Phần 4: “ Một nhà đầu tư không đúng cũng không sai khi đám đông không cùng quan điểm đầu tư với anh ta”
( Benjamin Graham )

Khi nền kinh tế phát triển tăng trưởng liên tục trong nhiều năm như 1 quy luật tất yếu sẽ sinh ra các “ bong bóng” trong các ngành đặc biệt tài chính, chứng khoán, BĐS. Có những quốc gia do không chuẩn bị trước cho điều này và có biện pháp đối sách chính sách phù hợp đã để lại hậu quả là nó “ quét sạch” thành quả nhiều thập kỷ xây dựng kinh tế như các nước Mỹ La Tin là 1 ví dụ. Hay, ngay cả ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ , Nhật vấn đề “bong bóng” trong ngành tài chính chứng khoán, và BĐS cũng để lại hậu quả nghiêm trọng gây đình trệ nền kinh tế trong nhiều thập niên như Nhật Bản, hay khủng hoảng tài chính ở Mỹ các năm 1929 -1933 và 2008-nay

“Bong bóng” là gì? Nó là quá trình nhu cầu ảo làm tăng giá sản phẩm ( đa phần là chứng khoán và BĐS ) vượt xa giá trị thực của nó. Cuối cùng khi không có cầu thực tế nào sẵn sàng trả cái giá sau cùng bị đẩy lên và quả bóng sẹp xuống cuốn theo tất cả nạn nhân trên đường đi của nó.

KIỂM SOÁT CÁC NGUY CƠ SINH RA “ BONG BÓNG” NHƯNG KHÔNG LÀM VƯƠNG HẠI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG LÀ MỘT VIỆC ĐÁNG LƯU TÂM thứ hai sau việc phân bổ vốn hiệu quả.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển trong thời kỳ sơ khai do bản thân nền kinh tế còn thiếu khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh trong thập niên vừa qua dẫn tới áp lực nhập khẩu lớn trong khi hàng hóa của chúng ta còn chưa có khả năng cạnh tranh quốc tế 1 cách thực lực cộng với số lượng cũng như chất lượng sản phẩm cứ “lẹt đẹt” .

Chúng ta thử tóm lược chiến lượng chung của một số quốc gia trên thế giới:
• Trung Quốc: cái gì cũng làm với số lượng nhiều và rẻ ( họ thành công )
• Thái Lan: Quốc gia lấy du lịch + đầu tư FDI làm lợi thế ( họ thành công trong làm du lịch )
• Singapore và Malaysia: Quốc gia nhỏ, diện tích nhỏ ít dân số: Du lịch và tài chính ( họ thành công cả hai )
• Đài Loan: Công nghiệp công nghệ cao, chất lượng cao
• Hàn Quốc; Nhật Bản: Công nghệ cao, chất lượng cao, toàn diện
• Mỹ: Toàn diện và toàn cầu
• Châu Âu: Toàn diện, một số cty phát triển toàn cầu

Như vậy VN có lợi thế gì? Và chúng ta đã và sẽ chọn con đường nào cho mình? Về việc đã chọn con đường nào hay chưa thực ra chúng ta hiện vẫn hơi mơ hồ về tìm hướng đi cho chung cả nền kinh tế? Chúng ta vẫn theo đuổi “ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa” và dự kiến chuyện này sẽ được thực hiện vào năm 2020. Các khái niệm “ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa” nó chung chung đến mức rất khó định vị hay hình dung nó sẽ trông như thế nào?

Các nhà máy và công trình tiến tiến hiện nay ở Việt Nam phần lớn do các công ty nước ngoài đầu tư và xây dựng, khai thác, họ cũng kiêm luôn quản trị doanh nghiệp vì nâng lực điều hành của nhân sự của chúng ta chưa đáp ứng được 100% yêu cầu của họ.

Phải chăng 1 đất nước nhiều máy móc hiện đại được gọi là hiện đại hóa và quá trình công nghiệp hóa thành công? Chắc cả tôi và bạn còn nhiều hoài nghi về định nghĩa này.
Tất cả chúng ta đều nhìn thấy , biết nhưng chưa làm được tốt như mong muốn, nó cứ quẩn quanh cái nhỏ lẻ. Chúng ta có lợi thế về (1) Du Lịch, chúng ta có lợi thế về (2) Tài Nguyên Biển, chúng ta có lợi thế (3) Nông Nghiệp, (4 )Lợi thế về tài nguyên khoáng sản khác, (5) Lợi thế về nguồn nhân lực phổ thông dồi dào (6) Lợi thế khai thác giao thông đường thủy ( đường biển quốc tế )

Làm thế nào để các lợi thế này phát huy sức mạnh trong thời gian ngắn nhất? Theo người viết chúng ta đầu tư mang lại lợi ích cao lâu dài, chúng ta xem xét việc đầu tư cho nguồn nhân lực cao cấp đủ năng lực quốc tế có thể khai thác và vận hành hiệu quả 06 lợi thế trên một cách bài bản, khoa học và bền vững. Coi 06 lợi thế này là xương sống phát huy tối đa cạnh tranh quốc gia.