Độ rộng thị trường mở rộng; đã có 29 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn. NĐTNN tham gia thị trường khá tích cực và khối này đã mua ròng hôm nay. Hoạt động giao dịch thỏa thuận đã chứng kiến giao dịch thỏa thuận nhỏ diễn ra ở các mã CTG, REEMBB. SAB, STB, ROS và GAS tiếp tục đóng góp tích cực nhất cho VN index phiên thứ hai liên tiếp trong khi VNM, BID, VICVCB giảm. Trên sàn Hà Nội, cũng trong phiên thứ hai liên tiếp THB, VC3, SJEHVT đóng góp tích cực nhất cho HNX index trong khi đó STC, SLS, VMC, và VE3 đóng góp tiêu cực nhất.

• Các mã ngân hàng giảm nhẹ hôm nay với chỉ STBMBB tăng.

Tin cổ phiếu - Ngân hàng Quân đội thông báo tạm ứng cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt tỷ lệ 6% - Ngân hàng Quân đội (MBB – Khả quan) hôm qua đã có thông báo về việc Ngân hàng sẽ tạm ứng cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt tỷ lệ 6%, theo đó tỷ lệ lợi suất cổ tức tương đương 4,1%. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 24/2, ngày thực hiện chi trả là 8/3/2017. Tổng giá trị đợt tạm ứng cổ tức này là 1.027,6 tỷ đồng, tương đương 35,6% LNST năm 2016 của MBB, là 2.883 tỷ đồng (tăng trưởng 14,8%).

• Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều. Không có mã tăng đáng kể

• Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng cũng biến động trái chiều với BHN và FPT giảm trong khi đó các mã còn lại trong ngành ít biến động.
• Cổ phiếu dầu khí giảm mạnh với PVD, PVSPXS đều giảm.
• Cổ phiếu ngành sản xuất giảm ngoại trừ STK và HHS. PAC, AAAHSG giảm mạnh nhất.
• Cổ phiếu BĐS và xây dựng nhìn chung vẫn tăng sau phiên tăng trên diện rộng hôm qua. KDH, CIIHBC đều tăng khá.
• Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung giảm với mức độ giảm nhỏ. VHCHAGhai mã tăng duy nhất.
• Cổ phiếu ngành dược phẩm biến động trái chiều và khá im ắng.
• Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, logistics và vận tải biến động trái chiều. HVN tiếp tục tác động giảm toàn ngành và mã này giảm thêm một chút so với phiên hôm qua.

Tin KQDK – LNST năm 2016 của GMD giảm nhẹ 5% so với năm 2015 - Công ty Cổ phần Gemadept (GMD-Nắm giữ) gần đây đã công bố KQKD năm 2016 chưa kiểm toán với doanh thu thuần đạt 3,750 tỷ đồng (tăng trưởng 5%); LNTT là 480 tỷ đồng (giảm 5% so với năm trước) và LNST là 439 tỷ đồng (cũng giảm 5% so với năm trước). Theo đó, công ty đã hoàn thành 101% kế hoạch doanh thu cả năm và 112% kế hoạch LNTT. Chúng tôi lưu ý rằng, cho cả năm 2016, GMD đặt kế hoạch doanh thu là 3.700 tỷ đồng (tăng trưởng 3%) và LNTT là 430 tỷ đồng (giảm 15%). KQKD thực tế của công ty nhìn chung sát với dự báo của HSG với doanh thu thuần là 3.743 tỷ đồng (tăng trưởng 4%) và LNST là 422 tỷ đồng (giảm 8%).

Doanh thu mảng hoạt động cảng biển giảm 4% nhưng doanh thu mảng logistic tăng trưởng 12% - Mảng hoạt động cảng biển đạt doanh thu 1.635 tỷ đồng (giảm 4%) trong khi đó doanh thu từ hoạt động logistic là 2.118 tỷ đồng (tăng trưởng 12%). Chúng tôi ước tính đã có 1.275 triệu TEU vào các cảng của GMD trong năm ngoái, tăng trưởng 6%. Cụ thể, tại Hải Phòng, cảng Nam Hải Đình Vũ đã tiếp nhận 525.000 TUE (tăng 14%) và cảng này đang hoạt động với 116% công suất thiết kế trong khi đó cảng Nam Hải cũng tiếp nhận 220.000 TEU (giảm 6%) và cảng này cũng đang hoạt động với 147% công suất. Tại TPHCM, Cảng Phước Long ICD xử lý 530.000 TEU (tăng 6%) và công suất hoạt động đạt mức 106%. Tuy nhiên, chúng tôi ước tính lượng hàng container đông lạnh đã giảm 50%, do nhu cầu tăng bất thường trước đó giảm. Do đó, mức phí dịch vụ bình quân (đối với cả hàng container thông thường và đông lạnh) giảm 9% vào năm 2016. Đối với mảng logistic, tăng trưởng doanh thu của mảng này phần lớn là nhờ công suất của Trung tâm phân phối tăng 58%.

Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ - Cho cả năm 2016, GMD đạt lợi nhuận gôp 1.016 tỷ đồng (tăng trưởng 7%), nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 26,3% lên 27,1%. Theo từng mảng kinh doanh, lợi nhuận gộp của mảng hoạt động cảng biển là 684 tỷ đồng (giảm 4%) do tỷ suất lợi nhuận gộp giữ nguyên ở mức 42%. Mảng logistics đạt lợi nhuận gộp 332 tỷ đồng (tăng trưởng 39%) nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 13% lên 16%. Động lực chính ở đây là nhờ Trung tâm phân phối 3 (đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2015) tăng hiệu suất hoạt động.

Lỗ tài chính thuần giảm 35% so với năm 2015 – GMD ghi nhận 122 tỷ đồng lỗ tài chính thuần trong năm 2016 so với mức lỗ 187 tỷ đồng trong năm 2015. Lỗ tài chính giảm nhờ công ty ghi nhận lãi tỷ giá trở lại. Trong năm 2016, lãi tỷ giá thuần của GMD đạt 5 tỷ đồng so với mức lỗ thuần trong năm 2015 là 98 tỷ đồng.

Các công ty liên kết có đóng góp lợi nhuận tốt hơn chủ yếu là từ SCSC – Đóng góp lợi nhuận từ các công ty liên kết tăng 38% đạt 51 tỷ đồng. Chủ yếu là từ đóng góp của công ty con cung cấp dịch vụ vận tải hàng không - Công ty Cổ Phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC với 29,82% cổ phần là sở hữu của GMD). Hiện tại, GMD là cổ đông lớn nhất của SCSC, tiếp đến là Tổng
công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV-sở hữu 16% cổ phần) và cổ đông khác là các bên liên quan đến các DNNN (nắm 15% cổ phần). SCSC cung cấp dịch vụ vận tải hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất bao gồm dịch vụ vận tải hàng không, lưu trữ hàng hóa, xử lý tài liệu cho hàng hóa xuất/nhập khẩu. Cho cả năm 2016, SCSC đã xử lý 126.103 tấn hàng hóa, tăng 51% so với năm trước, tạo doanh thu thuần 495 tỷ đồng (tăng trưởng 45%) và LNTT đạt 275 tỷ đồng (tăng trưởng 56%).

Các doanh thu khác ghi lỗ - Công ty ghi lỗ 93 tỷ đồng doanh thu khác so với mức lãi 15 tỷ đồng trong năm 2015. Do chi phí khác tăng mạnh từ 7 tỷ đồng lên 124 tỷ đồng. Chi phí tăng do công ty thực hiện thanh lý tàu trong Q1/2016, ghi lỗ 53 tỷ đồng và do các chi phí khác liên quan đến diện tích trồng cao su ở Campuchia, 63 tỷ đồng ghi nhận vào Q2/2016.

Cuối cùng, LNTT là 480 tỷ đồng (giảm 5%) mặc dù vậy LNTT của mảng kinh doanh chính vẫn đạt 573 tỷ đồng, tăng trưởng 17%. Thuế suất thuế TNDN vẫn là 9%. Do đó, LNST là 439 tỷ đồng (giảm 5%).

HSC dự báo doanh thu năm 2017 là 3.845 tỷ đồng (tăng trưởng 3%) và LNST đạt 566 tỷ đồng (tăng trưởng 34%) dựa trên những giả định sau:
• Doanh thu của mảng hoạt động cảng biển sẽ tăng nhẹ 1,4% đạt 1.657 tỷ đồng. Chúng tôi giả định lượng hàng hóa quan cảng đạt 1.375 triệu TEU (tăng trưởng 8%) và 1.275 triệu tấn (tăng 2%). Chúng tôi cũng giả định phí dịch vụ cảng biển tại cảng Nam Hải sẽ giảm 3% do nhu cầu đối với cảng thượng nguồn giảm. Phí dịch vụ cảng biển ở các cảng khác (Nam Hải Đình Vũ, Phước Long, Dung Quất) sẽ không đổi.
- Hàng hóa vào cảng tăng 10% đạt 577.500 TEU tại cảng Nam Hải Đình Vũ và giảm 10% là 198.000 TEU tại cảng Nam Hải. Do các tàu di chuyển từ cảng thượng nguồn về cảng hạ nguồn ở Hải Phòng.
- Hàng hóa xử lý tại Phước Long ICD tăng 13% đạt 600.000 TEU nhờ công suất của cảng này sẽ tăng thêm 30%.
- Hàng hóa vào cảng Dung Quất sẽ tăng nhẹ 2% lên 1.275 triệu tấn nhờ sản lượng hàng dăm gỗ tăng trở lại.

• Doanh thu từ logistic sẽ tăng 7% đạt 2.264 tỷ đồng nhờ trung tâm phân phối Hậu Giang đi vào hoạt động và tăng công suất phân phối hàng hóa thêm 15% tính đến cuối năm 2017.
• Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ không đổi ở mức 27% và do đó, dự báo lợi nhuận gộp là 1.045 tỷ đồng (tăng trưởng 3%).
• Lỗ tài chính thuần tiếp tục giảm còn 94 tỷ đồng. Chúng tôi giả định khoản vay 40 triệu USD từ Vietnam Investment Fund II, L.P sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu trong Q2 hoặc Q3/2017. Do đó, mức lỗ tỷ giá sẽ giảm về không.
• Đóng góp từ các công ty liên kết tăng – Chúng tôi giả định SCSC và các công ty liên kết khác sẽ đóng góp 73 tỷ đồng lợi nhuận (tăng trưởng 44%). Chúng tôi dự báo SCSC sẽ tăng trưởng doanh thu 34% và tăng trưởng LNST 34%.
• Tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu không đổi, là 9,9%.
• Lợi nhuận khác là 4 tỷ đồng, so với mức lỗ 93 tỷ đồng trong năm 2016.

Chúng tôi giả định, trong năm 2017, GMD sẽ không ghi nhận bất kỳ lỗ lớn nào liên quan đến các họa động khác như trong năm 2016. Nhìn chung, chúng tôi dự báo LNTT 2017 là 642 tỷ đồng (tăng trưởng 34%) và LNST là 555 tỷ đồng (tăng trưởng 27%) do thuế TNDN tăng từ 8,6% lên 13,5%. Nếu không bao gồm cả lợi nhuận khác, LNTT là 638 tỷ đồng (tăng trưởng 11%). HSC dự báo EPS cơ bản 2017 là 2.470đ/cp, P/E dự phóng là 1,9 lần. Trong khi đó, EPS 2017 điều chỉnh theo giả định pha loãng từ trái phiếu chuyển đổi là 1.537đ/cp, theo đó P/E dự phóng là 19,1 lần. Tăng 30% công suất Phước Long ICD – Hệ thống cảng Phước Long ICD ở TPHCM và khu vực lân cận bao gồm 3 cảng với tổng công suất thiết kế là 500.000 TEU/năm. Trong đó, ICD1 và ICD3 đặt tại huyện Phước Long, TPHCM và cảng Bình Dương thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Hiện tại, hệ thống cảng này đang hoạt động với 106% công suất thiết kế trong khi đó hàng hóa vận tải biển ở khu vực này được dự báo sẽ tăng trưởng 10% hàng năm. Do đó, GMD có kế hoạch tăng gấp đôi công suất của cảng Bình Dương trong năm nay lên 300.000 TEU, từ đó tăng 30% tổng công suất của 3 cảng này lên 650.000 TEU/năm và tổng công suất của GMD cũng tăng thêm 13% đạt 1,3 triệu TEU/năm.

