--------------------------------
Nick: Nguyen Quan
Topic:Quán cơm Index - Bán mọi mặt hàng cổ phiếu từ A tới Z
--------------------------------

* LAF:

Nhận xét chung:
- LAF có thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng, nguyên liệu dù rủi ro nhưng bền vững hơn thủy sản;
- Xét về dài hạn, giá điều và giá nông sản nói chung ở kênh tăng giá, nên chỉ cần kiểm soát được nguồn nguyên liệu và chi phí thì cơ hội bao giờ cũng tốt đối với LAF
- Xét về đường cong lợi nhuận thì sau giai đoạn bị vấp 2008 và đầu 2009, LAF dường như đã biết cách để kiểm soát rủi ro, lợi nhuận tăng khá đều đặn;
- Tuy nhiên, do đặc thù ngành nên LAF phải trữ hàng nhiều, rủi ro về biến động giá ngắn hạn không ít;
- Tỷ lệ nợ vay lớn của LAF cũng là nguyên nhân gây ra sự giảm giá của LAF gần đây;
- Việc phát hành cổ phiếu trả lãi có thể tốt cho chiến lược phát triển của công ty, nhưng về lâu dài sẽ gây ra loãng giá. Trong một TT mà cổ phiếu như lá trên rừng thì việc làm loãng thêm cổ phiếu không phải là điều tích cực đối với các cổ đông ngắn hạn;
- LAF bị faults đợt rồi khi đề ra kế hoạch lợi nhuận bảo thủ nhưng lại nhanh chóng đạt được mức đso chỉ trong 6 tháng đầu năm, nên cổ đông đang nghi ngờ liệu có phải do nội bộ cố tình làm kế hoạch thấp để được thưởng vượt chỉ tiêu sau này. Nhưng đó có lẽ là bệnh chung của TTCK mất rồi. Tuy nhiên có thể do áp lực đó mà báo cáo lợi nhuận 2 quý còn lại của LAF chưa chắc cao bằng 2 quý đầu, mà LAF có thể chuyển bớt lợi nhuận sang năm, nghĩa là xấu cho ngắn hạn nhưng có thể tốt cho dài hạn;
- Dòng cổ tức của LAF, do bị thay thế một phần bởi việc phát hành cổ phiếu thưởng, không được cao;
- Thanh khoản của LAF ổn định, lực mua vùng giá dưới khá mạnh, tức là có lực đầu tư tốt.

KL:
- LAF là một địa chỉ đầu tư hạng khá trong TT. Tính cả rủi ro và kỳ vọng là LAF xứng được 8.1 điểm;
- Mức giá tốt để đầu tư khoảng 12 với kỳ vọng giá 35 - 40 trong hai năm tới.

*UNI

(12/08/2011)

Nhận xét chung:
- Sau thời gian đầu lên sàn với quy mô vốn nhỏ nhưng lợi nhuận ổn định, UNI dường như nhiễm khá đủ các căn bệnh của TTCK Việt Nam
+ Tăng vốn khủng nhiều lần liên tiếp. Lần cuối cùng là cổ đông ngậm quả đắng 50 tỷ trái phiếu chuyển đổi tại mệnh giá
+ Đem tiền tăng vốn đi chơi CK và BDS: Việc mở rộng đầu tư BDS tại Phú Quốc chả ăn nhập gì với chiến lược phát triển của UNI. Các khoản đầu tư CK của UNI liên tục bị lỗ kéo theo việc lỗ lã của chính công ty. Việc đầu tư tràn lan này nếu không kiểm soát kỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công ty sau này.
+ Báo cáo giấu diếm: Các khoản đầu tư CK của UNI không được giải thích đầy đủ trong báo cáo chẳng hạn:
+ Cổ phiếu của tổ lái: Mỗi khi có sóng cổ phiếu PNs là lập tức có UNI xuất hiện với đầy đủ thông tin mật, thông tin rỉ tai (thường đúng) từ chính UNI. Năm 2010 UNI đã leo lên đến giá 3x và sau đó rơi không phanh sau khi đã phát hành thành công.
- Chính vì vậy việc phân tích các chỉ số tài chính của UNI hay dự phóng tiềm năng của UNI đều không có mấy ý nghĩa. Em chỉ lưu ý các bác rằng khi tính vốn cho UNI thì phải tính thêm 50 tỷ nữa, vì TPCD của UNI là bắt buộc

KL:
- Cho dù UNI hiện tại có thị giá thấp thì vẫn không phải là một cổ phiếu tốt để đầu tư. Em chỉ cho nó 4.2 điểm.
- Còn nếu muốn lướt sóng hay chơi hàng nóng thì chắc phải đợi TTCK phục hồi mới có thể xem xét được.

