PHẦN 3:
“ Rủi ro lớn nhất đối với 1 nhà đầu tư chính là anh ta” ( Nhà Đầu tư Thông Minh – Benjamin Graham )

Trong 02 cuộc tranh luận “ gay gắt” giữa 02 ứng cử viên tổng thống Mỹ Mr Obama và Mr Romney về cải cách kinh tế và vực dậy kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Với tỷ lệ thất nghiệp trên dưới 8% tương đương với khoảng 26 triệu người, một con số cao cho tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ.
Mr Romney cho rằng giảm thuế và bắt đầu bằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ “ small business “, kể cả kinh doanh nhỏ lẻ để tạo ra việc làm. Mr Obama lại cho rằng chính phủ đang có chính sách dài hơi hơn và nâng cao sức cạnh tranh tuyệt vời của các doanh nghiệp Mỹ, là các công ty nhỏ có thể nâng cao sức cạnh tranh lớn mạnh và xuất khẩu sản phẩm ra toàn thế giới 7 tỷ người và Mỹ vẫn là “ miền đất hứa” “ a promise land” cho tất các nhà đầu tư và kinh doanh trên toàn thế giới.

Bạn chọn phương án nào?

Quay trở lại Việt Nam, rõ ràng ngày nay nền kinh tế của chúng ta ngày càng hội nhập sâu hơn vaò kinh tế toàn cầu và chúng ta cùng lúc vừa là khách hàng của chính các doah nghiệp của mình vừa là khách hàng của các doanh nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Đâu đó ngành thép bị cạnh tranh về giá cả từ TQ nhiều nhà máy có nguy cơ đóng cửa trong thời gian tới, hoa quả , nông sản, thủy sản…bị cạnh tranh khốc liệt rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ thu hẹp sx và đóng cửa.

Các ngành công nghiệp chúng ta có gì?
Ngành may mặc, thời trang?
….
Dù bạn muốn hay không muốn trong chúng ta đều mua ít nhất từ 1 đến 02 sản phẩm có xuất xứ từ TQ bao gồm: Các đồ chơi của con cái bạn? Quần áo bạn đang mặc? hay máy tính bạn đang sử dụng?

Việc phân phối hàng hóa của chúng ta rõ ràng đang có vấn đề, chúng ta có các sp trên nhưng do phân phối chưa đến từng cổng mỗi nhà người tiêu dùng nên hàng tồn kho sinh ra, trong khi bản thân chúng ta tiêu dùng rất nhiều hàng nhập?

Việc phân bổ nguồn vốn và thu hút nguồn vốn vào đâu để hỗ trợ nền kinh tế phát triển giống như bạn quyết định “ kéo điện về xã nào hay làm đường qua phường nào vậy” . Chúng ta vẫn chôn chân nhiều nghìn tỷ đồng vào các dự án dở dang, vào các khu villa, biệt thự không người ở…trong khi nhiều doanh nghiệp cần vài tỷ đồng để xây dựng kênh phân phối bán hàng để tiêu thụ hàng tồn kho mang lại hàng trăm tỷ đồng.

Trong mười năm qua chúng ta đang quá tập trung cho BĐS, Tài Chính, Ngân Hàng trong khi đó các ngành khác được hỗ trợ ít hơn.
Nguồn lực và nguồn vốn trong xã hội cũng bị hút vào các ngành trên tạo ra mất cân đối cho nền kinh tế, giống như làn xe máy thì tắc đường còn làn xe ô tô lại không ai đi!

Thị trường chứng khoán về bản chất là thị trường vốn cho doanh nghiệp nhưng hình như 10 năm qua chúng ta đã làm gì với nó? Doanh nghiệp tận dụng nó triệt để để chia tách cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong khi còn chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả? Nhiều nhà “ đầu tư” tổ chức và cá nhân lại coi đây là thị trường thay thế cho trò chơi súc sắc 5 ăn 5 thua cho số tiền nhàn rỗi của mình, nay anh ta cho là thị trường sẽ tăng điểm chỉ là do anh ta đoán được đâu đó các nhà đầu tư khác cũng làm thế. Và rồi dòng tiền “ quay nhanh “ nó “chạy cũng nhanh” từ chứng khoán sang BĐS và kim loại quý là vàng rồi lại chạy ngược lại, chạy qua chạy lại…rồi lại chạy lại chạy qua. Có vài người thắng vài nhiều người thua.

Chính sách chung cho thị trường còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự hỗ trợ thị trường vốn lâu dài….các nhà đầu tư dần dần giảm niềm tin vào thị trường…và họ ra đi. Tỷ lệ người coi thị trường chứng khoán như cái sòng bài lớn hơn rất nhiều những người đầu tư thực thụ vào các doanh nghiệp. Thị trường CK Việt Nam sau “cú nhảy làu” từ đỉnh cao năm 2007 xuống đáy thấp nhất nhất của nó vào năm 2011 đã nhiều người không thể còn chút sức lực nào cho thị trường chứng khoán.

Tôi có 1 anh bạn mua cổ phiếu công ty A lúc nó giá 81k nay còn 18k, con số khá đẹp phải ko các bạn? Bạn thử tính giúp tôi nếu mỗi năm cp này tăng trưởng 25% ( là quá tuyệt vời như mơ ) thì mất bao nhiêu năm để anh ta hoàn vốn? Khoảng 6 năm cộng với 4 năm đã qua, tổng là 10 năm để hòa vốn. Đây là thương vụ đầu tư thất bại hoàn toàn.

Bây giờ là lúc các cp bị định giá thấp tôi khuyên anh ta xem xét cân nhắc công ty tốt để mua, anh ta lắc đầu; nỗi khiếp sợ thị trường khi nào qua đi?

Như vậy việc tạo ra sức hút dòng vốn nhằm cân đối vốn cho nền kinh tế do chính sách vỹ mô dẫn đường, khi chính phủ ưu tiên cho giáo dục, ưu tiên cho y tế, ưu tiên cho nông nghiệp, ưu tiên cho sản xuất hàng có hàm lượng chất xám cao, hàng tiêu dùng hàng ngày, ưu tiên cho nghiên cứu phát triển, ưu tiên khoa học công nghệ…việc ưu tiên này không chỉ đơn thuần là hỗ trợ lãi suất, giảm thuế mà là đầu tư 1 lượng vốn đủ lớn để nó thu hút các dòng vốn khác, nguồn lực khác.

Bên cạnh đó khi thấy các nguy cơ bong bóng BĐS, cung nhà đất có dấu hiệu tăng cao chính phủ có thể tăng thuế, thiết lập hàng rào kỹ thuật khắt khe như xây khu đô thị thì phải có xây trường học trước, xây chợ, xây bệnh viện đi kèm hay cơ sở hạ tầng điện nước…phải đủ.

---Hết phần 3…mời các bạn đón đọc phần 4