Theo Group, do dần giảm tốc, kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng không bền vững.

Về lâu dài, kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều do Trung Quốc tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng nhân dân tệ không bền vững, tăng dư nợ ở nhiều nước, nhiều ngành và do bất ổn chính trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chuyên gia kinh tế của Citi group hạ mức dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển từ mức 2,4% của năm 2015 xuống còn 1,6% trong năm nay và cảnh báo rằng tăng trưởng còn có thể thấp hơn.

Cũng theo Citi group, nếu tính cả ảnh hưởng của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc thì trong quý IV/2015, có thể kinh tế toàn cầu mới chỉ tăng 2%. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ khủng hoảng thời kỳ 2012-2013. Nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức thấp như vậy, có thể gọi đó là suy thoái toàn cầu.

Người ta lo lắng cho triển vọng kinh tế toàn cầu vì các nước có nền kinh tế phát triển đang phát triển châm lại, triển vọng phát triển không cao, đặc biệt là Mỹ. Trong khi đó, các chính sách thắt chặt được áp dụng ở nhiều nơi.

Các năm trước, triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi là do các thị trường mới nổi, còn hiện tại là do các nền kinh tế phát triển. Tăng trưởng dưới mức tiềm năng làm tăng khả năng giảm lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm thêm khoảng 1%.

Để tránh khỏi suy thoái và tránh việc các nền kinh tế giảm tốc, thế giới cần phát triển các chính sách phát triển kinh tế kiểu Nhật Bản hiện nay (), đó là việc áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ cùng với kích thích tài khóa cùng với tái cấu trúc. Dẫu vậy, ngay cả khi suy thoái xảy ra thật, những chính sách như trên cũng khó được áp dụng do các rào cản chính trị.

Mộc Nguyên

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg