Ở Việt Nam, nhà thông minh không còn là một khái niệm xa lạ. Nhiều chủ đầu tư đang đẩy mạnh việc phát triển nhà thông minh để tạo lợi thế cạnh tranh cho dự án của mình. Với nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, việc sống trong những ngôi nhà thông minh, tiện nghi hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu. Vì những lý do đó, việc phát triển các ngôi nhà thông minh đang là một xu hướng mạnh mẽ.

Nhà thông minh là gì?
Về Việt Nam, anh Tuấn (TP.HCM) không cảm thấy mệt mỏi khi trở về nhà sau một ngày làm việc dài, mà thay vào đó là cảm giác hào hứng. Gia đình anh đã được tận hưởng cảm giác thoải mái, tiện nghi tại căn hộ gần 80m2 của mình sau khi lắp đặt hệ thống nhà thông minh.

Căn nhà chào đón anh với không khí mát mẻ, đèn điện tự động bật sáng, máy nước nóng sẵn sàng,... Thay vì phải bật từng công tắc để bật các thiết bị điện trong nhà, anh Tuấn chỉ cần mở điện thoại lên và "quẹt", thậm chí là điều khiển bằng giọng nói. Ngôi nhà thông minh cho phép anh mở cửa cho người thân, bạn bè đến chơi ngay cả khi anh không có ở nhà.

Xu hướng nhà thông minh trên thị trường bất động sản
Hiện nay, việc thiết kế và lắp đặt một ngôi nhà thông minh đã trở nên dễ dàng hơn. Các tiện ích mà nhà thông minh mang lại đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều hộ gia đình. Những ngôi nhà thông minh không chỉ đáp ứng yêu cầu về tiện nghi, mà còn mang đến sự an toàn cho gia chủ.

Theo định nghĩa của Chính phủ Anh, nhà thông minh là ngôi nhà được tích hợp mạng truyền thông để kết nối các thiết bị và dịch vụ điện gia dụng, cho phép gia chủ điều khiển, giám sát hoặc truy cập chúng từ xa.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm nhà thông minh và nhà tự động. Nhà tự động chỉ đơn thuần là các thiết bị hoạt động theo các kịch bản và lịch trình đã được cài đặt sẵn. Các hoạt động này không thể tùy biến theo các ngữ cảnh thực tế như ngôi nhà thông minh.

Ngôi nhà thông minh được xây dựng trên nền tảng khái niệm Internet vạn vật. Các thiết bị trong nhà có thể trao đổi thông tin với nhau, tùy biến theo nhu cầu và thói quen của người dùng, điều chỉnh các chức năng phù hợp với các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Hệ thống nhà thông minh không chỉ điều khiển theo kịch bản mà còn có thể thiết kế các kịch bản ngữ cảnh thông minh dựa vào thói quen, thời điểm và lệnh trước đó của chủ nhà.

Ví dụ, hệ thống sẽ ghi nhận lịch trình buổi sáng của bạn sau khi thức dậy là bạn sẽ tập thể dục, tắm, làm bữa sáng rồi đi làm. Hệ thống nhà thông minh sẽ học thói quen này và thực hiện điều khiển các thiết bị trong nhà tương ứng với lịch trình đó.

Hệ thống sẽ đề xuất hoặc hỗ trợ bạn bật tất cả các thiết bị cần thiết theo lịch trình thói quen của bạn. Chỉ cần một thao tác bấm nút là máy tập thể dục bật, rèm cửa kéo lên, quạt thông gió hoạt động, bình nóng lạnh bật,...

Tương tự, nếu bạn thường xem phim vào buổi tối, sau vài lần kích hoạt, hệ thống sẽ đưa biểu tượng của kịch bản này vào vị trí đầu tiên trong bảng điều khiển trên điện thoại để bạn lựa chọn.

Bạn sẽ không cần phải tìm kiếm lệnh điều khiển mong muốn để đưa vào các ngữ cảnh tương ứng nữa, những thao tác này đã được nhà thông minh "học" và tự động áp dụng theo thói quen của bạn.

Ngoài việc thiết kế theo thói quen sinh hoạt, hệ thống nhà thông minh còn được cài đặt phù hợp với tâm lý của từng gia chủ. Khi bạn đi vắng, căn nhà của bạn vào buổi tối có thể tự động bật tắt đèn các phòng như có người ở nhà.

Ngày nay, đa số ngôi nhà thông minh đều tích hợp các hệ thống cơ bản như điều khiển ánh sáng, hệ thống an ninh, điều khiển rèm cửa, kiểm soát môi trường, cổng tự động[/URL], điều khiển âm thanh và thiết bị giải trí...

Việc điều khiển các hệ thống này thông qua một phần mềm cài đặt trên điện thoại hoặc máy tính. Bạn có thể điều khiển chúng từ bất kỳ đâu. Khi bạn ở nhà, bạn có thể điều khiển các thiết bị này bằng giọng nói.