Sau thời gian kiểm nghiệm phương pháp trade + phương pháp luận trong trading của tôi, thông qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ với các bạn về những luận điểm để củng cố tâm lý giao dịch, qua những ví dụ và con số rất thực tế, để chứng minh cho rất rất nhiều bài viết của các Trader kỳ cựu, rằng đừng tham lam, hãy biết chờ đợi... thì giao dịch mới thành công.

1. Xác suất trong trading forex.

Như mọi người đều biết, khi đặt 1 lệnh thì chỉ có 2 khả năng: hoặc là giá tăng, hoặc là giá giảm. Nếu đánh swing với mức lời lỗ thông thường khoảng 50-200 pip thì có thể xem như bỏ qua spread. Lúc đó tỉ lệ có phải 50-50 cho khả năng thắng hay thua ko?

Bây giờ tiếp tục xem ví dụ chart dưới đây cặp CADJPY mà tôi vừa vào lệnh lúc sáng"



Với ví dụ này, theo trendline thì giá có 5 lần đụng vào rồi bật xuống, đồng thời hợp lưu với đường kháng cự với ít nhất 2 lần đụng vào rồi bật xuống. Vậy bây giờ theo bạn xác suất nếu đặt lệnh ở ví dụ này có còn là 50-50 ko?

Theo tôi, xác suất bật xuống của giá ít nhất chiếm 70-80% cơ hội, điều đó đủ để chúng ta trả giá một mức SL nào đó để vào lệnh, đúng ko? Cần biết rằng, về quản lý vốn, chúng ta có 2 cách để win là số lệnh thắng/thua nhiều hơn 50% kết hợp tỉ lệ R:R đủ lớn. Vậy với 70-80% cơ hội thắng tính theo xác suất (và thống kê), chúng ta hoàn toàn có cơ hội có lợi nhuận.

Vậy phải hiểu rằng, tất cả các phương pháp PTKT hiện nay đều để chúng ta tăng XÁC SUẤT để có 1 lệnh thắng. Chứ ko phải PTKT là giá sẽ đi theo cái chỉ báo đó. Rất nhiều Trader mới đều nghĩ rằng chỉ cần theo chỉ dẫn của indicator (tức là PTKT) là win. Điều này đã dẫn đến thua lỗ của phần lớn trader mới.

Mặt khác, nếu có sự xác nhận tín hiệu nữa thì cơ hội win lên rất nhiều, ví dụ như ở chart trên, nếu soi vào chart H4 ta sẽ thấy 1 cây pin bar tương đối đẹp ở ngay vị trí hợp lưu của kháng cự và trendline.

Kết luận: có thể đơn giản mà nhìn nhận rằng, trading là trò chơi của xác suất. Bạn chỉ đơn giản là tìm kiếm 1 điểm vào mà xác suất cao là giá đi theo hướng bạn nhìn nhận dựa vào thông tin thống kê của lịch sử chart. Và do chỉ là trò chơi xác suất nên bạn phải chấp nhận một số lệnh thua trong tất cả các lệnh bạn chơi. Nếu bạn đạt được tỉ lệ 50% đã là thành công, tuy nhiên tôi tin rằng nếu bạn tuân thủ hệ thống của bạn nghiêm ngặt, thì thuật toán xác suất thống kê sẽ đem đến cho bạn ít nhất 60% tỉ lệ thành công (đánh 10 lệnh win 6 lệnh).

(trở lại ví dụ trên, tôi đặt lệnh sell limit ngay điểm hợp lưu, và giá đã đi lên khớp lệnh, sau đó bật xuống ngay tạo thành Pin bar trên H4, thời điểm khoảng 19h giá đã dương khoảng gần 25 pip, nhưng ko hiểu có tin tức gì ra ko mà nó phóng 1 cây H1 lên âm khoảng 15 pip, hiện nay đã hồi lại về điểm vào lệnh).

