PJT là doanh nghiệp thành viên của Petrolimex, với lĩnh vực hoạt động chính là vận tải dầu thành phẩm bằng đường thủy. Trong khi đội tàu của VTOVIP (cũng đồng thời là công ty thành viên của Petrolimex) hầu hết được sử dụng để vận tải sản phẩm dầu nhập khẩu, PJT tập trung vào các tuyến vận tải nội địa - bao gồm các tuyến đường thủy và duyên hải ven biển. Đến cuối năm 2015, PJT sở hữu 16 tàu trong đó có 9 tàu đường thủy và 7 tàu duyên hải. Tổng công suất đội tàu là 35.000 DWT, thấp hơn nhiều so với tổng công suất của VTOVIP lần lượt là 162.000 DWT và 137.000 DWT.


Kết quả kinh doanh ổn định. Trong quý một năm 2016, PJT ghi nhận doanh thu là 99 tỷ VND (+5% y.o.y), lợi nhuận sau thuế đạt 7 tỷ (+49% yoy). Sự tăng trưởng mạnh trong lợi nhuận ròng đến từ các nguyên nhân sau đây: (1) giá dầu thấp giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ 12.58% trong Q1/2015 lên 14.44% tỏng Q1/2016. (2) Chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá ( cả ghi nhận và chưa ghi nhận) giảm khoảng 1 tỷ so với cùng kỳ năm 2015. Nhà đầu tư chú ý là một phần đội tàu của PJT đang được sử dụng theo hợp đồng thuê tàu định hạn với công ty mẹ với nhu cầu và tỷ suất vận tải ổn định. Điều này dẫn tới kết quả kinh doanh ổn định trong giai đoạn 2011-2015 của PJT, được thể hiện trong bảng dưới đây. Tuy nhiên, khác với VTOVIP khi mà đội tàu của hai công ty này chỉ sử dụng theo các hợp đồng với Petrolimex, PJT đang duy trì một phần công suất đội tàu cho các hợp đồng thuê chuyến trong các tuyến nội địa cũng như các tuyến đường thủy nối liền với Việt Nam với Campuchia. Trong năm 2015, hàng hóa được vận tải trong các hợp đồng chuyến chiếm tới 30% tổng lượng hàng hóa vận chuyển của PJT.


Nhu cầu vận tải dầu thành phẩm nội địa được dự báo tăng mạnh tỏng 6 tháng cuối năm 2016. Lượng dầu thành phẩm nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm tăng nhanh ở mức 27.6% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 5.4 triệu tấn. Mặc dù khối lượng dầu thành phẩm nhập khẩu tăng nhanh, giá trị nhập khẩu giảm 20.2% so với cùng kỳ xuống mức 1.96 tỷ USD. Chúng tôi cho rằng đà tăng sẽ tiếp tục trong những tháng tiếp theo bởi những lí do sau đây: (1) Ngành lọc dầu Việt Nam hiện cung cấp 30% tổng nhu cầu dầu thành phẩm trong nước. (2) Giá dầu thấp làm tăng nhu cầu dầu sử dụng trong tiêu dùng dân dụng cũng như trong lĩnh vực sản xuất. Xu hướng này có lợi cho các hãng chở dầu trong nước, đặc biệt là PJT với vị thế là hãng chở dầu lớn trong các tuyến nội địa. Như vậy, lượng hàng hóa vận tải trong các hợp đồng chuyến sẽ chiếm tỷ lệ ít nhất bằng với nắm 2015 (30%), và điều này sẽ giúp PJT có được tăng trưởng về kinh doanh. Tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính – vận chuyển dầu thành phẩm. Từ năm 2013, PJT đã giảm cơ cấu vận tải dầu thương mại trong hoạt động kinh doanh do giá dầu giảm. Cho đến gần đây, PJT hầu như tập trung vào vận tải dầu thành phẩm. Theo quan điểm chúng tôi, đây là một chiến lược hợp lý vì công ty cần một lượng lớn vốn đầu từ cho kế hoạch mua thêm tàu trong vòng 5 năm tới. Kế hoạch đầu tư mạnh trong vòng 5 năm tới. Trong năm 2016, PJT đang dự định mua một tàu lớn với tải trọng là 10.000 DWT để tăng tổng công suất vận chuyển thêm 28%. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu được dự đoán trong 6 tháng cuối năm 2016 và cả năm 2017, khoản đầu tư này sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho kết quả kinh doanh của PJT. Các số liệu cho thấy 2 tàu được mua trước đây, Long Phú 10 và Long Phú 18, được vận hành khá hiệu quả. Do đó, chúng tôi cho rằng các khoản đầu tư mới sẽ đẩy mạnh kết quả kinh doanh của PJT sau khi các tàu được đưa vào vận hành.