhất.

      Trong xu hướng các nhà đầu tư ưu tiên lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, ngành sữa Việt Nam với tiềm năng phát triển cao sẽ là điểm hút M&A. Hoạt động M&A trong ngành sữa tại Việt Nam diễn ra sôi động ngay từ đầu những năm 2000 và những năm trở lại đây phát triển tốt hơn với chủ trương chiến lược rõ ràng của các doanh nghiệp thâu tóm và bị thâu tóm. Xu hướng M&A trong ngành sữa Việt Nam là M&A theo chiều dọc hướng tới những phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị và M&A theo chiều ngang để tăng thị phần, sở hữu nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tài nguyên đất.

      Vinamilk và một số trường hợp tiêu biểu. Tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm, năm 2003, Công ty được cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức công ty cổ phần. Liên tiếp những năm sau đó, Vinamilk thực hiện chiến lược M&A theo chiều ngang với việc mua lại cổ phần của nhiều công ty sữa nhỏ từ Nam ra Bắc.

      Cụ thể, năm 2004, Vinamilk thâu tóm Công ty cổ phần Sữa Sài Gòn. Năm 2005, Công ty mua lại cổ phần còn lại của đối tác liên doanh - Công ty liên doanh Sữa Bình Định và đổi tên công ty này thành Nhà máy Sữa Bình Định. Năm 2007, Công ty tiến hành mua cổ phần chi phối 55% của Công ty Sữa Lam Sơn và đổi tên công ty này thành Công ty cổ phần Sữa Lam Sơn.

      Với hàng loạt động thái M&A nói trên, Vinamilk tăng sức ảnh hưởng rõ rệt với việc mở rộng thị phần, doanh thu và giá trị. Tính đến hết năm 2012, doanh thu của Vinamilk đạt trên 27.000 tỷ đồng, chiến 40% thị phần sữa Việt Nam (Chinh 2012).

      Năm 2010 đánh dấu cột mốc mới trong hoạt động M&A của Vinamilk khi Công ty tiến hành đầu tư ra nước ngoài, góp 19,3% vốn điều lệ xây dựng Nhà máy Sản xuất sữa Miraka ở New Zealand. Vinamilk trở thành doanh nghiệp Việt Nam tiên phong đầu tư sang thị trường sữa nước ngoài. New Zealand có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu phù hợp cho việc chăn nuôi bò sữa và không bao lâu quốc gia này đã trở thành nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.

      Việc tiến hành M&A theo chiều dọc giúp Vinamilk tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất sữa, tận dụng hiệu quả kinh tế theo chiều dọc (Economies of Vertical Integration), đảm bảo nguồn cung sữa cho thị trường trong nước không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, việc tiên phong đầu tư ra thị trường nước ngoài của Vinamilk cũng được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao, cho dù kết quả khoản đầu tư này chưa thể xác định, nhưng danh tiếng cũng như thương hiệu của Vinamilk đã tăng đáng kể sau thương vụ này.

      Đến cuối năm 2013, một lần nữa Vinamilk quyết định đầu tư 7 triệu USD sang Mỹ mua lại doanh nghiệp phân phối sữa Driftwood Dairy, Mỹ - doanh nghiệp chuyên sản xuất phân phối các sản phẩm sữa tại bang California. Việc mua lại Driftwood Dairy đánh dấu sự xuất hiện của Vinamilk tại thị trường 300 triệu dân, với nhu cầu sử dụng sữa hàng đầu thế giới. Với chiến lược M&A bài bản, kết hợp chiều dọc và chiều ngang, mở rộng thị trường, bổ sung nguồn lực, hoàn thiện chuỗi cung ứng, nâng cấp chuỗi giá trị, Vinamilk có thể sẽ có những bước đi xa hơn trong hoạt động M&A.

      TH True Milk được nhắc nhiều đến với dự án trang trại bò sữa rộng 37.000 ha, với tổng đàn trên 35.000 con tại Nghệ An và mục tiêu đến năm 2017 chiếm 50% thị phần sữa tươi Việt Nam. Tháng 6/2014, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng với Nutifood đã ký biên bản hợp tác xây dựng dự án tổ hợp chăn nuôi bò, nhà máy chế biến sữa tại Việt Nam-Lào.

      Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn hiện có xây dựng đàn bò sữa Australia 116.000 con, với khả năng cung cấp khoảng 1,2 triệu lít sữa 1 ngày. Và Nutifood sẽ xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa nước tại Tây Nguyên quy mô 5000 tỷ đồng đảm bảo đầu ra cho toàn bộ sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai. Đây được coi là mô hình liên kết kiểu mẫu về hoàn thiện một chuỗi giá trị giữa bên có tài nguyên dồi dào và bên có kinh nghiệm thị trường đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

      Trong một diễn biến khác, Tập đoàn Massan đang có động thái lấn sân sang thị trường sữa khi Công ty Vinacafe Biên Hòa (công ty mà Massan nắm giữ 50% cổ phần) vừa đăng ký bổ sung mặt hàng sữa vào lĩnh vực kinh doanh. Liệu sẽ có những thương vụ M&A từ Vinacafe nhắm vào các công ty sản xuất sữa nhỏ và vừa như Hanoi Milk, Mocchau Milk…?

      Nguyễn Việt Khôi - Trần Văn Dũn

      http://milk.klf.vn/tin-tuc/klf-hop-....-viet-nam.html

      http://milk.klf.vn/tintuc/klf-klf-da...-sua-viet.html

    3. #3
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      Trước mắt 100 ha rồi theo chỉ đao nhân rộng hàng nghìn ha. Đất HN tấc đất tấc vàng, cách nhà máy 8km

      Những biệt khu đặc sản phù sa ở bãi sông Hồng
      [​IMG] Có những người giàu có, nhiều quan hệ đã thâu tóm hàng chục ha đất, lập những đẵ khu nuôi trồng đặc sản kết hợp nông trại nghỉ dưỡng cho riêng mình giữa bãi sông Hồng.

      Liên hiệp ăn - chơi - xả nơi bãi sông Hồng
      Xem bài khác trên Vef.vn
      Xây biệt thự nhờ ổi

      Dọc bờ đê sông Hồng có nhiều khu đất trồng được loại quả này, từ Đông Dư, Đa Tốn, Bát Tràng (huyện Gia Lâm) đến vùng đất thuộc Cự Khối (quận Long Biên). Theo những người dân địa phương, ổi bãi sông Hồng quả to vừa phải, ăn giòn và ngọt, hạt ổi thì mềm, vỏ ổi lại không chát. Đây là loại ổi găng, được trồng ngoài bãi phù sa màu mỡ do thường xuyên được sông Hồng bồi đắp mỗi năm.

      Ổi găng đất bãi cho trái quanh năm, bất kể mùa khô hay mưa. Tuy nhiên, loại quả này cũng được người đất bãi chia thành hai vụ chính vào khoảng tháng 5 và tháng 12 (âm lịch) và hai vụ trái mùa.

      [​IMG]
      Nhiêu biệt thự mái ngói đỏ tươi chen lẫn vườn ổi xanh ngút ngàn
      Quanh năm bất kể mùa nắng hay mùa mưa, cứ khoảng 4 giờ sáng là khắp các xóm làng lại í ới, rộn rã bởi những người dân thức dậy đi hái ổi ngoài bãi. Các gia đình ở đây trang bị ô tô, mỗi ngày vận chuyển khoảng 200 tạ ổi đến các chợ đầu mối ở trung tâm Hà Nội, các hệ thống siêu thị cũng như thị trường Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng... Vào thời điểm chính vụ, có ngày các hộ còn phải vận chuyển hàng tấn ổi, hàng trăm thương lái từ các tỉnh lân cận cũng tìm đến đây để lấy được ổi với chất lượng và giá tốt nhất.

      [​IMG]
      Làng biệt thự mọc lên ngày càng nhiều
      [​IMG]
      Cuộc sống bãi sông Hồng ngày càng thay đổi
      [​IMG]
      Đường đổ bê tông khang trang
      Với sản lượng đạt 3000 tấn/năm, cây ổi găng đã đem lại cho người dân cuộc sống khấm khá hơn. Nhờ có loại cây đặc sản này mà không ít người dân trong vùng trở thành triệu phú.