* ICG:

(12/08/2011)

Nhận xét chung:
- ICG hoạt động trong nhóm ngành Xây dựng - BDS nên hiện đang chịu tác động của những yếu tố tiêu cực trong ngành như suy giảm về doanh thu, tồn kho cao, rủi ro về thị trường BDS suy thoái dài hạn;
- Nếu không có các khoản chia lợi nhuận từ các dự án đầu tư trước đây thì kết quả kinh doanh của ICG 6 tháng vừa qua là khá tệ hại, lợi gộp từ kinh doanh bằng zero;
- Tuy nhiên, do các dự án trước khá hiệu quả nên tiền mặt và lợi nhuận của ICG còn dồi dào, cộng nợ ít, đặc biệt là ICG không có nợ vay ngân hàng. Nếu biết phân bổ tài chính hợp lý thì ICG có thể tồn tại tương đối tốt so với các công ty BDS khác;
- Câu hỏi đặt ra cho ICG hiện tại chính là các dự án tiếp theo của ICG sẽ bị ảnh hưởng như thế nào từ thị trường BDS: Nếu cho rằng TT BDS tiếp tục suy yếu kéo dài thì ICG sẽ gặp khó khăn trong 1, 2 năm tới;
- Nhưng nếu kỳ vọng TT BDS phục hồi trong 1,2 năm tới thì các dự án của ICG lại đón đúng điểm rơi không biết chừng, vì tài chính của ICG vẫn còn khá mạnh do ICG không vay mượn nhiều. TT của ICG nằm ở miền Bắc và TT BDS miền Bắc được đánh giá cao hơn miền Nam, do đó cũng không loại trừ khả năng phục hồi sớm hơn nếu nhà nước có thay đổi chính sách sang năm khi vĩ mô thuận lợi hơn;
- Việc ICG trả cổ tức cao vừa có thể đánh giá tốt vừa có thể đánh giá xấu: Cá nhân em cho rằng ICG nên hạ mức cổ tức xuống, dành tiền mặt để phòng vệ rủi ro BDS trong tương lại.

KL:
- ICG hiện tại là một địa chỉ đầu tư có rủi ro nhưng có thể tiềm ẩn lợi nhuận lớn, khá nhạy cảm với biến động của ngành BDS, chính sách và vĩ mô;
- Điểm đầu tư hiện tại là 7.7. Mức giá lý tương để đầu tư là 8 với kỳ vọng giá 22 - 25 trong 2 năm.

* VTO:

(12/08/2011)

Nhận xét chung:
- Vốn to lợi nhuận bé là đặc thù chung của ngành vận tải biển nước ta khi chi phí đầu vào thì cao mà đầu ra thì yếu, biên lợi nhuận thấp;
- Tài sản cố định thường lớn, nợ vay cao nên thường gặp khó khăn khi lãi suất ngân hàng tăng cao;
- Mặc dù Việt Nam là một đất nước có bờ biển dài nhưng chiến lược hướng ra biển, trong đó có vận tải biển chung là kém cỏi về cả quy hoạch lẫn thực hiện;
- Tuy nhiên đây là một ngành đầy tiềm năng, nên vẫn được đánh giá cao về tăng trưởng. Nếu công ty nào có chiến lược cạnh tranh hợp lý thì khả năng tăng trưởng về lâu dài thật không nhỏ;
- Hơn nữa ngành này luôn ẩn chứa yếu tố đột biến về giá do việc mua bán tàu, chỉ cần một vài phi vụ là có thể thay đổi lớn về lợi nhuận;
- VTO mặc dù sức mạnh tài chính đang bị đánh giá ở mức trung bình nhưng vẫn có sự cải thiện dòng tiền dần theo thời gian, đó là điểm tốt. Cổ tức vẫn cố trả đều dù ít. Nếu ông chủ nhà nước chịu khó buông thêm tí nữa, biết đâu có thể có tái cấu trúc để thay đổi VTO;
- VTO hấp dẫn về thị giá thấp nên thanh khoản tương đối ổn so với TTCK chung.

KL:
- VTO vùng giá 4 - 4.5 có thể là địa chỉ đầu tư dài hạn, mục tiêu là 8 - 12 trong 3 năm. Điểm đánh giá đạt 7.5
- Tuy nhiên do rủi ro về tài chính của VTO không phải là nhỏ nên không đầu tư quá nhiều VTO trong danh mục.

