Bong bóng tiền tệ: Châu Á cần phải cẩn trọng


Khu vực các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu là ở Châu Á, so với các nước phát triển thì đã nhanh chóng thoát ra khỏi giai đoạn trầm trọng nhất của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.




Các yếu tố cơ bản đang ở đúng vai trò của mình trong hệ thống nền kinh tế. Sự cân bằng tài khóa tại Châu Á đang ở mức tương đối ổn hơn so với các nước phương Tây trong khi hệ thống ngân hàng tuy đang gặp khó khăn với tính thanh khoản nhưng cũng luôn sẵn sàng cho việc không ngừng mở rộng hoạt động.

Tốc độ tiêu dùng của các hộ gia đình ở Châu Á trong năm nay ước tính là 170 tỷ USD (tương đương 119 tỷ euro và 102 tỷ bảng Anh) và sẽ bù cho khoản giảm mạnh tại thị trường Mỹ. Lượng đầu tư tại Châu Á cũng được cho là nhiều hơn đáng kể so với các nước phương Tây.

Mặc dù vậy, với một khu vực duy trì hướng mở rộng ổn định, các nhà hoạch định chính sách cần chú ý tới những quả bong bóng của thị trường bất động sản. Tính thanh khoản dồi dào và lãi suất thấp đang khiến cho thị trường bất động sản và thị trường vốn trở nên khó kiểm soát. Và cuối cùng thì cái bong bóng đó sớm muộn sẽ bùng nổ, làm thiệt hại đến quá trình tăng trưởng.

Tâm điểm chính của vấn đề là chiến lược ngân hàng trung ương đã quá cũ. Hàng thập kỷ nay, các quan chức quản lý tiền tệ của khu vực đều theo dõi nhất cử nhất động của Cục dự trữ liên bang Mỹ để điều chỉnh lãi suất xấp xỉ với ngân hàng trung ương Mỹ. Điều này được lý giải như sau: do tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu sang thị trường phương Tây, vì vậy chính sách tiền tệ đưa ra cần phải phù hợp với nhu cầu nước ngoài.

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi. Các nền kinh tế trong khu vực đòi hỏi một chính sách tiền tệ thích hợp. Do lãi suất tại Mỹ và tại nhiều quốc gia phát triển khác sẽ vẫn duy trì ở mức thấp trong một thời gian nên Châu Á cũng sẽ phải đối mặt với thực tế này. Thời gian tới, lãi suất sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển của từng khu vực. Nếu không thì chính sách tiền tệ sẽ trở nên quá lỏng lẻo, thổi bay những bong bóng và kết thúc nhanh chóng dẫn đến một sự khủng hoảng khác.

Trái lại thì chính sách tiền tệ thắt chặt và không lệ thuộc của phương Tây lại có những ảnh hưởng lớn. Các cơ quan nhà nước cần phải thoát khỏi sự ám ảnh bấy lâu để lấy lại lợi thế cạnh tranh về tỷ giá hối đoái. Chính sách tiền tệ đó sẽ phải phụ thuộc vào Fed nếu như đồng tiền khu vực này luôn gắn liền với đồng USD. Có thể nghĩ rằng việc kiểm soát nguồn vốn sẽ tạo ra con đường tắt cho phép các cơ quan kiểm soát tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ riêng biệt nhau. Tuy vậy, ý kiến trên vẫn còn nhiều chỗ hổng, chưa chặt chẽ.

Vấn đề trên thậm chí còn trở nên khó khăn hơn khi các tài khoản vốn đầu tư dễ dàng được mở. Các ngân hàng trung ương những năm gần đây đang cố gắng trung hòa những ảnh hưởng của dòng tiền vào đầu tư tới nguồn cung tiền của quốc gia mình. Vào thời điểm cuối năm 2006, chiến lược trên đã có những thành công nhất định tuy là rất nhỏ trong việc kiềm chế thị trường nhà đất đang nóng lên nhưng cuộc chạy đua nhà đất đó chỉ thực sự tạm thời ngưng lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở phương Tây. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại đó là ngân hàng trung ương cam kết kiểm soát tỷ giá hối đoái cũng phải gặp những khó khăn khi điều chỉnh tình hình tiền tệ địa phương.

Các ngân hàng Trung ương Châu Á vẫn tiếp tục dự trữ hối đoái ở mức đáng kể. Khi tình hình xuất khẩu hiện nay đang chững lại thì các quan chức lại tập trung vào kiềm chế tình trạng tăng tỷ giá hối đoái để bảo vệ nền kinh tế nước mình. Kết quả thu được là tình hình thị trường tiền tệ cũng trở nên tạm lắng trên phạm vi toàn cầu: không chỉ lãi suất được hạ nhiệt mà các biện pháp điều chỉnh thị trường hối đoái cũng giúp tăng lượng cung tiền hay nói cách khác là đổ thêm dầu vào lửa.

Một phương án khác cho các nhà hoạch định chính sách cũng được đánh giá cao là liên kết với các quy định từ phía ngân hàng. Thắt chặt các điều kiện cho vay để làm chậm lại quá trình mở rộng tín dụng chính là một cách để hạ nhiệt cho thị trường nhà đất. Nhưng biện pháp này ít khi đạt hiệu quả. Các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng tìm ra những cách khác để đem tiền đi đầu tư. Một điều không được đánh giá cao về kế hoạch này là nó sẽ làm giảm sự minh bạch cũng như làm sai lệch động cơ và tăng chi phí nhất là khi quả bong bóng này vỡ.

Châu Á có những kinh nghiệm tương đối trong việc đương đầu với những quả bong bóng. Quá trình này cần được kiểm sóat chặt chẽ. Sự tăng trưởng của Châu Á giờ đã ít phụ thuộc vào phương Tây hơn và như vậy thì chính sách tiền tệ cũng cần được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình tăng trưởng của khu vực. Tuy nhiên, các biện pháp điều chỉnh thị trường hối đoái đang thực thi sẽ là một trở ngại. Những gì mà Châu Á cần đó chính là một chính sách tiền tệ độc lập nếu các ngân hàng trung ương cho phép tỷ giá hối đoái linh động hơn nữa.

Nguon: http://vfinance.vn/

Link goc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e158/kin..._can_trong.htm