21/03 Tin tức tổng hợp:


1.Dự kiến triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2017:

Nền kinh tế toàn cầu năm 2017 có nhiều tin xấu hơn tin tốt, trong đó bao gồm nhiều nền kinh tế Mỹ Latinh lớn, sự phục hồi kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và tăng trưởng kinh tế bền vững khác.

Một khảo sát của Bloomberg News cho thấy, năm 2017, tổng cộng dự kiến có 62 nền kinh tế sẽ tăng trưởng, 33 nền kinh tế được dự kiến sẽ thoái hóa. Trong đó nền kinh tế của Argentina và Brazil sẽ mở rộng từ sự sụp đổ, giá dầu sẽ phục hồi và thúc đẩy hồi phục nền kinh tế của Nigeria và Nga.

Từ năm 2016 đến năm 2017, Venezuela có mức tăng trưởng kinh tế lên đến 7,5%, đứng thứ nhất toàn cầu, tuy nhiên, nước này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, tình trạng thiếu lương thực và nguồn lực cơ bản khác.

Giá hàng hóa dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Brazil vào năm 2017. Cũng lý do tương tự, dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng tốc ở Argentina, các nhà phân tích dự báo tăng trưởng kinh tế của Argentina dự kiến trong năm nay lên đến 5%.

Nhưng triển vọng kinh tế của Iceland không quá lạc quan, các nhà phân tích dự đoán, tăng trưởng kinh tế của Iceland trong năm nay giảm so với năm ngoái, từ 7,1% xuống còn 4%. Các nhà phân tích đều dự đoán triển vọng kinh tế của Romania, Tây Ban Nha và Mexico trong năm nay sẽ giảm.

Các nhà phân tích dự tính trong năm nay tăng trưởng kinh tế của Mỹ tăng 2,3%, hai nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng duy trì xu hướng trước đó.

Bị ảnh hưởng bởi những rủi ro chính trị, tiến đến "năm bầu cử" ở châu Âu thì dự kiến trong năm nay sẽ trải qua một năm đầy mưa gió, các nền kinh tế lớn nhất châu Âu bao gồm Anh dự kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong năm nay.


2.Tổ chức OECD cảnh báo điều chỉnh chính sách rủi ro suy thoái

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo, chính phủ các nước đều điều chỉnh chính sách nâng cao năng suất chậm lại, điều này mang đến rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu ra khỏi "bẫy tăng trưởng thấp”.

Một báo cáo của "Wall Street Journal" Mỹ cho biết, chính phủ các nước vào năm 2016 đã điều chỉnh tiến độ kinh tế chậm lại so với các năm trước, đặc biệt là so với một vài năm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

OECD cho biết, Chính phủ các quốc gia nên tập trung vào việc tăng lãi suất và việc làm, và cần nhaanh chóng điều chỉnh chính sách kinh tế đem lại lợi nhuận cho “phần lớn người lao động và hộ gia đình”.

Nhà kinh tế trưởng Tổ chức OECD Catherine Mann cho biết, hiện tại bộ trưởng tài chính tập đoàn G20 cùng giám đốc ngân hàng TW trong cuộc họp có biểu thị, trở ngại chính trị là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự suy giảm trong tốc độ cải cách, làm chậm tốc độ cải cách sẽ tạo ra rủi ro cho triển vọng kinh tế ngắn hạn và trung hạn.