Tập đoàn Kido vốn là Tập đoàn Kinh đô sau khi đã thoái mảng bánh kẹo và dùng nguồn tiền mặt dồi dào để đầu tư và M&A, hiện đang tập trung vào các mảng chính: thực phẩm mát/lạnh và dầu ăn.
- Kem và sữa chua (thuộc KDF) chiếm ~37% thị phần kem cả nước, vẫn là nguồn DT chính của Kido trong 2017. Định hướng phát triển mạnh thị trường
miền Bắc với lợi thế mới từ nhà máy Bắc Ninh hoạt động từ Q3/2016, nâng tổng công suất sản xuất kem lên 24 triệu lít và sữa chua lên 25 triệu lít.
- Các thương vụ M&A trong ngành dầu ăn (65% Tường An, 51% Vocarimex) giúp Kido kiểm soát tới 80% thị trường, bên cạnh thương hiệu riêng của Kido là Đại Gia Đình. Việc mảng dầu ăn dần tăng tỷ trọng cũng sẽ giúp giảm tác động từ tính mùa vụ của mảng hàng lạnh, mang lại dòng tiền ổn định cho Kido.
- Các mảng phụ đang được đóng lại: Mì Đại Gia Đình đã đóng Q2/2017.
Triển vọng doanh nghiệp:
- Động lực tăng trưởng chính trong 2017 của Kido là từ việc hợp nhất TAC (từ t12/2016) và VOC (từ t6/2017) và duy trì mức 10-15% từ 2018.
- 23/5/2017 bắt đầu hợp nhất VOC, phát sinh khoản lợi nhuận bất thường từ việc đánh giá lại 24% sở hữu VOC đang ghi nhận theo phương pháp Vốn CSH ~240 tỷ LNST (tương đương EPS ~660đ)
- Hệ thống phân phối mạnh với 70k điểm phân phối hàng lạnh 2017 và mục tiêu 100k điểm 2018 là điểm mấu chốt để KDF sẽ mở rộng danh mục sang các dòng sản phẩm mát/lạnh khác như xúc xích, bánh bao, gà viên, cá viên... đảm bảo tốc độ tăng trưởng 20-25% trong các năm tới.
- KDC sở hữu khá nhiều bất động sản tại HCM có thể đưa vào khai thác hoặc bán.
- Kido có lượng tiền mặt dồi dào và liên tục mua cổ phiếu quỹ, chia cổ tức bằng tiền cao.
- Dự báo LNST 2017-2018 là 590 và 370 tỷ, tương ứng với EPS ~2,800 và 1,650đ. Nếu không tính khoản LN bất thường từ đánh giá lại tài sản, LNST 2017
là 350 tỷ, tương đương EPS ~1650đ

Khuyến nghị: MUA - Với mức giá 43.000đ - 44.000đ là một mức giá khá rẻ đối với một doanh nghiệp hàng đầu trong mảng Hàng tiêu dùng
Target: 50.000đ