Cùng với việc thủ tướng chỉnh phủ ra công văn nhằm cứu thị trường Ck tại mốc 500 điểm hôm qua, hôm nay NHNN đã nhanh chóng chỉ thị các NHTM và các NHCP hưởng ứng chỉ đạo và lời kêu gọi của thủ tướng cùng nhau hoãn giải chấp cổ phiếu nhằm cứu thị trường, có thể nói trong ngắn hạn sẽ tạm thời ngắt được cơn lũ xả cổ phiếu cầm cố của các NH khiến thị trường ngập lụt, nhưng trung hạn và dài hạn có nhiều vấn đề cần phải bàn để thị trường thực sự phục hồi.






Có thể khẳng định, việc giải chấp cổ phiếu quá hạn là một nghiệp vụ hết sức bình thường của các ngân hàng và Cty CK. Chính phủ chỉ có thể ra chỉ thị cho các NHTM tạm hoãn hoặc động viên các NHCP hoán việc giải chấp để tránh thị trường sụp đổ chứ không thể cấm vấn đề này. Giải pháp trước mắt của NHNN cũng chỉ là cho vay để đảm bảo thanh khoản mà chưa cần giải chấp thôi chứ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề giải chấp. Và chắc chắn, sẽ có một lúc nào đó, CP phải cho phép giải chấp, và nếu lúc đó các NH lại tháo cống một cách phi thị trường như vừa qua, thị trường lại tiếp tục tèo, và lần này thì có lẽ khó cứu hơn khi NĐT cảm giác như bị chơi xỏ.


Thứ hai, cứ coi như các tổ chức, NH hoãn hoàn toàn giải chấp, cùng với sự đủn đít của SCIC thì thị trường sẽ đi lên, nhưng lại một vấn đề đặt ra, ai sẽ bán khi mọi người đều biết thị trường đang lên và 100% đang thua lỗ nặng nề? Tính thanh khoản của TT sẽ mất. Và cho đến khi thông tin về việc cho phép giải chấp của các NH được tung ra, lại một đợt tháo chạy mới.
Bản chất các nhà đầu tư sợ bây giờ không phải là nội tại nền kinh tế hay các doanh nghiệp làm ăn kém mà chỉ sợ thị trường sập do các ngân hàng và Công ty CK xả cổ phiếu giải chấp không theo quy luật cung cầu của thị trường, làm thị trường sập.
Như vậy làm thế nào để giải quyết được vấn đề vẫn cho các ngân hàng giải chấp nhưng giải chấp có trật tự, tránh làm thị trường ngập lụt. Bên cạnh đó SCIC sẵn sàng hỗ trợ sức cầu khi có dấu hiệu thị trường quá tải, đảm bảo thị trường đi lên. Đây là bài toán khó, nhưng tôi tin nếu các bên liên quan ngồi với nhau thì sẽ thực hiện được.
Theo tôi, nên để SCIC với chủ thể là đại diện cho nhà nước để hỗ trợ thị trường phát triển sẽ là trung tâm của cuộc chơi.
Việc đầu tiên, các ngân hàng, Cty CK, SCIC và các quỹ đầu tư có kế hoạch giải ngân phải ngồi lại với nhau. Xem chỗ nào mua bán thỏa thuận thì mua - vì tất cả đều biết rằng, VNI không thể xuống dưới 500, vì xuống sâu nữa tất cả cùng chết, cho nên mua bán tại thời điểm này là rất phù hợp, bên bán vẫn bán được với giá cao hơn giá cầm cố, còn bên mua cũng mua được với giá rất rẻ mà không bị tranh mua trên thị trường. Chắc chắn với giải pháp này đã giải quyết được cơ bản số cổ phiếu giải chấp.
Việc tiếp theo, với số CP chưa thực hiện mua bán thỏa thuận được sẽ được bán trên thị trường, với sự điều tiết của SCIC. Đảm bảo làm sao thị trường đảm bảo tăng trưởng. SCIC vừa điều tiết nguồn cung vừa nâng đỡ nguồn cầu khi thị trường không hấp thụ hết. Một trong những biện pháp có lẽ vừa nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư vừa đảm bảo thị trường đi lên đó là CP giải chấp chỉ được bán từ giá tham chiếu trở lên, không được bán sàn. Tôi tin khi các nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ đi lên, nguy cơ bị xả hàng vào đầu không còn thì chuyện mua cao hơn tham chiếu không là chuyện đáng ngại, thậm chí trần họ cũng mua, vì biết rằng ngày mai lại phải mua đắt hơn.
Cùng với việc hạn chế biên độ như hiện nay, tôi tin VNI lên đến 600 điểm thì việc giải chấp của các ngân hàng sẽ thực hiện xong, NĐT và tổ chức mua được CP rẻ, tất cả các bên đều vui vẻ, thị trường vẫn đảm bảo tích lũy để phát triển đi lên bền vững.
Vài ý kiến mong nhận được sự chia sẻ của mọi người, và hy vọng nó đến được những người có trách nhiệm.