com/images/news/avatar73.jpg" width=200 align=right border=0>[b]Sáng 1.6, BS Nguyễn Thế Dũng - GĐ Sở Y tế TP đã chủ trì buổi hội thảo "Thực hiện chủ trương xã hội hoá (XHH) hoạt động ngành y tế TPHCM" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)">src="http://www.vinaotc.com/images/news/avatar73.jpg" width=200 align=right border=0>[b]Sáng 1.6, BS Nguyễn Thế Dũng - GĐ Sở Y tế TP đã chủ trì buổi hội thảo "Thực hiện chủ trương xã hội hoá (XHH) hoạt động ngành y tế TPHCM" border="0" alt="" />

Tham dự, PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo: "Đây là chủ trương lớn của **** và Chính phủ, TPHCM phải đi đầu thực hiện thí điểm bằng được".


Đâu là căn cứ?


Về căn cứ lập đề án thí điểm CPH BV Bình Dân, BS Nguyễn Thế Dũng cho biết: Sau khi có Nghị quyết Đại hội **** lần VIII, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21.8.1997 về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19.8.1999 về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.


Sự cần thiết phải XHH đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18.04.2005 là: "Khi thu nhập xã hội tăng lên, nhiều gia đình đã tự túc về các nhu cầu giáo dục, y tế... (như du học tự túc, khám chữa bệnh ở các cơ sở tư nhân) mà Nhà nước vẫn sử dụng chính sách bao cấp qua chế độ phí thấp đối với tất cả mọi người, sẽ khiến Nhà nước luôn ở trong tình trạng hạn hẹp về ngân sách, không đủ điều kiện để chăm lo tốt hơn cho các đối tượng chính sách, cho người nghèo...".


Vì thế, ngày 1.7.2005, UBND TP đã có công văn số 3894/UBND-CNN, đề nghị Thủ tướng cho phép thí điểm CPH Bệnh viện Bình dân nhằm huy động sự đầu tư của các tập đoàn lớn vào đây, tạo sự phát triển cho tương lai, đưa TP trở thành trung tâm y tế trong khu vực.


Đặc biệt, ngoại khoa là một thế mạnh của ngành y tế TP, và Bình dân là một BV chuyên khoa hạng I về ngoại với đội ngũ cán bộ y tế trình độ cao, có đầy đủ điều kiện triển khai các kỹ thuật mới khi được mở rộng đầu tư, nên đã được UBND TP chọn để thí điểm thực hiện CPH.


Có phải tư nhân hoá?


BS Nguyễn Thế Dũng khẳng định: "XHH là huy động mọi nguồn lực (kể cả của Nhà nước) để đầu tư cho ngành y tế phát triển. Còn CPH là phương thức huy động vốn từ mọi nguồn lực, là phương thức kinh doanh phát triển DN. Như vậy, CPH BV công là phương thức mà XHH sử dụng để huy động vốn, chứ không phải nhằm "tư nhân hoá" bệnh viện công như một số người đã hiểu sai".


Giải thích về dự thảo Đề án thí điểm CPH BV Bình Dân, Ths Nguyễn Thiềng Đức - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế cho biết: Nhà nước chiếm 60% vốn nên vẫn chi phối; tài sản đưa vào CPH BV Bình Dân (không bao gồm đất đai) và chỉ tính ở khu điều trị cũ; việc phát hành cổ phiếu lần đầu của BV Bình dân sẽ thực hiện thông qua đấu giá công khai, giá trị thực của nó sẽ do thị trường xác định, còn 90 tỉ đồng chỉ là tổng mệnh giá các cổ phiếu.


Trả lời câu hỏi "Người nghèo và diện chính sách sẽ được chăm sóc y tế thế nào?", BS Nguyễn Thế Dũng cho biết: "Nghị quyết 05/2005/NQ-CP đã xác định Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho y tế, trong đó bảo đảm ngân sách cho y tế công cộng, chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Riêng đề án thí điểm CPH BV Bình Dân thì sử dụng cổ tức của phần vốn Nhà nước để hỗ trợ viện phí cho người nghèo và diện chính sách".


Chính vì tính ưu việt của đề án thí điểm CPH BV Bình Dân, nên sau khi Đoàn đại biểu Quốc hội TP do đồng chí Trần Thành Long dẫn đầu tổ chức giám sát tại các buổi làm việc ngày 26 và 27.7.2006, đã kiến nghị UBND TP tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình thí điểm CPH BV Bình Dân để tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ hạ tầng xã hội.


Theo Laodong