Trong thời buổi kinh tế phát triển, việc vay vốn ngân hàng không còn là vấ đề khó khăn, đặc biệt là vay tín chấp. Tuy nhiên, cần lưu ý những gì khi vay tín chấp?

Có 2 vấn đề chính mà khách hàng cần quan tâm mỗi khi đi vay tín chấp ngân hàng đó chính là lãi suất vay tín chấp và điều khoản ràng buộc trong hợp đồng. Để không gặp phải rủi ro khi vay thì bạn nên lưu ý kỹ 2 vấn đề ngày.

Lãi suất vay tín chấp

Nhiều khách hàng khi có việc cần vay vốn ngân hàng nhanh, họ tìm đến dịch vụ vay tín chấp. Tuy nhiên có nhiều khách hàng lại quan tâm nhiều nhất đến vấn đề là vay được bao nhiêu, hạn mức cho vay, trong khi đáng lẽ thứ họ cần quan tâm đến phải là lãi suất vay tín chấp.

So với vay thế chấp thì các ngân hàng thường có mức lãi suất vay tín chấp cao hơn lãi suất vay thế chấp bởi lẽ với ngân hàng thì rủi ro từ vay tín chấp cao hơn vay thế chấp. Ngân hàng cũng đưa ra 2 cách tính lãi suất vay tín chấp cho khách hàng lựa chọn và đôi khi điều đó lại làm khách hàng bị rối. Khách hàng có thể tham khảo tại bài Cách tính lãi suất vay tín chấp.

Lãi suất vay là vấn đề quan trọng khi đi vay tiền.

Nắm rõ cách tính lãi suất vay tín chấp khách hàng sẽ ước tính được số tiền mình cần trả theo từng cách tính khác nhau sau thời gian vay. Từ đó có thể lựa chọn cho mình hình thức tính lãi suất phù hợp.

Đọc kỹ hợp đồng vay tín chấp

Hiện nay, việc vay tín chấp không còn là quá khó. Các ngân hàng có xu hướng đơn giản hoá thủ tục vay tín chấp để giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng nhanh nhất có thể. Với nhiều khách hàng đang cần tiền gấp thì lựa chọn những ngân hàng cho vay vốn nhanh được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đôi khi việc này lại đặt khách hàng vào tình uống dở khóc dở cười. Vì khi mà khách hàng chỉ tập trung vay vốn đã không để ý đến các điều khoản trong hợp đồng để rồi khi thấy lãi suất cho vay quá cao hay khi bị phạt vì trả nợ trước hạn hay bị phạt nợ trễ hạn thì mới biết là mình sai.

Thông thường các ngân hàng thường áp dụng mức phạt đối với trễ hạn trả nợ bằng 150% lãi suất vay. Còn vấn đề bị phạt khi trả nợ trước hạn, thông thường các ngân hàng sẽ áp dụng mức phạt từ 2~3% số tiền nợ gốc còn lại. Tức là nếu bạn vay 100 triệu đã trả được 50 triệu và bạn muốn trả nợ trước hạn thì bạn sẽ phải trả cho ngân hàng từ 1 đến 1,5 triệu đồng tiền phạt.

Theo nganhangplus.com