      Bà An (người làng Đông Dư) cho biết, bà thường hay bán ổi ven triền đê sông Hồng nhà có tới vài ba trăm gốc ổi ngoài bãi sông và cánh đồng làng. Mỗi ngày cụ bán được 50-60kg ổi găng với giá khoảng 20.000 đồng/kg, cả gia đình thu nhập trên 1 triệu đồng.

      [​IMG]
      Đất bãi là một trong những vựa rau của thủ đô
      [​IMG]
      Nhiều trang trại nông nghiệp đất bãi
      Đất bồi ven sông màu mỡ là điều kiện thuận lợi để canh tác nông nghiệp. Từ xưa, nhân dân cả nước đã từng biết đến rau cải bẹ Đông Dư tươi ngon, còn nay miền quê này lại nổi danh với nhiều loại cây trái như nhãn, bưởi, chuối, ổi....

      Sản phẩm nông sản đã được xuất khẩu sang Đức, CH Séc, Nga, Pháp... được cấp giấy chứng nhận thương hiệu rau, quả an toàn. Thu nhập bình quân trên một hecta canh tác rau an toàn của xã trên dưới 200 triệu đồng, cây ăn trái đạt 150 triệu trên một hecta, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng ngô.

      Trang trại giữa sông Hồng

      Điều mà ít người biết được, ngay bãi giữa sông Hồng có đàn trâu hàng trăm con được chăn thả hoàn toàn tự nhiên, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đơn cử như đàn trâu dưới chân cầu Vinh Tuy do ông Nguyễn Văn Tiến gây dựng đã được gần chục năm. Hiện tại, đàn trâu lên tới hơn 200 con.

      [​IMG]
      Hàng trăm con trâu giữa sông Hồng
      [​IMG]
      Chúng vẫn nhởn nhơ đầm mình dưới vũng nước mặc kệ bên kia sông, người đô thị đang hối hả

      [​IMG]
      Trang trại nuôi gà
      Theo chia sẻ của người dân, trâu được nuôi tự nhiên theo đàn, sáng ăn cỏ dọc bãi sông, chiều được người chăn cho xuống sông tắm rồi lùa về chuồng. Hầu hết người chăn đều làm thuê đến từ các tỉnh lẻ, công việc ngày dong duổi theo đàn trâu, tối ăn ngủ ở trên đất bãi, thu nhập cũng gần 5 triệu đồng/tháng.

      Hiện nay một con trâu trưởng thành 3-5 tạ có giá 40-50 triệu đồng, thậm chí trâu trắng giá còn cao hơn. Thường ông chỉ bán trâu đực, trâu cái để sinh sản, mỗi năm đẻ ra 1 con nghé.

      Có thể nói, những trang trại trồng trọt, chăn nuôi giữa sông Hồng đang trở thành một trong những nơi cung cấp thực phẩm cho thủ đô. Với những lợi thế về thiên nhiên, đặc sản nông nghiệp nơi đây ngày càng được nhiều người trong và ngoài nước biết tới.

      D.Anh - T.Linh

      '

    4. #4
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      KLF FIT gây chú ý ở mảng nông nghiệp khi mua TSCHAI
      klf đã nhảy vào sữa
      chúng ta chờ xem động thái bbs lộ diện
      HNM ko có giá dưới 100 nhờ tài sản rất lớn đó là thương hiệu, nhà máy 5ha đất mặt tiền gần Meling plaza và đất cát trong Nam
      chỉ cần ông lớn có tài chính kênh phân phối HNM sẽ thành blue

    5. #5
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

    6. #6
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      500 con bò nuôi của HNM gửi ở cty sữa future milk tuyên quang sẽ về đây,
      nhanh chân lên tàu HNM HNM bị ỉm tin giấu tin và đè suốt trong sóng qua không ngóc đầu dậy nổi
      hãy nhìn tsc x 7 lần Hai sẽ lên 85
      HNM tiềm năng tăng trưởng hơn nhiều

    7. #7
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      VNM hợp tác với Đức Long gia lai
      nutifood với HAGL

      HNM con đường tất yếu khi dự án thuê đất xong phải chọn đối tác ngoài tiền phải có kênh phân phối và phát triển các sp như phô mai váng sữa sữa chua...
      bctc q2 HNM nếu ko có khoản chuyển nhượng đất mua trong nam bán đi bị lỗ thì đã lãi 5 tỷ
      hộp vuông 110ml và sữa chua bán hút hàng
      HNM lên tàu gấp để làm giàu

    8. #8
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      hiện có rất nhiều ông kẹ ngoài các đại gia đình đám có cả đối tác NN
      theo thông tin , sắp tới lộ diện đại gia thì HNM ko có giá thấp hơn 85k/cp

    9. #9
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      Chủ tichh HDQT HNM có 2 công ty là hoàng mai xanh và phát triển sp mỡi mỗi cty này nắm 10% HNM (20%) trong đó có vốn góp của anh T và bạn
      vợ chủ tịch bà phương cầm gần 5%, theo danh sách cổ đông mới nhất Chủ tịch và thân cận nắm 42%
      HNM sẽ đi theo cách mà FIT và KLF tăng vốn bán cho chiến lược

    10. #10
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      trước mắt UBTP hà nội cấp cho HNM 100 ha đất thuê trên bãi lạch sông hồng
      mô hình này sẽ nhân rộng ra cả nghìn ha khi đối tác đổ vốn vào
      HNM sẽ thành công ty vốn hóa cả nghìn tỷ đuổi ngang VNM (VNM chưa tính chia tách giá tầm 3 triệu/cp)

    11. #11
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

    12. #12
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      Thị trường sữa tăng tốc
      Với tốc độ tăng trưởng bình quân 15-20%/năm, ngành sữa đang trở thành một miếng bánh ngon thu hút dòng tiền đầu tư.
      Những tay chơi mới

      Ngày 20-6 vừa qua, CTCP Vinacafe Biên Hòa thông báo việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để bổ sung ngành nghề kinh doanh, trong đó có kinh doanh sữa, thức ăn cho trẻ em và sản xuất bánh kẹo. Đây là những ngành nghề mới với Vinacafe Biên Hòa, vì trong hơn 45 năm hoạt động của mình, công ty chỉ chuyên về cà phê và một số sản phẩm liên quan. Có vẻ như dấu ấn Masan, đại gia trong ngành hàng tiêu dùng đang ngày càng mạnh mẽ tại Vinacafe Biên Hòa.

      Theo đánh giá của vài chuyên gia, việc Vinacafe Biên Hòa lấn sân sang mảng sữa sẽ làm thị trường thêm sôi động bởi những bước đi của Masan luôn là những dấu ấn mạnh và bất ngờ. Nếu Vinacafe Biên Hòa chỉ mới dừng lại ở mức thông tin, Hoàng Anh Gia Lai trước đó đã chính thức tham gia thị trường sữa thông qua việc hợp tác cùng Nutifood. Hoàng Anh Gia Lai cho biết khoản đầu tư cho dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt là 6.300 tỷ đồng. Trong đó, số lượng đàn bò sữa là 120.000 con.

      Nutifood sẽ là đơn vị bao tiêu toàn bộ lượng sữa từ đàn bò này. Để có thể song hành với Hoàng Anh Gia Lai, Nutifood cũng đầu tư nhà máy sữa nước với tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, máy móc thiết bị chế biến sữa tươi được nhập khẩu hoàn toàn từ Đức, Thụy Điển. Dự án nhà máy sữa tươi của Nutifood chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2014-2015) với số vốn gần 3.500 tỷ đồng, quy mô sản xuất khoảng 290 triệu lít sữa tươi; giai đoạn 2 được thực hiện trong các năm tiếp theo với số vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, để nâng công suất nhà máy sữa lên 500 triệu lít sữa tươi/năm.