2. Quản lý vốn thông qua số học.

Hầu hết các trader từ mới chơi đến kỳ cựu đều hiểu rằng, lợi nhuận được mang đến chủ yếu từ những lệnh có R:R lớn hơn 1 (thông thường từ 1,5 đến 2). Như vậy nếu 1 tháng bạn trade 10 lệnh, giả sử 1 lệnh thua 10% tk, và thắng 15% tk (R:R = 1.5), và bạn đạt tỉ lệ win 50%, thì tương đương tháng đó bạn lãi 5x15% = 75%, bạn thua đi = 5x10% = 50% => bạn lãi tháng đó = 75% - 50% = 25% tài khoản.

Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nói không dừng lại ở đó. Vấn đề là tôi muốn bạn tối ưu hóa điểm vào lệnh để tăng tỉ lệ R:R.

Để dễ hiểu, tôi giả sử bạn có 1 lệnh với điểm vào lệnh P, điểm cắt lỗ SL, điểm chốt lời TP. Với hệ thống của bạn, tôi cho rằng điểm SL và TP là cố định trên chart. Vấn đề còn lại là điểm P.

Giả sử 1 lệnh bạn dự định vào có SL = 50 pip, TP = 75 pip => tỉ lệ R:R = 1.5.

Bây giờ bạn nhìn theo bảng tính sau nhé:

SL TP R:R
50 75 1.5
48 77 1.6
45 80 1.78
43 82 1.9

Nhìn bảng trên, bạn thấy điều gì? Bạn có nhận ra, chỉ cần dời điểm P đi 2 pip về phía SL, tỉ lệ R:R đã tăng lên thành 1.6; dời 7 pip, tỉ lệ đã là 1.9

2 pip và 7 pip là 1 con số rất nhỏ đúng ko? Nhưng nếu bạn có 1 điểm đặt lệnh tối ưu, thì tỉ lệ lợi nhuận mang về cho bạn tăng lên rất nhanh chóng. Chỉ với 7 pip, thay vì bạn có tỉ lệ R:R gấp rưỡi thì lúc đó bạn được gần gấp đôi. Với 1 phương pháp tốt, bạn có thể chỉ cần win 4 lệnh trong 10 lệnh đã đủ có lợi nhuận. Vậy bạn thấy vấn đề tâm lý giải quyết ko phải phức tạp đúng ko?

Ứng dụng điều này ra sao? Trong nhiều giáo trình, người ta thường hướng dẫn đặt lệnh Buy hoặc Sell Stop để đón đầu khi giá breakout ra khỏi mô hình. Khi đó điểm TP và SL cũng được giáo trình hướng dẫn sẵn và thường là R:R ko được cao. Để dễ hiểu, hãy quay lại chart CADJPY ở trên bằng hình bên dưới:



Đây là 1 ví dụ về kênh giá. Thông thường người ta hướng dẫn bạn đặt Sell Stop ở đường ngang màu vàng, SL là đường màu đỏ và TP là đường màu xanh. Như vậy R:R chỉ là 1. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, khi đã xác định giá đi xuống (dựa vào trend dài hạn), ta đặt luôn Sell limit ở gần đường màu đỏ SL, nếu giá khớp thì sẽ cho R:R gấp ít nhất 3-4 lần với phương án Sell Stop, điều này cho phép ta win 1 lần là đủ bù cho 3 lần đánh sai gây lost. Trong khi đặt Sell Stop ko đảm bảo chắc chắn sẽ win nếu đây chỉ là 1 cây nến false break, khi đó rất khó để gỡ lệnh thua này chứ chưa kể đến việc tìm kiếm lợi nhuận.

Trên đây là một số lập luận đi cụ thể vào cốt lõi của trading, giúp củng cố tâm lý của trader, dù là mới trade hay trade lâu rồi, nếu hiểu 2 vấn đề trên, tôi cho rằng ko còn lo sợ đối với những lệnh thua nữa. Những trader mới, đừng tập trung vào hệ thống nữa, mà hãy tập trung vào XÁC SUẤT, bằng cách THỐNG KÊ lịch sử giá. Thực chất các đường kháng cự và hỗ trợ cũng là 1 loại xác suất thống kê này.

Mong rằng các bạn sau khi đọc chia sẻ này của tôi, sẽ có cái nhìn mới hơn về trading và trade tốt hơn, tự tin hơn.

Chúc các bạn trade an toàn và có lợi nhuận.