1. Trước kỳ nghỉ lễ và tết nguyên đán, nhà đầu tư nhỏ lẻ thường hạn chế giao dịch mua mà tăng bán, vì sợ rủi ro cao do chưa nắm bắt được thông tin các ngày sau đó và ngại lãi suất margin, song nhà tạo lập thị trường lớn hay còn gọi quen thuộc là nhà cái thì luôn làm điều ngược lại. Đầu phiên sau nghỉ lễ thường tăng, song thời gian thường không kéo dài quá 3 ngày, biên độ và thanh khoản những ngày này thường cao, lịch sử luôn ghi nhận đa phần sau đó thị trường sẽ điều chỉnh giảm.

2. Phiên sau khi nghỉ lễ dài ngày :
- Đầu giờ bao giờ cũng tăng, đây là trạng thái chờ bán chứ không phải mua, nên mua giá giảm trước đó của người thiếu kiên nhẫn ra đi.
- Nếu đến hết phiên sáng thanh khoản không cao ( Nhà cái không tạo thanh khoản ) => Chiều chắc chắn sập sàn.
- Nếu đến hết phiên sáng thanh khoản cao ( Nhà cái tạo thanh khoản ) => Đà tăng sẽ duy trì đến các phiên tiếp theo.

3. Khi thị trường giảm không mạnh trong nhiều phiên liên tục, thanh khoản thấp do thăm dò nhau, thử tâm lý nhau (Cuối phiên sáng) chưa có dấu hiệu phục hồi e rằng sẽ có xả mạnh vào phiên chiều, vì bên cầm cổ phiếu thường chán nản mất kiên nhẫn và do có tác động của bán khống, vì thế thói quen bầy đàn thiếu suy nghĩ mất phương hướng thường chạy theo bằng cảm tính cùng bảng điện.

4. Khi giá cổ phiếu vẫn lên song thanh khoản thấp dần, cũng là báo hiệu chuẩn bị đảo chiều xuống tương lai gần do niềm tin đã cạn vì dòng tiền thể hiện mua giá quá cao yếu, chen lấn nhau bán tăng dần lên ở mức giá từ cao xuống thấp hơn.

5. Khi thị trường ngày một giảm, cổ phiếu bào mòn giảm ít nhưng đều đặn đi theo ngày, thanh khoản cũng thấp dần phiên sau thấp hơn phiên trước đó là thị trường đang biểu hiện tạo đáy dài hạn. Song song đó biểu hiện thị trường không lên được nữa sau quá trình tăng dài, thị trường và cổ phiếu chỉnh dần đều đi xuống, sẽ có vài ba phiên giảm điểm mạnh cùng cổ phiếu nằm giá sàn, thanh khoản giá sàn cao, khối lượng giá sàn được mua hết, sau phiên giảm liên tiếp thứ ba như thế thanh khoản giá sàn bùng nổ cao hơn, còn gọi là phiên W/O thì đây chắc rằng là đáy ngắn hạn. Nhiều khi mình không hiểu là tại sao nhỏ lẻ lại tháo chạy điên khùng ngay đáy như thế chứ.

6. Khi thị trường tăng điểm nhờ các mã trụ hay nhiều ở VN30, hầu hết các mã còn lại của thị trường giảm, nên tin rằng bong bóng có thể vỡ bất kỳ lúc nào, rất bất ngờ cho người thiếu kinh nghiệm và nhà đầu tư mới.

7. Xưa nay muốn một đợt sóng tăng tương đối dài phải bắt đầu bằng những cổ phiếu đầu cơ, hàng thị trường, hàng penny lỏm... chiều ngược lại sóng sẽ không được lâu và cao.

8. Đối với cổ phiếu đầu cơ cao thì trước khi có tin xấu, thường nhà tạo lập thị trường lớn đẩy lên cực cao kèm thanh khoản rất lớn, và ngược lại khi sắp có tin tốt người ta dìm nó xuống thật sâu, rồi đẩy lên từ từ nghi ngờ và nghi ngờ...Khi tin tốt được cho ra đó là lúc gần đỉnh.

9. Đè hàng là hiện tượng trong khi hầu hết các mã từ vàng đến xanh, cụ thể từng cổ phiếu bước giá liền kề cao hơn chờ bán rất lớn, song song đó một số mã lớn đột ngột giảm điểm nhằm bức chỉ số để mục đích gom hàng, khi cao điểm nhà đầu tư non gan bán đảm bảo mất hàng.

10. Khi ta đang có cổ phiếu, nếu gặp tin xấu kiểu như Bầu Kiên (ACB) hay Bắc (BIDV), Giàn khoan...v.v hay xa hơn là Khủng hoảng thật sự nợ công Châu Âu, xa nữa là khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ nước Mỹ, chiến tranh thế giới một góc nào đó nếu xảy ra...rất nhiều đại loại xấu như thế tương tự thế tác động đến toàn thị trường, dù lỗ cũng phải bán tống hàng đi để rồi mua lại giá rẻ hơn, nhiều cổ phiếu hơn, an toàn hơn khi thị trường đã tạo đáy. Ta thà mang tiếng bầy đàn còn hơn được phong danh hiệu "Anh hùng lỗ vốn, cháy tài khoản".