      Thực ra, Nutifood không phải là một cái tên mới trong thị trường sữa nước Việt Nam. Nhưng hiện thị phần của Nutifood trong mảng này vẫn còn khá khiêm tốn. Hiện DN nắm phần lớn thị phần sữa nước Việt Nam là Vinamilk với gần 50%, tiếp sau đó là FrieslandCampina Việt Nam với hơn 25%, TH True Milk khoảng 7% thị phần. Nutifood nằm trong nhóm thị phần chung với những thương hiệu như Dalat Milk, Ba Vì, Longthanh Milk, Vixumilk… Liệu từ năm 2015, với trợ lực quan trọng là nguồn nguyên liệu từ Hoàng Anh Gia Lai, Nutifood có làm nên một cuộc thay đổi thị phần?

      Đây vẫn còn là một câu hỏi lớn mà nhiều người đang mong ngóng kết quả. Bởi những ông lớn đầu ngành đều đang ra sức giữ ngôi vị của mình. Chỉ tính riêng Vinamilk, năm 2014 này dự kiến chi phí bán hàng sẽ tăng 30%, trước đó, trong năm 2013 tổng chi phí bán hàng đã tăng 40% so với năm 2012. Sự lấn sân của Hoàng Anh Gia Lai hay trong tương lai có thể là Vinacafe Biên Hòa sang ngành sữa không khiến người ta ngạc nhiên, vì sức hút từ ngành này quá lớn. Và khoảng trống thị trường vẫn còn nhiều, vì theo một số thống kê, mức tiêu thụ sữa nước bình quân của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

      Năm 2013, trung bình tiêu thụ sữa tính trên đầu người của Việt Nam là 15 lít/năm, trong khi Thái Lan 35 lít/năm, Singapore 45 lít/năm… Với mong muốn cải thiện tầm vóc con cháu, sữa sẽ vẫn là lựa chọn quan trọng của nhiều gia đình Việt bất chấp nền kinh tế vẫn còn khó khăn và sức tiêu thụ nhiều mặt hàng khác giảm rõ rệt.

      Những cuộc chiến

      Để giữ vững và mở rộng thị phần, hầu hết các DN đều có những chiến lược đẩy mạnh đầu tư cho chăn nuôi bò sữa cũng như sản xuất kinh doanh. Quay trở lại câu chuyện của Vinamilk, bên cạnh việc tăng chi phí bán hàng, mở rộng đầu tư chính là một chiến lược dài hạn nhằm hiện thực hóa tham vọng của DN này là đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017 và trở thành 1 trong 50 DN sản xuất sữa lớn nhất thế giới.

      Với mục tiêu nâng dần sử dụng nguyên liệu nội địa từ 30% hiện nay lên 40%, Vinamilk đã đầu tư vào hệ thống phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ năm 2007 đến nay, Vinamilk đã đầu tư khoảng 800 tỷ đồng xây dựng 5 trang trại quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, với khoảng 8.000 con bò sữa, cho 90 tấn sữa/ngày.

      Công ty còn liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65.000 con bò trên cả nước, thu mua 460 tấn sữa/ngày. Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng tại Tây Ninh (10.000 con bò); Hà Tĩnh (3.000 con); Thanh Hóa 1 (Thống Nhất) với 20.000 con và Thanh Hóa 2 (Như Thanh) với 3.000 con. Đặc biệt, DN này cũng đang tăng tốc cho những dự án đầu tư tại nước ngoài.

      Không nằm ngoài xu hướng mở rộng đầu tư này, TH True Milk cũng dự kiến sẽ đưa vào vận hành toàn bộ siêu Nhà máy Mega Plant, với tổng công suất dự kiến 1.700 tấn/ngày (tương đương 500 triệu lít/năm) trong năm 2014 này. Mặc dù là một DN mới tham gia thị trường, nhưng 3 năm sau ngày tung ra sản phẩm đầu tiên (ngày 26-10-2010), TH True Milk đã có doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng.

      Mục tiêu đến năm 2015 là 15.000 tỷ đồng, năm 2017 là 23.000 tỷ đồng, chiếm 50% thị trường sữa nước Việt Nam. Để có thể mở rộng thị phần, bên cạnh cuộc đua về đầu tư sẽ có một cuộc chiến âm thầm trong quảng bá sản phẩm.

