Triết lý trong phân tích kỹ thuật
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 20 của 144

    Threaded View

    1. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Phân tích kỹ thuật và bí kíp thất truyền

      Thời gian qua đã một số ý kiến nói rằng PTKT không đúng, không áp dụng được ở TTCK Việt Nam. Đây là những ý kiến, quan điểm hết sức sai lầm kiểu như “mình cầm dao, cầm dậy, đánh nhau với một thằng cầm dao cầm gậy khác, nhưng khi mình thua thì lại không cho là mình kém mà lại đổ lỗi cho cái dao, cái gậy”. Nói cách khác, PTKT là 1 công cụ, 1 trường phái đầu tư đã đã được thế giới thừa nhận và kiểm chứng cả trăm năm nay. NĐT không áp dụng thành công không phải là do công cụ PTKT kém mà là do năng lực và khả năng vận dụng của NĐT đó còn hạn chế. Bài viết sau mang tính “hình tượng” của tôi sẽ làm rõ hơn về luận điểm này:
      Hẳn không ít NĐT biết đến bộ Thần Điêu đại hiệp của Kim Dung, trong đó có đoạn Dương Quá vì bị Quách Phù chém mất một cánh tay mà bỏ vào hang động sống với chim điêu. Trong hang động, Dương Quá đã phát hiện ra kiếm mộ của tiền bối Độc cô cầu bại. Độc Cô Cầu Bại lúc sinh thời kiếm thuật vô song, tung hoành thiên hạ, cuối đời cô quạnh sống với chim điêu, chết trong buồn bã vì không thể tìm được một người có thể địch nổi kiếm thuật của ông ta, mong một lần thất bại mà không được, ông thậm chí còn vui mừng biết bao khi có một người có khả năng khiến cho ông ta phải quay kiếm trở lại phòng thủ. Ba thanh kiếm huyền thoại này đại diện cho ba triết lý của Độc cô cầu bại về kiếm:
      – Lúc trai trẻ lòng đầy nhiệt huyết mà thiếu sự chín chắn thì sử dụng tử vi kiếm là thanh bảo kiếm sắc, nhẹ và linh hoạt.
      – Khi đạt độ chín của suy nghĩ và sức lực, sử dụng thanh kiếm sắt nặng nề mà không sắc bén (Huyền Thiết kiếm dài 3 thước và nặng 60 cân).
      – Khi bắt đầu về già, suy nghĩ và kiếm thuật đạt trình độ cao, vũ khí chỉ còn là thanh kiếm gỗ và đạt mức thượng thừa thì không kiếm mà thắng đối thủ, bất cứ thứ gì cũng là kiếm.
      “Tung hoành giang hồ hơn ba chục năm, giết sạch cừu khấu, đánh bại mọi anh hùng, thiên hạ không có đối thủ, chẳng còn cách nào khác, đành ẩn cư thâm cốc làm bạn với chim điêu. Ô hô, bình sinh chỉ mong có một địch thủ mà không được, thật đáng buồn!”
      Việc Dương Quá trở thành truyền nhân của Độc cô cầu bại là một cơ duyên hiếm có: Dương Quá bị chém đứt một cánh tay, bỏ đi => gặp Thần Điêu đang giao đấu với quái xà => sẵn ác cảm với loài rắn đã giết mẹ, Dương Quá đã ra tay giết quái xà và trở thành anh em với Thần Điêu. Từ đó mang lại cơ duyên với Độc cô cầu bại.
      Ở đây, dựa trên cốt truyện của Kim Dung, tôi muốn nêu ra sự giống nhau kỳ lạ và thú vị giữa PTKT và 3 triết lý kiếm của Độc cô cầu bại:

      Khi mới học PTKT lòng đầy nhiệt huyết mà thiếu sự chín chắn, chưa có sự nghiên cứu đào sâu, thì sử dụng thanh bảo kiếm sắc, nhẹ và linh hoạt (tử vi kiếm) chính là tập hợp các công cụ Bollinger Bands, MA, RSI, MACD, PSAR, CCI, Momentum, Swing, Stochastic…, các lý thuyết sóng, các mô hình nêm, tam giác… Mới đầu áp dụng PTKT thấy đúng (đặc biệt là trong uptrend). Thấy hiệu quả nên rất tự tin, tuy nhiên sau đó, vì không tuân thủ những nguyên lý cơ bản, không đào sâu nghiên cứu nên bị loạn chưởng, chém vào chính mình nhiều lần, thậm chí đứt tay, cụt trym…Các đối tượng này do nhiều yếu tố tác động khác nhau, do chưa đủ nội lực thi triển “kiếm pháp” nên đã tầu hỏa nhập ma, khiến cho thiên hạ quần hùng các NĐT mất lòng tin rất nhiều vào “kiếm pháp” PTKT. Tuy nhiên, nếu thực sự chuyên tâm học tập, áp dụng triệt để, và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, liên tục từ thực tế thì chỉ bản thân “tử vi kiếm” này cũng đủ để địch lại quần hùng thiên hạ, mang lại sự khác biệt với toàn bộ đám đông các NĐT còn lại. Đáng tiếc là số NĐT thực sự sử dụng được “tử vi kiếm” này vẫn còn đếm trên đầu ngón tay. Để có thể thành thục PTKT ở mức “tử vi kiếm”, có lẽ NĐT cũng phải bị chính PTKT “vùi dập” cho vài lần, đến thất vọng, mất hết niềm tin. Trong sự tuyện vọng, mất phương hướng hoàn toàn, người ta lại chiêm nghiệm ra nhiều thứ hơn là bị cuốn theo những diễn biến đơn lẻ.
      Khi đạt độ chín của suy nghĩ và sức lực, sử dụng thanh kiếm sắt nặng nề mà không sắc bén (Huyền Thiết kiếm dài 3 thước và nặng 60 cân). Khi trình độ đến đẳng cấp này thì NĐT không cần dùng đến những công cụ phức tạp, mà chỉ cần sử dụng những công cụ đơn giản, sơ khai nhất của PTKT như: MA, RSI, Giá và Khối lượng, bollinger band là đủ, tương tự như thanh Huyền Thiết kiếm lưỡi tròn mà không sắc này. Số NĐT đạt đến trình độ này như sao băng trên trời. Đạt đến trình độ này không chỉ có sự khách quan tuyệt đối, mà cần phải có niềm tin khó lay chuyển vào PTKT kiểu như “kiếm còn người còn, kiếm mất người mất”.
      Khi bắt đầu suy nghĩ và kiếm thuật đạt trình độ cao, vũ khí chỉ còn là thanh kiếm gỗ và đạt mức thượng thừa thì không kiếm mà thắng đối thủ, bất cứ thứ gì cũng là kiếm. Đến mức độ này thì “Kiếm là người, người là kiếm”. Cao thủ mức này phản phác quy chân quay trở lại trở lại những gì đơn giản nhưng bản chất nhất. Đạt đến đẳng cấp này này thì không những là cần tư chất mà cần thêm nhiều năm kinh nghiệm cộng thêm chút cơ duyên.
      Trade what you see, not what you think!!!

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Vy Vy (09-09-2015)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:30 PM
    2. Triết lý trong phân tích kỹ thuật
      By MSWing in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 19
      Bài viết cuối: 20-11-2012, 10:23 AM
    3. Kinh nghiêm xài SMA trong Phân tích kỹ thuật
      By tigeran in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-06-2010, 04:52 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình