Cập nhật: 09/05/2008)
Vừa qua, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã nhận được bộ hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của các công ty sau:
Công ty Cổ phần Khoáng sản Mangan
+ Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng
+ Cơ cấu sở hữu: Nhà nước: 51%, cổ đông trong, ngoài công ty: 49%.
+ Địa chỉ trụ sở chính: Xóm 15, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Ngành nghề kinh doanh chính: Khai thác, chế biến quặng Mangan;


http://mangan.vn/VN/Default.aspx;


TTTM) - Cả một phân xưởng đồ sộ tuyển quặng diễn ra trong một chu trình khép kín, vậy mà tôi chỉ nghe âm thanh rì rào khe khẽ, như lời thầm thì mùa xuân của lòng đất núi Trà Sơn Hà Tĩnh, nơi chứa trầm tích mangan tiêu biểu của miền Trung và đất nước.



GĐ Nguyễn Đình Lân (áo trắng) giới thiệu sản phẩm của Công ty

Nơi ấy GĐ nguyễn Đình Lân và cộng sự của mình dày công tìm mỏ, dày công nghiên cứu, tạo dựng nên công nghệ khai thác, tuyển quặng mangan hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi về Cty CP manggan Hà Tĩnh khi cán bộ công nhân công ty này đang vào những ngày cuối của “Chiến dịch 100 ngày đêm lao động Năng suất - Chất lượng - Tiết kiệm”, đẩy nhanh việc hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2009: khai thác 46.750 tấn quặng mang gan, đạt kim ngạch xuất khẩu 2.007.500 USD, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt và vượt 36.500.000.000 VNĐ... và một mục tiêu khác thú vị xuất phát từ thâm thuý của vị GĐ Cty là hoàn thành sớm kế hoạch cho mùa xuân đến sớm hơn với công nhân lao động.

GĐ Nguyễn Đình Lân, con người lấy công việc thay lời, tiếp xúc với bất kỳ ai và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng rất kiệm lời đã không giải thích gì nhiều về chiến dịch, anh lặng lẽ dẫn chúng tôi đến phân xưởng số 1, một trong 4 phân xưởng khai thác và tuyển quặng của Cty CP mangan Hà Tĩnh, để chứng kiến không khí lao động của chiến dịch.

Vượt gần 2 km đường rừng nhấp nhô của dãy Trà Sơn, phân xưởng số 1 xuất hiện trong nắng xuân đến sớm, với ngất ngưởng những núi sản phẩm quặng man gan lấp lánh ánh vàng. quanh những núi quặng sản phẩm lấp lánh ấy là rừng xanh được tạo bởi công nghệ khai thác quặng thân thiện với môi trường, do Công ty ứng dụng. Mãi sau này tôi mới hiểu thâm ý của GĐ Nguyễn Đình Lân chọn phân xưởng số 1 để đưa chúng tôi đến. Ấy là bởi nơi đây, anh và lãnh đạo Cty có nhiều kỷ niệm nhất. Năm 2001, với vốn kiến thức tích luỹ được từ trường Đại học mỏ - Địa chất và sau bao nghiên cứu khảo sát kỹ càng các loại máy lắng, anh và đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã lần đầu tiên ứng dụng nguyên lý tuyển quặng bằng trọng lực của giáo trình tuyển khoáng, cho ra đời phân xưởng đầu tiên của Công ty mangan Hà Tĩnh, nền móng và điểm khởi đầu xây dựng nên công nghệ khai thác mangan tiên tiến nhất ở việt Nam. Đó là công nghệ “Súng bắn nước cấp nguyên liệu cho máy rửa xoắn ruột gà; sàng quoay, sàng rung phân cấp cỡ hạt và phương pháp lắng trọng lực…”. Sau thành công ở phân xưởng 1, lần lượt 3 phân xưởng nữa ra đời, đưa tổng số toàn Công ty có tới 4 phân xưởng chuyên tuyển quặng, đạt sản lượng trung bình 30 ngàn tấn quặng sản phẩm/năm.



Trả lại màu xanh - khâu quan trọng của công nghệ khai thác quặng thân thiện với môi trường

Tại phân xưởng số một, ngoài không khí lao động của “Chiến dịch 100 ngày đêm…”, chúng tôi được chứng kiến công nghệ tuyển quặng tiên tiến do chính cán bộ công nhân Công ty mangan Hà Tĩnh sáng tạo nên. bắt đầu từ những “khẩu súng” bắn bằng đạn nước, nối liền với những vòi dẫn, ngắm bắn vào mục tiêu núi đất đá khai thác vận chuyển về. Những viên đạn nước này có sức công phá lớn, đánh tơi những khối đất nguyên liệu, bóc tách đất, đá, quặng ra từng loại. Tất cả được đẩy xuống hệ thống rửa quặng bằng thiết bị rửa xoắn ruột gà. Hệ thống này quoay rửa sạch đất bám quanh từng viên quặng. Tiếp đó, nguyên liệu được đẩy qua hệ thống sàng quoay tròn. Tại đây, những viên quặng được phân cấp cỡ hạt lớn. Sau đó được đẩy tiếp tới hệ thống sàng rung phân cấp các hạt quặng cỡ nhỏ. Cuối cùng được đưa xuống hệ thống lắng trọng lực. với hệ thống lắng thuỷ lực, đất cát được tải đi, những hạt quặng được lắng lại, là sản phẩm mangan cuối cùng sau một chặng đường dài tuyển chọn.

Toàn bộ quy trình công nghệ ấy được tự động hoá. Cả một phân xưởng đồ sộ tuyển quặng vừa nêu diễn ra trong một chu trình khép kín, vậy mà tôi chỉ nghe âm thanh rì rào khe khẽ, như lời thầm thì mùa xuân của lòng đất núi Trà Sơn Hà Tĩnh, nơi chứa trầm tích mangan tiêu biểu của miền Trung và đất nước. Nơi ấy GĐ Nguyễn Đình Lân và cộng sự của mình dày công tìm mỏ, dày công nghiên cứu, tạo dựng nên công nghệ khai thác, tuyển quặng mangan hàng đầu của việt Nam. Công nghệ này đã từng đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học kỹ thuật của bộ KHCN và liên hiệp Hội KHKT việt Nam năm 2002. Ưu điểm lớn của công nghệ tuyển quặng mangan Hà Tĩnh là tận thu tối đa quặng nghèo; thiết bị tự chế tạo nên rất tiết kiệm, giá thành hạ; kiểm soát toàn bộ hoạt động của thiết bị và rất dễ ứng dụng; Hiệu quả kinh tế cao…”. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều nơi có khai thác tuyển quặng mangan như Cao bằng, Tuyên Quang, Hà Giang… đã tìm đến Cty mangan Hà Tĩnh đặt hàng chuyển giao công nghệ.

Hoà với không khí lao động của anh em công nhân phân xưởng 1 để cho mùa xuân đến sớm, GĐ, kỹ sư Nguyễn Đình Lân bỏ rơi chúng tôi, xắn quần lội vào khu tuyển quặng. Tôi nghe tiếng nước reo, tiếng quặng mangan xôn xao trò chuyện theo mỗi bước chân anh. Chúng tôi cũng bỏ rơi anh lân la với những công nhân tuyển quặng, nghe họ nói những lời tâm huyết tốt đẹp về Công ty, về người GĐ mà họ kính trọng và mến yêu.

Nguyễn Văn Thanh quê Trường lưu huyện Can lộc tâm sự: là một lao động nông nghiệp quá nhàn rỗi, năm 2001 anh tìm đến đầu quân vào Công ty man gan Hà Tĩnh. Được lãnh đạo Công ty giáo dục, hướng dẫn kỹ thuật, Thanh chăm chỉ lao động, chỉ 6 tháng đầu quân đã được tin tưởng giao chức tổ trưởng. Năm 2005 đến nay anh là Trưởng ca sản xuất của phân xưởng số 1 chỉ huy 14 lao động thuần thục vận hành hệ thống công nghệ tuyển quặng. mức lương hiện hưởng của anh lên đến 4.400.000 đồng. “Khoản thu nhập này hồi còn là lao động nông nghiệp em không bao giờ dám mơ ước” – Thanh nói.

Nguyễn Thị Hải Thuỳ đã có8 năm làm công nhân tuyển quặng. Công việc của chị là hoàn thiện khâu cuối cùng sản phẩm. Hàng ngày, chị lựa chọn loại bỏ những viên đá nhiễm quặng để sản phẩm măngan tinh khiết hơn, vừa lòng khách hàng hơn. Thuỳ nói: “Đơn giản và nhàn nhã vậy mà lương của Thuỳ tới 2.000.000 đồng/tháng cơ đấy”. Hiện Thuỳ và người chồng thân yêu của mình đang làm việc tại xưởng cơ khí, tá túc tại khu tập thể của Cty rất hạnh phúc. Theo Thuỳ thì Công ty mangan đã đổi đời cho chị. Nguyễn xuân mão là nhân viên bảo vệ phân xưởng 1. Anh là người địa phương đươc tuyển dụng bảo vệ những cỗ máy tuyển quặng. mão khoe: mỗi tháng anh chỉ làm việc 15 ngày đêm mà được hưởng lương 2.800.000 đồng/ tháng.

Ngày cuối cùng của “Chiến dịch 100 ngày…” còn xa, nhưng không khí lao động và niềm vui của cán bộ công nhân mà tôi được mắt thấy tai nghe, cho tôi cảm giác: với Công ty cổ phần mangan Hà Tĩnh, mùa xuân đã về…