Giải mã hiện tượng VN-Index tụt mốc 500 điểm











Các chuyên gia cho rằng, số lượng mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát hoặc bị hủy niêm yết liên tục tăng gần đây khiến nhiều NĐT bị dao động mạnh và có xu hướng bán ra.




Đây cũng là nguyên nhân khiến lệnh bán đưa vào thị trường liên tục tăng và là yếu tố khiến thị trường giảm điểm ngay tại phiên giao dịch ngày 4/4.

Sau khi vượt mốc 500 điểm vào các phiên trước, phiên giao dịch ngày 4/4/2013, VN-Index đã tuột mốc này khi đóng cửa phiên giao dịch, chỉsố này chỉ đạt 497 điểm. HNX-Index dường như vẫn trong xu thế giảm nhẹ hoặc đi ngang khi đóng cửa ở 60,5 điểm.

Việc VN-Index để tuột mốc 500 điểm dường như không gây nhiều bất ngờ đối với các nhà phân tích. Bởi nhìn vào nền tảng thị trường, việc tăngđiểm thời gian qua của VN-Index chủ yếu là do “đánh lên” chỉ số chứ không phải do dòng tiền tham gia vào thị trường tăng lên.

“Dòng tiền vẫn không thay đổi, chỉ tập trung vào cổ phiếu vốn hóa lớn khiến chỉ số VN-Index đi lên, còn HNX-Index do dòng tiền không tham gia nhiều nên chỉ số vẫn ở mức thấp”, một chuyên gia phân tích.

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, sự tăng điểm của VN-Index không đáng tin cậy và thị trường đang ở vùng đỉnh. Những diễn biến của phiên giao dịch ngày 4/4 đã chứng minh cho nhận định này. Khi nền tảng kinh tếvĩ mô không được cải thiện, việc tăng giá xăng dầu sẽ tác động đến sự phát triển của nền kinh tế khi đây là đầu vào của nhiều ngành sản xuất.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị giảm sút cũng đồng nghĩa với việc TTCK có tăng điểm chỉ là ngắn hạn. “Sớm hay muộn, TTCK cũng quay trở về phản ánh xu hướng thực sự của nền kinh tế vĩ mô”, một chuyên gia cho hay.

Nhìn ở khía cạnh khác, nếu dòng tiền vào thị trường đủ mạnh, chỉ số 2 sàn sẽ phải tăng điểm cùng nhau, thế nhưng trong khi VN-Index tăngđiểm một cách khiên cưỡng nhờ việc đánh lên các cổ phiếu lớn như VBH, GAS, VNM, PPC… thì HNX-Index gần như đi ngang với thanh khoản thấp.

Điều này chứng tỏ tổng dòng tiền tham gia vào thị trường yếu. Chính vì vậy, việc tăng điểm này không diễn ra lâu dài mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn hạn.

Song, tác động đến chỉ số giảm còn do yếu tố khác là ngày 3/4, thị trường nhận thông tin mã SJS, một blue-chip bị tạm ngừng giao dịch từ4/4. Ngày 4/4, HNX lại tiếp tục nhận thông tin PVX bị đưa vào diện kiểm soát…Chính điều này đã khiến tâm lý NĐT bi quan, thậm chí hoảng loạn.

Nhìn về mặt chỉ số, ông Nguyễn Tuấn, CTCP Chứng khoán FLC lại cho rằng, VN-Index tuột mốc 500 điểm gây bất ngờ lớn. Bởi lẽ thông thường khi vượt lên trên thì kỳ vọng, thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm, tuy nhiên việc giảm điểm của VN-Index phiên 4/4 đã mạnh hơn dự kiến. “Chúng tôi có nghĩ thịtrường giảm nhưng không nghĩ nó giảm mạnh đến như vậy”, ông Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, rất có thể VN-Index giảm điểm không đồng nghĩa đây sẽ là xu thế giảm điểm của HSX. Bởi lẽ nhìn vào những mã chủ chốt đỡ cho sàn HSX như: VCB lại không thấy có dấu hiệu bán xả, BVH lại có nền tảng giá tương đối vững chắc mặc dù phiên 4/4 có giảm điểm. MSN cũng không có dấu hiệu phân phối mà vẫn chỉ là điều chỉnh để sau đó có thể tăng giá...

“Những trụ chính của VN-Index không thấy có dấu hiệu giảm dài nên nhiều khả năng VN-Index sẽ giảm giả tạo sau đó sẽ tăng điểm trở lại”,ông Tuấn nhận định.

Tuy nhiên, trên HNX lại có dấu hiệu phân phối mạnh, bởi sau phiên tăng điểm hồi đầu tuần, 3 phiên sau đó lại giảm điểm. Đặc biệt, những ngày giảm điểm lại kèm theo khối lượng rất lớn.

Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, trong ngắn hạn, HNXđang bị bán ra. Rất có thể kịch bản này cũng được áp dụng trên HSX khi các nhàđầu cơ đẩy cho VN-Index vượt mốc 500 điểm để bán ra các cổ phiếu khác.

Các chuyên gia cho rằng, số lượng mã cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát hoặc bị hủy niêm yết liên tục tăng gần đây khiến nhiều NĐT bịdao động mạnh và có xu hướng bán ra.

Đây cũng là nguyên nhân khiến lệnh bán đưa vào thị trường liên tục tăng và là yếu tố khiến thị trường giảm điểm ngay tại phiên giao dịch ngày 4/4. Khi tâm lý NĐT dao động mạnh, nhiều khả năng thị trường còn trụ vữngđến thời điểm này là do công sức của mã blue-chip có mức vốn hóa lớn.

Theo Trần Hương


Thời báo ngân hàng