      Chuyên gia thương hiệu Phạm Việt Anh từng nhận định: “Về nguyên tắc, hàng tiêu dùng không quảng bá sẽ khó bán được hàng. Hàng tiêu dùng nhanh càng phải liên tục gợi nhớ, thúc đẩy, kích thích người tiêu dùng”. Ngành hàng tiêu dùng nhanh trong đó có sản phẩm sữa được đánh giá là đang nằm ngoài cuộc khủng hoảng kinh tế, vì lẽ đó thời gian tới những chiến dịch quảng cáo “bom tấn” được dự báo sẽ liên tục diễn ra.............. và sôi động thị trường mua bán sáp nhập

    13. #13
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      một thương hiệu với 5ha đất mặt tiền sát Melinh plaza phải có giá 1000 tỷ rồi
      đất ở thôn khuê ngoại nơi HNM thuê đất giá 8 triệu/m2
      HNM gấp lắm rồi đừng để bỏ qua cơ hội
      hàng bị gom cạn kệt khi chạy khéc nẹc nhé

    14. #14
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      nếu bắt tay với ông lớn M hay gì đi nữa
      HNM sẽ sx váng sữa sữa chua phô mai bơ pho mát là chính - cái kế hoạch này đã lâu lắm rồi
      TT sữa VN sau thời gian tôn sữa tươi là số 1 giờ nhận ra sữa tươi ko đủ và nhiều chất nếu sữa tươi được pha với bột


    15. #15
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      VCF cty của Masan đăng ký thêm ngành sữa chắc chắn phải đi MA
      klf vào sữa bột và đang bàn với NDT nước ngoài có cả Nhật bản về phát triển sữa tươi

      ai sẽ sở hữu thương hiệu đình đám này

    16. #16
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      mua tsc giá 6 bán 7 giờ 42

    17. #17
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      năm tới bác T ko rút cũng hết nhiệm kỳ rồi
      bác đấy sắp sang Mỹ với vợ con vì vợ làm cho vp luật bên Mỹ
      HNM sẽ có chủ mới?????
      thời gian tới sẽ có sự miễn nhiệm tv hdqt.... các bác kiểm chứng

    18. #18
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      Kịch bản sữa cho Vinacafé


      http://www.dna.com.vn/folder_news/300614 vinacafe.jpg
      Có lẽ 43 năm hoạt động độc lập của VinacafÉ Biên HÒA không nổi sóng bằng 3 năm về với Masan. Sau thương vụ thâu tóm vào cuối năm 2010, Vinacafé đánh dấu mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay với sự xuất hiện mới hoặc trở lại của nhiều dòng sản phẩm, đặc biệt là thương hiệu cà phê Wake Up trong năm 2012.


      Năm 2013, Vinacafé chính thức đưa dây chuyền sản xuất cà phê tại nhà máy Long Thành vào hoạt động, đồng thời tung ra cà phê uống liền Phinn. Tháng 6 vừa qua, theo thông tin từ Nghị quyết Đại hội Cổ đông phát đi trên các kênh truyền thông, Vinacafé Biên Hòa đã hé lộ một chiến lược mang nhiều ảnh hưởng từ Masan: lấn sân ngành sữa.
      Quyết định thử sức ở ngành hàng mới này có lẽ đến từ tình hình kinh doanh ở thị trường chính cà phê hòa tan ngày càng khó khăn. Đã từ lâu, Vinacafé Biên Hòa, Nestlé và Trung Nguyên được xem là 3 đối thủ truyền kỳ với những cuộc chiến ngầm trên tất cả các mặt trận; từ những dòng sản phẩm khá tương đồng đến các mẫu quảng cáo đầy thách thức. Chiếc bánh thị phần được tranh giành khốc liệt đến từng miếng nhỏ mà ngay cả người khổng lồ Vinamilk sau 2 lần quyết tâm cũng phải rút lui thương hiệu Café Moment và Vinamilk Café. Thương trường là chiến trường và cuộc chiến nào cũng có tổn thất, nhất là khi thị trường cà phê Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt với cuộc đổ bộ của nhiều doanh nghiệp ngoại như Starbucks (Mỹ), Gloria Jean’s Coffee (Úc), Coffee Bean & Tea (Mỹ), Illy (Ý), Dunkin’ Donuts (Mỹ). Mới nhất là sự gia nhập cuộc chơi của Dao Coffee đến từ Lào ở phân khúc khá tương đồng với Vinacafé Biên Hoà, Nestle và Trung Nguyên. Phải chăng đây là lý do mà Vinacafé nhòm ngó sang những ngành hàng mới nhằm phân tán rủi ro. Nhưng tại sao lại là ngành sữa?
      Tổng kết năm 2013, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống của Việt Nam đạt 42,8 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng kép hằng năm CAGR là 11% trong giai đoạn từ 2010-2013. Trong đó, ngành sữa có mức tăng trưởng năm 2013 so với năm 2012 cao nhất, đạt 16,5%. Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank, ngành sữa vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng cao. Năm 2013, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam ước đạt 15 lít/năm so với 34 lít/năm ở Thái Lan và 112 lít/năm ở Anh. Còn báo cáo của Cục Chăn nuôi Việt Nam cho thấy đến năm 2020, mức tiêu thụ sữa sẽ đạt 28 lít/năm, gần gấp đôi hiện tại. Chỉ với một phép tính đơn giản cho 90 triệu dân Việt Nam cũng có thể thấy thị trường sữa đầy tiềm năng và sẵn sàng chào đón những tân binh. Bài toán về thị phần đã có lời giải, vậy Vinacafé Biên Hòa sẽ bắt đầu từ đâu để chuẩn bị cho cuộc chiến?

      Có thể khẳng định chắc chắn rằng Vinacafé Biên Hòa sẽ không thâm nhập mảng sữa bột công thức. Mặc dù mảng này có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành sữa, nhưng lại là một miếng bánh khó xơi, đòi hỏi cao về đầu tư và thương hiệu mạnh. Ngay cả Vinamilk còn phải e dè với dưới 20% thị phần thì Vinacafé Biên Hòa sẽ phải chọn một hướng đi khác an toàn hơn. Sữa uống và các loại sữa chua sẽ là sự lựa chọn của Vinacafé Biên Hòa, cạnh tranh trực tiếp với các công ty sữa nội như Vinamilk, Dutch Lady, TH Milk và mới nhất là sự kết hợp của hai công ty lớn Nutifood-Hoàng Anh Gia Lai.
      Hai viễn cảnh được vẽ ra cho Vinacafé Biên Hòa khi lấn sân ngành sữa. Một là, Vinacafé Biên Hòa sẽ tự gầy dựng cơ đồ từ việc nuôi bò và xây dựng nhà máy. Hai là, đi theo cách truyền thống của Masan: mua lại một công ty sữa khác để làm bàn đạp vào ngành sữa.
      Viễn cảnh về đàn bò tung tăng gặm cỏ trong trang trại riêng có vẻ xa vời với Vinacafé Biên Hòa. Chuyện kinh doanh bò sữa không hề đơn giản. Tổng Giám đốc Mai Kiều Liên của Vinamilk cũng đã từng nhận định rằng nuôi bò sữa là một lĩnh vực đầy rủi ro, đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi lại lâu. Đến thời điểm hiện tại, số lượng bò sữa của Vinamilk cũng chỉ hơn 10.000 con, TH True Milk với hơn 45.000 con và Hoàng Anh Gia Lai dự kiến nuôi đàn bò sữa 120.000 con. Hiện thực trước mắt cũng cho thấy nhiều thách thức đối với công cuộc chăn nuôi bò sữa. Vinamilk với các nông trại nuôi bò khá rải rác, TH True Milk thì đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến tương tác với cộng đồng trong việc nuôi bò sữa, dự án của HAGL vẫn chỉ mới được kí kết. Bên cạnh điều kiện về quỹ đất lớn phù hợp thì thời tiết và công nghệ cũng là những yếu tố mang tính chất quyết định trong việc nuôi bò sữa. Chưa thể khẳng định về tính khả thi, nhưng trước mắt, Vinacafé Biên Hòa cần một quá trình lâu dài để chuẩn bị nếu muốn xâm nhập vào ngành này. Nhưng thị trường thì không thể đợi mà vẫn luôn chuyển động và những tân binh tiềm năng khác lớn hơn vẫn đang chờ thời để nhảy vào xâu xé miếng bánh ngon này.
      Dựa vào chiến lược M&A rất thành công của Masan thì viễn cảnh mua lại một công ty sữa khác sẽ có xác suất cao hơn. Tuy nhiên, với truyền thống chỉ mua lại những công ty đầu ngành như Proconco, Suối Vĩnh Hảo hay chính Vinacafé Biên Hòa, thì công ty sữa nào là trong tầm ngắm của Masan? Chắc chắn không phải là một trong tứ trụ kể trên (Vinamilk, Dutch Lady, TH Milk và Nutifood). Các công ty sữa khác với quy mô nhỏ như Hanoimilk, Mộc Châu Milk, Ba Vì Milk hoặc Long Thành Milk chăng? Hoặc M&A một loạt các công ty sữa nhỏ cùng lúc là trường hợp cũng có thể xảy ra nhằm đối trọng với nhóm tứ trụ về quy mô.
      Dù với viễn cảnh nào thì đường đến với sữa của Vinacafé Biên Hòa hãy còn nhiều gian truân. Tuy nhiên, động thái lấy ý kiến cổ đông về bổ sung ngành nghề sản xuất và kinh doanh sữa của Vinacafé đã sớm đánh tiếng về bước phát triển đột phá trong tương lai. Với sự đỡ đầu của Masan, những bước đi của Vinacafé Biên Hòa sẽ càng trở nên khó đoán. Động thái tiếp theo của Vinacafé Biên Hòa sẽ là mấu chốt để bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn.