Chúng tôi dự báo 15% cổ phần còn lại tại GMD Tower sẽ được bán trong Q1 năm nay – Cổ phiếu Gemadept (GMD) đã tăng gần đây do thị trường đồn đoán 15% cổ phần còn lại mà GMD vẫn nắm giữ tại Gemadept Tower có thể được bán trong quý này. Thương vụ này có thể tạo LNTT 127 tỷ đồng (LNST là 102 tỷ đồng). Thông tin này chưa được xác nhận chính thức nhưng chúng tôi cho rằng đây là nguồn tin chính xác.

Trước đó vào năm 2014, GMD đã bán 85% cổ phần trong công ty con Maproco mà GMD sở hữu 100% và công ty này sở hữu Gemadept Tower cho CJ Group. Thương vụ này có giá trị 45 triệu USD, tương đương 936 tỷ đồng. Giá trị sổ sách của 85% cổ phần tại Gemadept Tower trên BCTC của GMD là 215 tỷ đồng và do đó thương vụ này đã tạo LNTT lên tới 617 tỷ đồng trong năm 2014.

Nếu thương vụ bán 15% còn lại được thực hiện, chúng tôi dự báo LNTT của GMD là 769 tỷ đồng (tăng trưởng 60%) và LNST là 657 tỷ đồng (tăng trưởng 50%). Theo đó EPS cơ bản là 2.961đ/cp và EPS pha loãng là 1.843đ/cp, P/E dự phóng là 15,9 lần.

Rủi ro pha loãng lớn từ trái phiếu chuyển đổi – Rủi ro pha loãng cổ phiếu là rất lớn, đến từ khả năng chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi hiện tại của GMD. 40 triệu USD trái phiếu chuyển đổi này được phát hành và bán cho VI Fund II, L.P (VI Fund) vào ngày 15/8/2012. Số trái phiếu này có kỳ hạn là 5 năm với lãi suất cố định là 6%/năm và lãi suất được tích lũy trả vào ngày đáo hạn (là ngày 15/8/2017). Theo các điều khoản hợp đồng, VI Fund có quyền yêu cầu chuyển đổi toàn bộ trái phiếu (bao gồm gốc vay và lãi tích lũy) sang cổ phiếu phổ thông sau một năm từ ngày Hợp đồng mua trái phiếu chuyển đổi có hiệu lực (tức là từ ngày 13/8/2013). Có nghĩa là VI Fund có thể hợp pháp chuyển đổi 40 triệu USD trái phiếu này thành cổ phiếu phổ thông vào bất kỳ lúc nào sau ngày này (một phần hoặc toàn bộ) nếu GMD thông qua. Tuy nhiên, đến hiện tại, tháng 2/2017, VI Fund chưa thực hiện bất kỳ giao dịch chuyển đổi nào trong số trái phiếu này. HSC hiểu rằng, VI Fund có thể chuyển đổi trong Q2/2017.

Tỷ lệ pha loãng ước tính là 61%. Giá chuyển đổi được xác định là 88% giá cổ phiếu trên thị trường bình quân từ ngày 15/7 đến ngày 15/8/2012 và chúng tôi ước tính là khoảng 12.320đ/cp sau khi điều chỉnh với cổ phiếu thưởng và cổ phiếu ESOP. Do đó, giá chuyển đổi sẽ là khoảng 10.840đ/cp. Tính theo tỷ giá hôm nay là 23.695, ước tính số trái phiếu này sẽ có thể chuyển sang 98,97 triệu cổ phiếu (bao gồm lãi tích lũy). Tương đương 35,5% tổng số cổ phiếu của GMD sau chuyển đổi trái phiếu. Vào tháng 8/2015, room cho NĐTNN đã giảm từ 49% xuống 20,4% sau đề xuất chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi và thực tế vào thời điểm đó khối ngoại nắm tổng cộng 20,4% cổ phiếu lưu hành.

Quan điểm đầu tư – Lặp lại đánh giá NẮM GIỮ. Định giá SOTP trong kịch bản cơ sở của chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 25.000đ/cp, thấp hơn khoảng 15% so với thị giá hiện tại. Tuy vậy,GMD có định hướng bán một số tài sản không thuộc hoạt động kinh doanh chính và lợi nhuận từ các giao dịch đó có thể làm thay đổi định giá. Do đó, chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng trưởng khả quan nhờ công ty có thể bán một số tài sản và ghi nhận lợi nhuận. Mảng cảng biển và logistic chủ chốt đều tăng trưởng tốt. Lo ngại đối với cổ phiếu là rủi ro pha loãng liên quan đến trái phiếu chuyển đổi và kế hoạch của công ty đối với diện tích trồng cao su đã triển khai tại Campuchia.

Trong mô hình của mình, chúng tôi dự báo PE dự phóng 2017 điều chỉnh theo rủi ro pha loãng là 20 lần trên giá cổ phiếu hiện tại là 31.300đ. Xét về định giá, cổ phiếu không thực sự hấp dẫn ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhờ sự tập trung vào mảng kinh doanh chủ chốt, GMD là doanh nghiệp đầu ngành và đây là lợi thế cho tăng trưởng lợi nhuận và do đó có thể được chấp nhận ở mức định giá cao hơn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đóng phiên giảm so với phiên hôm qua. VN index đóng cửa tại 709,35 điểm mặc dù trước đó đã có thời điểm tăng tới 717,57 điểm.

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng trong phiên hôm nay. Về các đồng tiền, đồng USD tiếp tục mạnh lên trước niềm tin là lãi suất USD sẽ tiếp tục tăng. So với đồng USD, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,0627); đồng Bảng Anh cũng yếu đi (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2492); đồng Yên cũng yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 113,72); đồng NDT biến động trong biên độ hẹp (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8686).

HCM – Thị trường giảm trong phiên hôm nay với GTGD tăng, đạt 3.617,99 tỉ đồng (tương đương 159,88 triệu USD). VN index giảm 0,31%, kết thúc phiên với 709,35 điểm. 112 mã tăng trong đó có 7 mã tăng trần và 131 mã giảm trong đó có 5 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 11,77% giá trị mua vào và 6,84% giá trị bán ra của toàn thị trường. Giá trị mua vào của NĐTNN tăng về khối lượng và về tỷ trọng. Họ bán ra giảm về khối lượng và tỷ trọng. Khối ngoại mua ròng với giá trị 178,45 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 22 giao dịch thỏa thuận được thực hiện thành công trong hôm nay. Nhìn chung, khối ngoại tích cực mua vào các mã VNM; CTG; GAS; HPGMBB. Họ cũng bán ra nhiều VNM; MBB; MSN; GASPVD. Hoạt động giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động trong ngày hôm nay với 2 giao dịch siêu lớn; 3 giao dịch lớn cùng các giao dịch trung bình và nhỏ, chiếm 5,91% tổng GTGD toàn thị trường.
Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 3.323.192 cổ phiếu STG; 404.600 cổ phiếu VNM; 1.320.100 cổ phiếu MBB; 350.000 cổ phiếu SRF; 385.000 cổ phiếu 385,000 trong số các giao dịch thỏa thuận hôm nay, trong đó NĐTNN tham gia vào giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VNM & MBB và 10 giao dịch thỏa thuận nhỏ khác.
CCQ E1VFVN30 tăng 0,55% hôm nay đạt 10,900đ.

Hà Nội – Sàn Hà Nội cũng giảm hôm nay với GTGD tăng, đạt 568,51 tỷ đồng, tương đương 25,12 triệu USD. HNIndex giảm 0,77% xuống 85,65 điểm. 104 mã tăng giá trong đó có 22 mã tăng trần và 92 mã giảm trong đó có 11 mã giảm sàn. Khối ngoại chiếm 6,22% giá trị mua vào và 4,35% giá trị bán ra của toàn thị trường. NĐTNN mua ròng với giá trị 10,626 tỉ đồng. Chúng tôi thấy có 14 giao dịch thỏa thuận trung bình và nhỏ được thực hiện thành công hôm nay, chiếm 3,03% GTGD toàn thị trường. Thị trường giao dịch thỏa thuận diễn ra sôi động hơn. Chúng tôi thấy có giao dịch thỏa thuận của 911.000 cổ phiếu PVS; 72.000 cổ
phiếu VMI và 5.000 cổ phiếu TA9 và một số giao dịch thỏa thuận rất nhỏ khác.

Danh mục đầu tư
Ngân hành: VCB, CTG
Cao su: PHR , DPR
Chứng khoán: HCM, SSI
Thép: HSG, HPG, NKG, SMC
Xây dựng: CTD, HBC, CVT
Dầu khí: GAS, PVD

Trịnh Quang Minh - Broker HSC
0168.9595.993
facebook.com/minh.trinh.3576