* DPM:
(12/08/2011)

Nhận xét chung:
- Nếu chỉ nhìn vào chỉ số tài chính hay phân tích về thị trường, năng lực cạnh tranh, tiền mặt,... thì DPM là đỉnh của đỉnh. Chỉ cần sử dụng khéo léo số tiền mặt hiện có thì DPM làm được rất nhiều thứ thú vị;
- Vấn đề là mặc dù DPM trên danh nghĩa là một công ty cổ phần nhưng thực tế là con của PVN và được PVN quản lý chặt chẽ mọi thức, từ việc làm ăn cho đến việc tiêu tiền;
- Do đó một là hầu như không dự phòng được mức độ tăng trưởng của DPM do chiến lược đầu tư của DPM là do PVN quyết định, mà xưa nay các tập đoàn nhà nước chưa được đánh giá cao (nếu không nói là rất thấp) về trình độ đầu tư cả;
- Hai là có dự phóng được đi nữa thì tăng trưởng đó cũng không chắc đem lại đầy đủ lợi ích cho cổ đông. Mấy ông PVN chỉ cần chia thưởng lớn hoặc điều chỉnh hợp đồng bán khí hoặc giá bán sản phẩm là lợi nhuận của cổ đông đi tong;
- Vì vậy việc phân tích tài chính hay sử dụng mô hình định giá không có mấy ý nghĩa đối với DPM, trừ phi là các quỹ dư tiền chả biết làm gì, và cần một cổ phiếu hoành tráng trong danh mục;
- Đối với NĐT thì điều tốt có thể xem xét là dòng cổ tức của DPM. Tuy nhiên do thị giá cao nên DPM không phải là hấp dẫn lắm nếu xét về cổ tức;
- Điều hay ho đối với DPM là mức vốn hóa lớn ảnh hưởng tới thị trường, thanh khoản ổn nên là địa chỉ yêu thích của các quỹ ETF. Do vậy thi thoảng DPM có sóng tốt so với TT, nhất là khi TT đi xuống.

KL:
- DPM không phải la một địa chỉ tốt cho NĐT cá nhân ở mức giá hiện nay. Điểm cho đầu tư chỉ đạt 6.3.
- DPM có lẽ hợp hơn với những traders lướt sóng chuẩn với do biến động giá thấp hơn các BCs khác, lại có sự hỗ trợ của các tổ chức đầu tư.

* HVG:

(11/08/2011)

Nhận xét chung:
- Là một trong những công ty hàng đầu của ngành thủy sản, HVG có doanh thu cao và lợi nhuận khá lớn, tăng trưởng khá theo thời gian, tương xứng với vị trí của công ty;
- Tuy nhiên, do chiến lược phát triển của mình, HVG hiện đang vay nợ rất cao, đặc biệt là nợ ngắn hạn nên HVG khá rủi ro về tài chính, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất cho vay đang cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tiền mặt hiện tại của HVG là không đủ đảm bảo thanh khoản cho HVG nếu xảy ra khủng hoảng nợ;
- Việc phân tích cơ bản của HVG thật ra không nên dựa nhiều vào các chỉ số cơ bản mà nên xem xét chiến lược thâu tóm các công ty trong ngành cũng như việc đầu tư ngoài ngành của HVG;
- Đây là một chiến lược đầy tham vọng, nhưng xét trình độ quản lý hiện nay của giới doanh nhân Việt Nam nói chung thì chiến lược này rủi ro nhiều chứ không phải ít. Ngành thủy sản nói chung tiềm năng lớn nhưng cũng hàm chứa rủi ro, đa số các công ty thủy sản đều có tồn kho lớn, mà tồn kho thủy sản, nguyên liệu thủy sản đều thuộc loại không bền vững. Chỉ cần một sự cố xảy ra về thị trường là cả ngành lao đao. Lúc đó chiến lược thâu tóm nội ngành của HVG sẽ hứng chịu nhiều tổn thất.
- Đặc biệt việc đầu tư vào FBT với giá cao em cho rằng là hơi quá tự tin, chỗ này bị trừ điểm khá nhiều;
- Ngoài ra, việc HVG thò tay vào địa ốc, mặc dù được lý giải là có sẵn đất tốt, cũng không được đánh giá cao trong tình hình hiện nay. Nếu em nhớ không lầm thì trước đây HVG từng dính vài faults về chuyện đầu tư tràn lan rồi;
- Có lẽ vì thế mà dù lợi nhuận cao, cổ tức cũng không kém nhưng giá của HVG lại yếu hơn các công ty thủy sản khác.

KL:
- HVG tại vùng giá 15 là một địa chỉ đầu tư dạng trung bình khá, em cho nó được 6.5 điểm.
- Cá nhân em trong trường hợp này sẽ không đầu tư vào HVG vì nó không đủ hấp dẫn với mục tiêu cá nhân, nhưng nếu ai đang giữ HVG tại mức giá này thì xét cũng tạm ổn.