    19. #19
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      2 anh em nhà bác Lê thế hùng cổ đông lớn nắm hơn 10%, bác Hùng là trưởng ban kiểm sát của FPT và vợ là Ptgd FPT hiện nay
      TGD Fpt Lê trung thành (công ty con của fpt) vừa sang VCF

    20. #20
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      322
      Được cám ơn 7 lần trong 7 bài gởi

      Mặc định

      Quay lại THÔNG TIN CHI TIẾT

      Chu Thị Thanh Hà
      Tên : Chu Thị Thanh Hà
      Sinh năm : 1974
      Nguyên quán : N/A
      Trình độ : - Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Đại học Hawaii - Hoa Kỳ (2006)
      - Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân (1994)
      CHỨC VỤ HIỆN TẠI
      Vị trí Tổ chức Thời gian bổ nhiệm
      Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần FPT (FPT)
      Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FTC) 1/10/2012
      CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮ Xem lịch sử mua - bán cổ phiếu
      Mã CP Số lượng Tỉ lệ Tính đến ngày * Giá trị (tỷ VNĐ)
      FPT 14,296 08/07/2013 0.8
      CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
      Họ và tên Quan hệ Cổ phiếu Số lượng Tính đến ngày * Giá trị (tỷ VNĐ)
      Lê Thế Hùng Chồng FPT 2,300,250 03/06/2013 123.1
      Lê Thị Diệu Hoa Em chồng FPT 33,036 03/06/2013 1.8
      Lê Diệu Anh Em chồng FPT 22,525 03/06/2013 1.2
      Chu Hùng Thắng Em trai FPT 12,750 09/08/2013 0.7
      (*) Tính theo giá cập nhật đến 03/10/2014
      QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
      năm 2006: Đại học Hawaii - Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
      năm 1994: Đại học Kinh tế Quốc dân - Cử nhân Kinh tế

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. VC9: Tiếp bước VC1, VC2
      By golden stock in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 29
      Bài viết cuối: 03-01-2015, 05:28 PM
    2. Trả lời: 21
      Bài viết cuối: 02-08-2013, 08:23 AM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 29-08-2011, 05:44 PM
    4. 1/7: Hai sàn mất điểm phiên thứ hai liên tiếp
      By platinumpinki in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-07-2010, 02:22 PM
    5. Vinaconex 3 - Tiếp bước VC2
      By haidangyeu in forum Thị trường OTC
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 26-10-2007, 01:56 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình