Nhàđầutư 3 triệu cổ phiếu của ông lớn lâu đời trong ngành kem - Công ty CP Kem Thủy Tạ, đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận cho niêm yết trên sàn UpCom với mã TTJ.
700x290
Nhà hàng Thủy Tạ
Tiền thân của Công ty CP Thủy Tạ là Nhà hàng Thủy Tạ được thành lập từ 5/1958. Nhà hàng Thủy Tạ là nhà hàng duy nhất nằm bên bờ Hồ Gươm.

Vào ngày 14/2/2006, UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định số 825 về việc chuyển đổi Công ty Thủy Tạ thành Công ty CP Thủy Tạ.

Ngày 3/1/2008, Công ty được UBCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.

Ngày 10/11/2016, Công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 140, số lượng cổ phiếu đăng ký là 3 triệu cổ phiếu.

Mảng kinh doanh chính của Thủy Tạ là bán kem. Đây cũng chính là mảng kinh doanh mang lại thương hiệu cho Thủy Tạ. Ngoài ra, công ty cũng kinh doanh dịch vụ nhà hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ và sản xuất kinh doanh nước tinh khiết mang nhãn hiệu Pha Lê.

TTJ làm ăn ra sao trong năm 2016

Trong năm 2016, doanh thu thuần TTJ đạt hơn 110,3 tỷ đồng, tăng 5,17% so với cùng kỳ năm 2015.

cocaudtTTJ
Cơ cấu doanh thu Kem Thủy Tạ trong năm 2015 và 2016
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2016 là 44,60%, cao hơn so với mức cùng kỳ 2015 là 41,91%. Do đó, lợi nhuận gộp Công ty đạt hơn 49,2 tỷ đồng, tăng gần 12%.

Trong cơ cấu doanh thu (xem bảng trên), có thể thấy mảng doanh thu bán kem vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tăng trưởng của doanh thu thuần TTJ trong năm 2016 phần lớn nhờ vào doanh thu từ bán kem. Cùng với đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác tăng 66,39%, đạt mức gần 1,2 tỷ đồng do Công ty đã thanh lý tài sản cố định là dây chuyền đá viên tinh khiêt với số tiền thu được là 610 triệu đồng.

Tính ra, doanh nghiệp đã lãi sau thuế gần 7,4 tỷ đồng, tăng 17,13% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể thấy, mảng kem là một mảng tiềm năng khi sản lượng tiêu thụ trong nước chỉ bằng 1/10 so với các nước trong khu vực, trong khi lượng dân cư lại lớn.

Cùng với đó, sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa cao trong các năm gần đây sẽ có tác động tích cực đến sản lượng tiêu thụ kem hàng năm.

Đây là các yếu tố tích cực với Kem Thủy Tạ. Hiện tại, Công ty đang nắm thị phần khoảng 10% trong mảng kem tại Việt Nam

Tuy nhiên, Kem Thủy Tạ sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh với các công ty khác như Kido Food (KDF), Unilever và Vinamilk.

Mặt khác, địa bàn kinh doanh chỉ ở Hà Nội cũng có thể là bất lợi không nhỏ, ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu của Công ty.

Kế hoạch kinh doanh 2017 bị chê là thấp

Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2017, Công đặt ra mục tiêu doanh thu thuần đạt hơn 115 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 8 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, các cổ đông cho rằng hoạt động kinh doanh của Thủy Tạ chưa thực sự hiệu quả, chẳng hạn như tình hình kinh doanh của các nhà hàng không gia tăng mặc dù tuyến phố đi bộ ở Thủ Đô đã được mở rộng. Ngoài ra, một số cửa hàng thuộc mảng kinh doanh khác vẫn không hiệu quả trong vài năm trở lại đây.

Ngoài ra, các cổ đông cũng cho rằng kế hoạch kinh doanh 2017 của Công ty là thấp và cần phải nâng cao hơn trong những năm sau.

Kết thúc quý I/2017, doanh thu của TTJ đạt gần 22,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1,1 tỷ đồng. So với kế hoạch kinh doanh năm 2017 đã được ĐHĐCĐ thông qua, trong quý I Công ty chỉ hoàn thành 19,3% chỉ tiêu doanh thu và 13,75% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm.