Tin tức Thị trường Tài chính quốc tế (Daily updated)
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 3 1 2 3 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 51

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Tin tức Thị trường Tài chính quốc tế (Daily updated)

      NGÀY 3/2/2015

      CHỨNG KHOÁN CHÂU Á MẤT ĐIỂM. ĐỒNG ĐÔ-LA ÚC TĂNG GIÁ MẠNH SAU QUYẾT ĐỊNH CỦA RBA


      Chứng khoán Châu Á giảm trong khi đồng Đô-la Úc trượt giá mạnh nhất trong 6 năm do Ngân hàng Trung Ương Úc (RBA) hạ lãi suất xuống mức kỉ lục.

      Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dường trừ Nhật Bản giảm 0.2% sau số liệu kém khả quan từ nền kinh tế Mỹ làm gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

      Chỉ số Nikkei của Nhật, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất điểm lần lượt là 1.2% và 0.4%.

      Nhiều chỉ số chứng khoán Châu Á tăng vào phiên trước sau khi chính quyền mới của Hy Lạp có vẻ đang tiến xa hơn trong việc hoãn nợ với các đối tác quốc tế.

      Spreadbetter (người đặt cược tỉ giá) dự đoán Hy Lạp đạt được thỏa thuận hoãn nợ giúp chứng khoán Châu Âu lên điểm, cụ thể, chỉ số FTSE của Anh, chỉ số DAX của Đức và chỉ số CAC của Pháp tăng lần lượt là 0.1%, 0.2% và 0.3%.

      Sau khi RB cắt lãi suất còn 2.25%, chứng khoán Úc nhanh chóng tăng thêm 1.5%.

      Theo đó, đồng Đô-la Úc cũng giảm còn 0.7650 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Đồng Đô-la New Zealand cũng phải gánh chịu thiệt hại, trượt giá xuống 0.7194 USD.

      Ông David De Garis, chuyên gia kinh tế tại National Australia Bank nhận định: “Sẽ còn một lần hạ lãi suất nữa trong năm, dù không chắc vào lúc nào. Chúng tôi đã nghĩ đến việc hạ lãi suất 2 lần và đến giờ thì khó tránh được điều đó.”

      RBA là ngân hàng cuối cùng trong chuỗi các ngân hàng Trung ương phải hạ lãi suất để cứu cánh nền kinh tế đang suy thoái và đẩy lù giảm phát. Động thái của RBA được coi là đang tạo áp lực phải giảm lãi suất lên Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), chặn lại đà tăng của đồng Won.

      Dầu thô Mỹ tăng 0.6% lên $49.88/thùng. Giá dầu đã tăng 10% trong 2 phiên giao dịch vừa qua do một số nhà đầu tư cược rằng giá dầu đã chạm đáy sau 7 tháng dài mất giá.

      Nhờ vậy đồng tiền của các nước xuất khẩu dầu lớn như Đô-la Canada và Krone của Na uy tăng nhẹ.

      Đô-la Canada và đồng Krone Na Uy lên giá 0.5% lên 1.2622 CAD/USD, đồng Krone tăng đạt 7.6124 NOK/USD.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      NGÀY 5/2/2015

      CHỨNG KHOÁN CHÂU Á, EURO CÙNG GIẢM SAU QUYẾT ĐỊNH CỦA ECB


      Thị trường chứng khoán Châu Á hầu hết đều giảm điểm, đồng Euro sụt giá vào thứ Năm sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) công bố không chấp nhận mua trái phiếu Hy Lạp như tài sản thế chấp – coi như một đòn đau ráng lên Hy Lạp khi nước này đang phải nỗ lực tái đàm phán về các điều khoản trong gói cứu trợ tài chính với các chủ nợ quốc tế.

      Spreadbetters (những người đặt cược tỉ giá) dự đoán tình trạng của Hy Lạp sẽ tác động xấu lên chứng khoán Châu Âu, với chỉ số FTSE của Anh giảm ngay 0.6% lúc mở cửa phiên, chỉ số DAX của Đức giảm 0.9% và chỉ số CAC của Pháp giảm 1.1%.

      Khẩu vị ưa thích rủi ro của các nhà đầu tư được kích thích vào đầu tuần do kì vọng Hy Lạp có thể nhanh chóng giành được “ưu ái” từ các chủ nợ, giờ đây sụp đổ do ECB đột ngột rút lại điều chỉnh nợ cho Hy Lạp và quyết định không mua trái phiếu nước này.

      Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 2% vào thứ Tư, hôm nay giảm 0.8%. Chứng khoán của Hàn Quốc, Malaysia và Singapore cũng giảm điểm mạnh. Chỉ số MSCI Châu Á –Thái Bình Dương giảm 0.1% sau khi tăng 1% hôm thứ Tư.

      Chứng khoán Trung Quốc đi ngược lại xu hướng, với chỉ số Shanghai Composite Index tăng 1%, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc. Động thái của PBOC nhằm khuyến khích ngân hàng cho vay, và làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế vốn đang “rệu rã”, nhưng lại không mang lại hiệu quả như mong đợi.

      Boris Schlossberg, Giám đốc quản lí của BK Asset Management cho biết: “Mặc dù động thái của PBOC có thể đẩy mạnh nhu cầu, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng ở Trung Quốc đang chậm lại và điều này có thể tác động tiêu cực lên nhu cầu Châu Á”.

      Việc nới lỏng tiền tệ ở Trung Quốc khiến cho giá trị tiền tệ của hầu hết các quốc gia mới nổi của Châu Á như đồng Won của Hàn Quốc, và đồng Rupi của Ấn Độ đều giảm

      Sean Yokota, Giám đốc chiến lược của ngân hàng SEB, Singapore cho biết: “Điều này sẽ làm gia tăng kì vọng về việc nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương Châu Á, khiến tiền tệ Châu Á mất giá”.

      Giá dầu thô sụt giảm sau một dêm do dự trữ dầu thô của Mỹ cao kỉ lục. Dầu thô của Mỹ giảm 0.3%, xuống $48.31/thùng CLc1 sau khi giảm 9% hôm thứ Tư.

      Trong số các đồng tiền mạnh, Euro được giao dịch ở mức $1.1348, giảm xuống $1.1304, một cú quay đầu từ mốc $1.1534 hôm thứ Ba. Tỉ giá USD/JPY không thay đổi, giao dịch ở mức 117.215 Yen, thị trường vẫn đang trông chờ dữ liệu việc làm của Mỹ ra trước Bảng lương phi nông nghiệp quan trọng vào thứ Sáu.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      http://if24h.com/chung-khoan-chau-a-...-dinh-cua-ecb/

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      FED: QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT DỰA VÀO SỨC KHỎE NỀN KINH TẾ


      Chính sách lãi suất của Fed gần đây đang là một trong những chủ điểm nóng hổi nhất trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung. Diễn biến thị trường liên tục thay đổi theo tin tức, tuy nhiên, trước những nguồn tin “chồng chéo”, giới đầu tư lại đang rơi vào tình thế “không biết đâu mà lần”.

      Mới đây, Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen phát biểu trước Quốc hội Mỹ cho biết ngân hàng này sẽ“linh động” trong việc nâng lãi suất khi “thời cơ chín muồi”, nhưng không chỉ rõ mốc thời gian cụ thể nào, đã khiến giới đầu tư hoang mang.

      Theo một quan chức cấp cao của Fed, ngân hàng này nên thay đổi nhận định về chính sách trong cuộc họp tháng tới, nhằm linh động hơn trong việc theo dõi chỉ số lạm phát trong quý đầu năm nay, trước khi tiến tới nâng lãi suất vào giữa năm.

      CNBC trích lời ông James Bullard, Chủ tịch Fed tại St. Louis cho biết ngân hàng này nên bỏ cụm từ “kiên nhẫn” vào cuộc họp ngày 17-18/3 tới, nhằm “mang lại nhiều lựa chọn hơn”.

      “Nếu bỏ cụm từ này, Fed có thể nâng lãi suất tại bất cứ phiên họp nào trong mùa hè năm nay. Nếu kỳ vọng lạm phát tiến gần mức mục tiêu, thì tôi cho rằng lạm phát thực cũng sẽ như vậy. Cứ xem tình hình trong mùa xuân năm nay sẽ thấy.”

      Fed không phải một tổ chức chính trị

      Chủ tịch Fed tại Cleveland, bà Loretta Mester ngày hôm qua cho biết Fed không phải là một tổ chức chính trị nên lẽ đương nhiên sẽ không đưa ra chính sách dựa trên những cuộc họp với những nhà làm luật và các quan chức của Nhà trắng, mà dựa vào tình trạng sức khỏe nền kinh tế Mỹ.

      Bà phát biểu trên truyền hình CNBC: “Tôi không cho rằng Fed là một tổ chức chính trị. Có thể có sự nhầm lẫn nào đó ở đây. Nhưng chúng tôi sẽ làm luật dựa vào tình hình kinh tế trong nước.”

      Theo Reuters
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/fed-lai-suat-se-tang-vao-giua-nam-nay/

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      EURO ĐƯỢC HỖ TRỢ NHỜ TÌNH HÌNH HY LẠP, CHỜ ĐỢI BẢNG LƯƠNG PHI NÔNG NGHIỆP CỦA MỸ


      Đồng Euro hôm nay tiếp tục đà tăng nhờ vào phản ứng lạc quan trước thông tin đàm phán nợ Hy Lạp. Trong khi thị trường vẫn đang chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, sẽ được công bố vào hôm nay.

      Đồng Euro ổn định tại 1.1469 USD, sau khi tăng 1.2% vào đêm qua, sau khi ECB thông báo đồng ý cung cấp 59.5 tỷ Euro cho Chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) nhằm trợ giúp hệ thống tài chính đang “khát vốn” của Hy Lạp. ELA là các khoản bơm tiền mặt trực tiếp vào hệ thống tài chính (mà ECB rất hạn chế sử dụng do nguy cơ lạm phát khi có một lượng lớn thanh khoản đột ngột rót vào thị trường) và do đó lãi suất qua ELA sẽ cao hơn, gánh nặng cung cấp thanh khoản chuyển từ ECB sang Hy Lạp (thông qua việc ECB mua trái phiếu, rủi ro của Hy Lạp sẽ được chia sẻ giữa các nước thành viên; nhưng giờ đây, Hy Lạp phải tự chịu mọi rủi ro). Trước đó, ECB đã từ chối trái phiếu chính phủ Hy Lạp làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay, khiến nước này rơi vào thế bí.

      Kỳ vọng Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ (SNB) sẽ mua vào đồng Euro cũng hỗ trợ cho đồng tiền này.

      Đồng Euro đã đảo chiều mạnh mẽ trong tuần này do những lo ngại về thỏa thuận nợ của Hy Lạp đã được xoa dịu phần nào.

      Giới đầu tư rất bất ngờ khi giữa tuần ECB có tuyên bố cứng rắn trước yêu cầu của Hy Lạp rằng sẽ không chấp nhận trái phiếu Hy Lạp làm bảo đảm vay nợ.

      Hạn chót cho các khoản nợ của Hy Lạp với bộ ba EU, ECB và IMF là 28/2.

      Junichi Ishikawa, nhà phân tích thị trường của IG Securities tại Tokyo, nhận định: “Tình hình Hy Lạp sẽ vẫn là yếu tố chính tác động thị trường, ít nhất là cho đến ngày đáo hạn nợ 28/2. Diễn biến sự việc sẽ lên đến cao trào đỉnh điểm trong tuần sau, thị trường sẽ có thêm một phen biến động nữa.”

      Ông còn cho biết thêm: “Tạm thời vào lúc này chúng ta có thể bỏ qua Hy Lạp và hướng đến số liệu lao động của Mỹ, có thể đồng Đô-la Mỹ sẽ không còn yếu đi như gần đây nữa.”

      Số liệu vững chắc về bảng lương của Mỹ, cùng với dự đoán tăng trưởng lạc quan, Fed sẽ có thể tăng lãi suất sớm hơn giữa năm và hỗ trợ cho đồng Đô-la.

      Chỉ số dollar index đi ngang tại 93.587 điểm sau khi giảm 1% vào đêm qua.

      Đồng Đô-la Canada vẫn nhận được sự hỗ trợ nhờ vào việc dầu tăng mạnh trong phiên giao dịch trước, được giao dịch ổn định tại 1.2450 CAD đổi 1 USD.

      Cũng được lợi từ giá dầu, Đô-la Úc tăng 5%, lên 0.7836 USD sau khi Ngân hàng Dự trữ Úc không mạnh bạo trước cân nhắc về việc hạ lãi suất như người ta vẫn tưởng.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/euro-duoc-ho-tro-nh...nghiep-cua-my/

    5. Những thành viên sau đã cám ơn :

    6. #5
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi ngotheu Xem bài viết
      tình hình thị trường tài chính ngày hôm nay 06.02 như thế nào nhỉ mọi người?
      Tối nay 8h Việt Nam, Mỹ sẽ công bố bảng lương phi nông nghiệp bạn ạ. Thị trường đang chờ đợi tin tức này.

    7. #6
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      ECB CHO PHÉP HY LẠP BƠM THANH KHOẢN 59.5 TỶ EURO THÔNG QUA ELA


      Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ cho phép Ngân hàng trung ương Hy Lạp bơm 59.5 tỷ Euro (68 tỷ Đô-la) vào thị trường thông qua chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA).

      Biện pháp này là cần thiết bởi sau khi ECB cứng rắn tuyên bố không chấp nhận trái phiếu Hy Lạp làm tài sản bảo đảo cho vay, Hy Lạp rơi vào thế bí, khi nguồn tài chính chủ yếu đã bị cắt. Chứng khoán và trái phiếu Hy Lạp đều đi xuống hôm thứ 5.

      Động thái này là hành động răn đe của ECB đối với Hy Lạp, cảnh báo nước này phải tuân thủ luật lệ của Euro zone trong nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng tài chính. ECB sẽ thay thế nguồn tài chính thông thường bằng 50 tỷ Euro ELA và cộng thêm 9.5 tỷ Euro nữa, tuy nhiên không nói rõ chi tiết về tiến trình thực hiện.

      Phát ngôn viên của ECB từ chối bình luận về vấn đề này.

      Theo chương trình này, Ngân hàng trung ương có thể tự cung cấp thanh khoản (bơm tiền mặt) cho hệ thống tài chính và tự mình chịu rủi ro. ECB sẽ xem xét lại ELA 2 tuần một lần để đảm bảo nó không trái với chính sách tiền tệ. Chương trình ELA cần sự đồng ý của 23 thành viên của Hội đồng điều hành để được thông qua.

      Ông Klaas Knot, một thành viên Hội đồng hôm thứ 5 cho biết, nếu ECB từ chối đề xuất này, “ngân hàng sẽ không có đủ tài chính để tự hoạt động, cho vay và trả nợ khi các đối tác đòi tiền. Khi đó, Hy Lạp sẽ vỡ nợ.”

      Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp tuyên bố quyết định của ECB sẽ không tác động tiêu cực lên hệ thống tài chính Hy Lạp và các ngân hàng vẫn “có đủ vốn và được bảo vệ.”

      Yannis Stournaras, Thống đốc Ngân hàng trung ương Hy Lạp trả lời phóng viên tại Athens, tài khoản tiền gửi vẫn an toàn và quyết định từ chối trái phiếu chính phủ Hy Lạp vẫn có thể thay đổi.

      Lãi suất vay tiền qua ELA thông thường là 1.55%/năm, cao hơn so với mức lãi suất tái cấp vốn 0.05% của ECB.

      Hy Lạp có thể sẽ “cháy túi” vào khoảng tháng 3 nếu Tổng thống Hy Lạp Alexis Tsipras tiếp tục từ chối gói cứu trợ tài chính.

      Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis đã gặp mặt nhà đồng cấp của Đức tại Berlin, nhưng không đạt được bất cứ đồng thuận nào về quan điểm cải cách nợ Hy Lạp.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/ecb-cho-phep-hy-lap...thong-qua-ela/

    8. Những thành viên sau đã cám ơn :

    9. #7
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 09/02/2015

      CHỨNG KHOÁN CHÂU Á "BUỒN" TRƯỚC DỮ LIỆU ẢM ĐẠM TỪ TRUNG QUỐC

      Chứng khoán Châu Á bắt đầu tuần mới “u ám” sau khi số liệu thương mại kém khả quan của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong khi đó số liệu việc làm tươi sáng của Mỹ lại gây ra nhiều hiệu ứng trái chiều khi điều này có thể khiến Fed tăng lãi suất vào giữa năm.

      Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương không kể Nhật Bản giảm 0.6%, chứng khoán Mỹ lên điểm 0.4%. Chỉ số Nikkei của Nhật tăng 0.4% trong khi đồng Yên trượt giá.

      Các spreadbetter (người đặt cược tỉ giá) dự đoán chứng khoán Châu Âu cũng mở đầu tuần mới ảm đạm, cụ thể, chỉ số DAX của Đức, CAC của Pháp được cho rằng sẽ giảm 0.8%.

      Số liệu giao dịch thương mại của Trung Quốc gây thất vọng, trong đó, xuất khẩu giảm 3.3%, nhập khẩu giảm 19.9% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với dự đoán của giới phân tích. Điều này cho thấy sự suy yếu của con rồng Trung Hoa.

      Chiến lược gia Wang Mingli tại Guoyuan Securities, Thượng Hải nhận định: “Số liệu kém khả quan cho thấy nền kinh tế u ám phía trước. Dù cho có biện pháp kích thích mới đi chăng nữa, cũng là nhằm hỗ trợ nền kinh tế chứ không phải thị trường.”

      Đồng Đô-la Úc, vốn thường được sử dụng để đặt cược cho kinh tế Trung Quốc do mối giao thương giữa 2 quốc gia, trượt giá 0.4% trong phiên giao dịch đầu còn 0.7775 USD/AUD.

      Số liệu tiêu cực tại Trung Quốc lấy đi phần nào tâm lí lạc quan từ bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (số việc làm đạt 257,000, tiền lương tăng 12 cent so với tháng trước, 2.2% so với năm ngoái).

      Số liệu từ Mỹ đủ khiến các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào dự đoán Fed tăng lãi suất, thị trường tiền tệ tương lai hoàn toàn đặt cược cho lần tăng lãi suất vào tháng 9. Khả năng Fed thắt chặt tiền tệ sớm tạo áp lực lên nhiều tài sản vốn được lợi từ lãi suất thấp, làm tăng lợi suất trái phiếu và đẩy đồng Đô-la lên giá.

      Chỉ số đo lường sức mạnh của đồng Đô-la với 6 loại tiền tệ khác tăng gần 1.1% vào thứ 6, giữ ở mức 94.519, không kém hơn kỉ lục tháng trước (95.481) là mấy.

      Đồng Euro suy yếu trước khước từ điều kiện hỗ trợ tài chính của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Đồng Euro được giao dịch tại 1.1335 USD/EUR, cao hơn một chút tại thị trường Châu Á nhưng cũng không xa mức 1.1280 USD/EUR tuần trước là mấy.

      Đồng Yên chạm sàn trong 4 tuần, còn 119.23 JPY/USD khi lợi suất trái phiếu Mỹ lên cao.

      Dầu ổn định vào thứ 2 khi thêm nhiều giàn khoan dầu tại Mỹ dừng hoạt động và xung đột tại Libya được cân bằng bởi số liệu nhập khẩu tiêu cực từ Trung Quốc, cho thấy cầu dầu giảm tại thị trường tiêu thụ năng lượng thứ 2 thế giới. Giá dầu Brent tương lai tăng 0.3% lên $57.99/thùng.

      Vàng bật nhẹ trở lại sau khi chạm đáy trong 3 tuần ($1,228.50/oz) lên $1,237.54/oz.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/chung-khoan-chau-a-...tu-trung-quoc/

    10. Những thành viên sau đã cám ơn :

    11. #8
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 09/02/2015

      ÔNG GREENSPAN: HY LẠP RỜI KHỎI EU CHỈ LÀ SỚM HAY MUỘN

      Theo nhà kinh tế học Mỹ kiêm cựu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nhận định, vấn đề Hy Lạp rời khỏi Liên minh Châu Âu chỉ còn là vấn đề thời gian, bởi không ai muốn “đánh liều” khi cho Hy Lạp vay nợ nữa.

      Trước khi Thủ tướng Alexis Tsipras lên kế hoạch giúp Chính phủ trả hết nợ, thì cựu Chủ tịch của Fed cho rằng, khủng hoảng đất nước không thể được giải quyết nếu như Hy Lạp cố níu chân lại EU.

      Ông phát biểu trên đài BBC hôm Chủ Nhật: “Tôi không thấy được lợi ích mà Hy Lạp nhận được khi cố ở lại EU, và ngược lại. Tôi nghĩ, nó chỉ còn là vấn đề thời gian do các nước khác đều không muốn bị liên lụy và chọn cách im lặng”.

      Ông Greenspan phát biểu vào đêm trước tuần quan trọng của Hy Lạp, đưa ra bối cảnh diễn ra cuộc gặp giữa 20 quan chức nhóm G20 hôm thứ Hai, trước khi các Bộ trưởng Tài chính các nước trong khu vực có buổi gặp mặt khẩn cấp hôm thứ Tư, và một Hội nghị lãnh đạo hôm thứ Năm. Nợ công của Hy Lạp lên mức hơn 320 tỉ Euro (362 tỉ USD), khoảng 175% GDP nước này.

      Theo ông Greenspan, “Hy Lạp đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nước này sẽ không nhận được thêm bất kì khoản vay nợ nào nữa, sẽ rơi vào khủng hoảng và rời khỏi EU. Ở giai đoạn này, tôi vẫn chưa thấy bất kì ai đứng lên gây quỹ giúp Hy Lạp, vì họ đã mất niềm tin”.

      Khi được hỏi, liệu ông có ủng hộ cách tiếp cận của Đức bằng cách “kiên quyết không chấp nhận đệ đơn từ phía Chính phủ mới của Hy Lạp xin giảm nợ” không? Ông Greenspan trả lời ngay: “Chắc chăn có”.

      Tân Thủ tướng của Hy Lạp cam kết tăng lương tối thiểu, phục hồi mức miễn thuế thu nhập, chấm dứt tình trạng tư nhân hóa cơ sở hạ tầng, và yêu cầu hồi thường Thế Chiến thứ II từ Đức.

      Ông Tsipras phát biểu trước các chủ nợ quốc tế: “Đây được coi là quyết định không thể thu hồi của chính quyền Hy lạp, nhằm giữ lời hứa trước sự tín nhiệm của toàn dân, và tiến tới đàm phán chấm dứt chính sách ‘thắt lưng buộc bụng”.

      Chương trình cầu nối

      Thủ tướng đang tìm kiếm cứu trợ để giúp đất nước “sống sót” về tài chính, trong khi vừa thoát khỏi “xiềng xích” của chính sách “thắt lưng buộc bụng”, cùng những khoản nợ công sẽ đáo hạn cuối tháng này. Ông tuyên bố sẽ thỏa thuận trong vòng 15 ngày về “chương trình cầu nối” giúp Hy Lạp “cầm cự” đến tháng Sáu.

      Thỏa thuận kéo dài

      Ông Tsipras nói trước các nhà làm luật ở Athen rằng, Chính phủ hi vọng đàm phán kéo dài thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế đến tháng Sáu, ngay cả khi ông cam kết tặng quà Giáng Sinh trợ cấp cho người nghỉ hưu có thu nhập thấp, cấm tịch thu nhà ở những khu dân cư chính, xóa bỏ thuế tài sản, và thuê lại những công chức bị sa thải trong thời kì khủng hoảng.

      Thủ tướng Áo- Chancellor Werner Faymann phát biểu trên tạp chí Kurier: “Tôi không có hứng thú với việc cho Hy Lạp vay tiền. Rồi ai sẽ chịu trách nhiệm trả đây? Tuy nhiên tôi đồng ý với việc đàm phán về những điều kiện tín dụng kĩ thuật, giúp đất nước có nhiều cơ hội thoát khỏi khủng hoảng”.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/ong-greenspan-hy-la...-som-hay-muon/

    12. Những thành viên sau đã cám ơn :

    13. #9
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 09/02/2015

      LO NGẠI VỀ HY LẠP KÉO ĐIỂM CHỨNG KHOÁN CHÂU ÂU

      Chứng khoán Hy Lạp mất điểm vào thứ 2, góp phần đẩy các chỉ số chứng khoán Châu Âu đi xuống sau khi thủ tướng Alexis Tsipras đưa ra kế hoạch nhằm từ chối chính sách thắt lưng buộc bụng do các chủ nợ quốc tế đưa ra.

      Trong bài phát biểu chính thức đầu tiên với nghị viện, Tsipras đã đặt mình vào thế đối nghịch với các đối tác Châu Âu và đưa ra các biện pháp cải cách kinh tế. Ông Tsipras có bài phát biểu sau khi Standard & Poor và Moody’s hạ mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp, làm gia tăng sức ép lên Athens buộc nước này phải đi đến đồng thuận với các chủ nợ quốc tế.

      Theo nhà nghiên cứu Philippe Gijsels tại BNP Paribas Fortis Global Markets, Brussel nhận định: “Đàm phán giữa Hy Lạp và các nước Châu Âu có vẻ sẽ trở nên căng thẳng hơn vào tuần này. Bình luận của chính phủ Hy Lạp vào cuối tuần vừa rồi cho thấy có vẻ 2 bên vẫn chưa đi đến đâu.”

      Chỉ số ATG của Hy Lạp giảm 5.2%, trong khi chỉ số Greek banking index hạ điểm 9.1%. Cổ phiếu của Greek National Bank, Alpha Bank và Bank of Piraeus mất từ 7.3% đến 10.3%.

      Không có mấy dấu hiệu cho thấy phía EU sẵn lòng chấp nhận thỏa thuận chuyển đổi chính sách thắt lưng buộc bụng hay gia hạn nợ cho Hy Lạp. Thay vào đó, quốc gia này đang chịu áp lực phải thực hiện cam kết liên quan tới 240 tỉ Euro tiền nợ EU và IMF.

      Nhà phân tích Markus Huber cho biết: “Cơ hội đi đến sự thống nhất rất mong manh củng cố khả năng Hy Lạp rời khỏi Euro zone chỉ trong vài tháng tới.” Ông nhận định tình hình tại đông Ukraine cũng đang đè nặng lên tâm lí các nhà đầu tư, khiến ảnh hưởng tích cực từ biện pháp kích thích của ECB dần lu mờ.

      Chỉ số FTSEEurofirst300 index giảm 1.3% còn 1,471.20 điểm vào 9:11 GMT, trong khi các cổ phiếu blue-chip của Euro zone trong STOXX 50 hạ 1.6%.

      Các nhà đầu tư cũng vô cùng cẩn trọng khi giao dịch chứng khoán sau số liệu ảm đạm từ Trung Quốc.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/lo-ngai-hy-lap-keo-...khoan-chau-au/

    14. Những thành viên sau đã cám ơn :

    15. #10
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 10/02/2015

      LO NGẠI HY LẠP RỜI EURO, CHỨNG KHOÁN CHÂU Á GIẢM ĐIỂM, ĐÔ-LA XUỐNG GIÁ

      Chứng khoán Châu Á mất điểm vào thứ 3 trước lo ngại Hy Lạp rời khỏi Euro zone và căng thẳng leo thang tại Ukraine, trong khi đó đồng Đô-la trượt giá sau cú bật nhờ bảng lương phi nông nghiệp tươi sáng.

      Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 0.8%, chứng khoán Úc và Hàn Quốc cũng đi xuống. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản không mấy biến động.

      Số liệu từ Trung Quốc không hỗ trợ nhiều cho các tài sản rủi ro, lạm phát nước này xuống mức thấp nhất trong 5 năm, cho thấy dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Mặt khác, quan ngại tăng trưởng chậm góp phần gia tăng khả năng chính phủ đưa ra biện pháp kích thích mạnh tay hơn.

      Kì vọng trên giúp chỉ số Shanghai Composite Index lên điểm 0.8%.

      Chuyên gia kinh tế Dariusz Kowalczyk tại Credit Agricole, Hong Kong nhận định: “Trong khi dầu đang tăng trở lại, số liệu trên chứng tỏ lạm phát còn thấp nhưng lại làm tăng kì vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 3.”

      Spreadbetter (người đặt cược tỉ giá) dự đoán chứng khoán Châu Âu mở cửa không mấy biến động hoặc sẽ giảm điểm khi bất ổn Hy Lạp vẫn là tâm điểm chú ý. Cụ thể, chỉ số FTSE của Anh được cho rằng sẽ giảm 0.1% trong khi chỉ số DAX của Đức và CAC của Pháp không thay đổi.

      Viễn cảnh Hy Lạp rời khỏi Euro zone có vẻ không còn xa khi nước này tiếp tục giữ vững lập trường cứng rắn về vấn đề nợ quốc gia. Thủ tướng Alexis Tsipras vào Chủ Nhật đã nhấn mạnh việc gia hạn nợ và chuyển đổi một số điều kiện được đưa ra bởi các bên cho vay. Chủ tịch hội đồng Châu Âu Jean-Claud Junker khiến căng thẳng tăng cao khi tuyên bố Hy Lạp đừng mong Euro zone chấp nhận những điều khoản họ vừa đưa ra.

      Các chuyên gia kinh tế tại Capital Economics nhận định: “Chúng tôi không khẳng định Hy Lạp sẽ rời khỏi Euro zone, nhưng nếu chuyện này xảy ra mà không có tiến trình hợp lí thì thị trường tài chính sẽ phải gánh chịu thiệt hại năng nề.”

      “Phải công nhận là chính quyền các nước Euro zone đã chuẩn bị các biện pháp phòng vệ nhằm ngăn chặn bất cứ hiệu ứng dây truyền nào. Nhưng với tình hình các lúc càng nhiều **** phái bài trừ chính sách thắt lưng buộc bụng, chúng tôi quan ngại rằng các nhà đầu tư sẽ hoàn toàn tin tưởng khủng hoảng Hy Lạp không chỉ kết thúc với việc một nước rời khỏi Euro zone.”

      Trên thị trường tiền tệ, đồng Euro tăng 0.1% lên 1.1335 USD/USD.

      Đồng Đô-la giảm 0.1% còn 118.48 JPY/USD sau khi chạm trần trong gần 1 tháng nhờ số liệu bảng lương phi nông nghiệp.

      Dầu thô “tạm biệt” chuỗi hồi phục kéo dài 3 ngày sau một bản khảo sát cho biết dự trữ dầu thô Mỹ đạt mức kỉ lục vào tuần trước. Giá giảm vào thứ 2 khi OPEC dự đoán nhu cầu năm nay sẽ cao hơn năm ngoái do cung từ các nước ngoài OPEC được cắt giảm. Dầu thô Mỹ hạ giá 1.3% còn $52.19/thùng.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/lo-ngai-hy-lap-roi-...-la-xuong-gia/

    16. #11
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 11/02/2015

      CHỨNG KHOÁN, TIỀN TỆ "CẢNH GIÁC" TRƯỚC TÌNH HÌNH Ở HY LẠP

      Thị trường chứng khoán Châu Á tỏ ra thận trọng vào hôm thứ Tư, đồng USD tăng nhẹ trong bối cảnh cuộc họp khẩn cấp ở khu vực EU, thảo luận về khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể khiến tình thế tồi tệ hơn.

      Bộ trưởng Tài chính của các nước có buổi họp bàn hôm thứ Tư, còn các lãnh đạo EU sẽ họp vào thứ Năm. Tuy nhiên, các quan chức dường như đã có “bản án tử hình” cho Hy Lạp.

      Chứng khoán dao động nhẹ, với khối lượng giao dịch thấp do kì nghỉ của Tokyo, khiến cho chỉ số MSCI Châu Á- Thái Bình Dương giảm 0.2%. Chứng khoán Thượng Hải tăng 0.2% do áp lực gia tăng lên các gói cứu trợ kinh tế, sau khi báo cáo về lạm phát của Trung Quốc thấp hơn kì vọng, dấy lên lo ngại về giảm phát ở nước này.

      Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo hôm thứ Ba sẽ sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến chống suy thoái, trong khi không chấp nhận thêm rủi ro quá mức với việc tạo ra tín dụng.

      Chỉ số chứng khoán chính của Úc giảm 0.6%, ngay cả khi khảo sát cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng qua dưới tác động của việc cắt giảm lãi suất trong nước vào tuần trước.

      Chỉ số Dow kết thúc phiên giao dịch tăng 0.79%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 1.07%, và Nasdaq tăng 1.3%.

      Chỉ số S&P tương lai cho thấy khối lượng giao dịch yếu vào đầu phiên trên sàn Wall Street trong ngày. Apple Inc trở thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên trị giá hơn 700 tỉ USD, khi mà cổ phiếu của công ty tăng 1.9% sau khi định giá trái phiếu theo đồng Franc của Thụy Sĩ.

      Microsoft cũng phát hành trái phiếu mới định giá theo đồng Franc, minh họa cho việc tìm kiếm lợi suất trong vô vọng của các nhà đầu tư trong thị trường có lạm phát thấp.

      Doanh số khổng lồ 10.75 tỉ USD nợ rõ ràng là con số lớn nhất từng có, nhưng thu hút các đơn đặt hàng không ít hơn 39 tỉ USD. Qua 6 lần trả nợ để giảm theo định kì, công ty có khả năng vay nợ trong 40 năm với lãi suất chỉ 4%.

      Trái phiếu đang trong thời điểm khốn khó, khi mà nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong giữa năm nay.

      Lợi suất trái phiếu 10 năm dao động ở mức 1.99%, chạm ngưỡng cao nhất trong 4 tuần qua ở mức 2.016%. Lợi suất tăng hỗ trợ cho đồng USD lên mức cao nhất trong 1 tháng qua, đạt 119.63 yen, trong khi chỉ số dollar index ổn định ở mức 94.769 điểm.

      Đồng Euro đang phải nỗ lực tìm ra hướng đi trước chính sách “bên miệng hố chiến tranh” giành cho Hy lạp và cuối cùng giao dịch ở mức $1.1317.

      Bộ trưởng Quốc Phòng của Hy Lạp Panos Kammenos, dương cờ kêu gọi trợ giúp từ các nước bên ngoài Eu nếu thỏa thuận trong khu vực không đạt được.

      “Có thể là Mỹ là tốt nhất, hoặc có thể là Nga, Trung Quốc hay các quốc gia khác”.

      Trong thị trường hàng hóa, giá dầu thô tương lai của Mỹ tăng 40 cent lên $50.42/thùng trước thông tin dự trữ dầu thô tăng thấp hơn kì vọng. Giá dầu Brent chỉ tăng 6 cent, lên mức $56.49, giảm $1.91 vào thứ Ba.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/chung-khoan-tien-te...hinh-o-hy-lap/

    17. #12
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 5/3/2015

      RBA: đô-la Úc lên giá và lãi suất thấp là không thể tránh khỏi



      Phó Thống đốc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) Philip Lowe cho biết, đồng nội tệ của Úc lên giá cùng với lãi suất thấp hơn là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh nới lỏng tiền tệ rộng khắp trên thế giới.

      “Diễn biến toàn cầu hiện nay đã kéo tỷ giá của Đô-la Úc lên cao, đẩy lãi suất xuống thấp. Chúng ta có thể sẽ không thích tình thế này, nhưng thế giới không cho chúng ta nhiều lựa chọn.”

      RBA hồi tháng 2 đã cắt giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục 2.25% do tăng trưởng kinh tế không đạt được kỳ vọng. Trong cuộc họp mới đây 3/3, Úc vẫn duy trì mức lãi suất cũ, nhưng ông Lowe nhấn mạnh: “nới lỏng hơn nữa là thích hợp trong thời gian tới.”

      Khoảng 20 ngân hàng trung ương trên thế giới từ Uzbekistan và Trung Quốc tới châu Âu và Ấn Độ đều đã thực hiện nới lỏng tiền tệ trong năm nay bằng cách hạ lãi suất cơ bản, tăng lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng trung ương hoặc tung ra chương trình mua trái phiếu. Trong đó, động thái nới lỏng của Canada, Ấn Độ và Úc nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư.

      Nới lỏng toàn cầu “đã tạo áp lực khiến cho ngoại tệ lên giá, mà các quốc gia này lại không có nhu cầu nới lỏng tiền tệ, trong đó có đồng Đô-la Úc.”

      Ông Lowe còn cho biết: “Với tỷ giá cao hơn, nhu cầu nội địa sẽ có phần yếu đi.”

      Lãi suất toàn cầu thấp hơn so với tại Úc cũng sẽ đẩy giá các tài sản của Úc lên cao, bao gồm cả bất động sản thương mại.

      “Giá các tài sản cao hơn sẽ giúp thúc đẩy kinh tế, nhưng chúng ta cần phải giám sát kỹ lưỡng những loại tài sản đó, nhất là những loại có lãi suất cho vay cao hơn.”

      Quyết định mới đây của RBA cho thấy kinh tế Úc có thể vượt qua khó khăn mà không cần nới lỏng thêm, trong khi giới chức Úc đang tiến hành điều tra đối với các khoản vay cho những nhà đầu tư bất động sản tại Sydney. Cùng lúc đó, chính phủ Úc đang phải nỗ lực giảm thất nghiệp từ mức cao nhất trong 12 năm rưỡi qua, sau khi đầu tư giảm mạnh, nhất là trong lĩnh vực khai thác mỏ, trong một nền kinh tế đang chới với cần một động năng tăng trưởng mới.

      “Nới lỏng tiền tệ tại Úc hỗ trợ cho kinh tế trong nước, một phần thông qua làm giảm hiệu ứng lên giá của đồng nội tệ do tác động của chính sách bên ngoài. Mặc dù phạm vi nới lỏng hiện tại khiến Đô-la Úc vẫn cao một cách tương đối, trong bối cảnh của toàn bộ nền kinh tế trong nước.”
      Lợi suất cao

      Đô-la Úc lên giá cũng một phần là do nhu cầu từ giới đầu tư nước ngoài cao, bao gồm cả các ngân hàng trung ương, do lợi suất của Úc là cao nhất trong số trái phiếu chính phủ của các quốc gia khác. Kể cả sau khi lợi suất Úc đã giảm xuống thấp kỷ lục 2.25% vào tháng trước. Trong số các nước xếp hạng tín dụng cao AAA, trái phiếu Úc kỳ hạn 10 năm có lợi suất cao hơn 1.5%.

      Số liệu từ chính phủ hôm qua cho thấy tăng trưởng kinh tế Úc quý IV/2015 là 2.5%, thấp hơn tốc độ trung bình năm trong 30 năm qua. Lãi suất thấp toàn cầu và cả ở Úc là do khẩu vị rủi ro giảm, nhà đầu tư muốn tiết kiệm hơn là đầu tư.

      Ông Lowe nhận định: “Giải pháp cho vấn đề này không phải nằm ở chính sách tiền tệ, mà là ở các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, có như thế mới có thể kích thích khối doanh nghiệp, sử dụng khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi của xã hội.”

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/rba-do-la-uc-len-gi...he-tranh-khoi/

    18. #13
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Dầu brent trượt giá trước dự báo ngừng chiến tại yemen

      DẦU BRENT TRƯỢT GIÁ TRƯỚC DỰ BÁO NGỪNG CHIẾN TẠI YEMEN



      Hôm nay (5/5), vào 0604 GMT, giá dầu thô Brent trên thị trường giao dịch tương lai giảm 17 cents còn $66.28/thùng, sau khi lập đỉnh mới trong năm 2015 ($67.10/thùng) vào thứ 2 (4/5). Nguyên nhân là do Ả Rập Saudi cân nhắc việc tạm dừng đánh bom tại Yemen, làm dịu đi “lo lắng” về nguồn cung dầu từ Trung Đông. Thêm vào đó, đồng Đô la mạnh cũng đang tạo “áp lực” lên những hàng hóa giao dịch bằng loại tiền này.

      Ben Le Brun, nhà phân tích thị trường tại OptionsXpress, Sydney cho biết: “Đà đi lên của đồng Đô la và tin tức tạm ngừng chiến tại Yemen là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu thời điểm này. Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi số liệu dự trữ dầu thô thương mại của Mỹ công bố vào cuối tuần này để dự đoán hướng đi của giá dầu. Rõ ràng nếu quốc gia này “thắt chặt” nguồn cung dầu, đây sẽ là chất xúc tác đẩy dầu đi lên.”

      Các chuyên gia của Phillip Futures Energy nhận định rằng giá dầu sẽ không biến động quá 1% trong hôm nay (5/5) chừng nào bối cảnh chính trị hiện tại không thay đổi.

      Theo khảo sát của Reuters vào thứ 2 (4/4), trữ lượng dầu thô thương mại của Mỹ đã tăng gần 2 triệu thùng trong tuần trước, lập kỉ lục trong vòng 17 tuần qua. Hôm nay (5/5), Viện xăng dầu Mỹ (API) cũng sẽ đưa ra dự báo về số liệu này, trước khi con số chính thức được công bố vào ngày mai (6/5) bởi Cục thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA).

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h

      http://if24h.com/dau-brent-truot-gia...ien-tai-yemen/

    19. #14
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      ĐỨC "DỘI NƯỚC LẠNH" VÀO HY LẠP. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ BIẾN ĐỘNG


      Tiền tệ không ngừng biến động khi Đức và Hy Lạp chuẩn bị “mặt đối mặt” khiến các nhà đầu tư tăng cường mua bảo hiểm tổn thất cho việc Euro xuống giá.

      Phí bảo hiểm cho rủi ro Euro xuống gia so với đồng Đô-la tăng lên mức cao nhất kể từ 23/1 – sau khi ECB công bố chương trình mua trái phiếu và trước buổi họp khẩn cấp của các chủ nợ Hy Lạp. Chỉ số đo lường sức mạnh của đồng Đô-la chạm trần kể từ năm 2004 khi Fed cho biết có thể tăng lãi suất vào giữa năm.

      Chiến lược gia Imre Speizer tại Westpac Banking Corp, Auckland nhận định kết quả của bất ổn Hy Lạp vẫn là một ẩn số. Có thể sẽ xảy ra biến động tiền tệ tùy thuộc vào sự kiện xẩy ra theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, điều này có thể đẩy mạnh việc mua đồng Đô-la.

      Đồng Đô-la được giao dịch tại mức 1.1319 USD/EUR vào 6:57 sáng giờ London sau khi lên giá 1.1098 USD/EUR vào 26/1, cao nhất tính từ tháng 9/2003. Đồng Đô-la cũng tăng 0.1% so với đồng Yên. Đồng Euro ổn định tại 135.4 JPY/EUR.

      Chỉ số đo lường biến động tiền tệ của JPMorgan Chase & Co tăng 0.19% lên 11.24% vào thứ 3. Cùng lúc đó chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index (đo lường sức mạnh của đồng Đô-la với 10 loại tiền mạnh khác) lên điểm 16%, đóng cửa tại 1,169.35.

      Nhà đầu tư chi nhiều hơn để bảo vệ bản thân khỏi việc Euro mất giá khi bộ trưởng bộ tài chính Đức “dội nước lạnh” vào cuộc gặp gỡ với Hy Lạp. Ông Schaeuble cho biết sẽ không có chuyện cho Hy Lạp thêm thời gian để đàm phán, và tất cả chấm hết nếu quốc gia này từ chối phần còn lại của chương trình cứu trợ vốn có.

      Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trong phát biểu với Nghị viện cho biết chính phủ hiện đã “không con đường lui”.

      Theo Bloomberg, phí bảo hiểm đối với rủi ro đồng Euro giảm so với đông Đô-la lên giá 1.78%, nhiều nhất kể từ ngày 23/1.

      Chiến lược gia Phyllis Papadavid tại BNP Parisbas SA, London nhận định: “Tình hình hiện tại vẫn rất khó đoán, “màn sương” bao trùm sự kiện tạo nhiều áp lực lên đồng Euro. Cuối cùng thì họ cũng sẽ đi đến thỏa thuận nào đó, tuy nhiên, chính giai đoạn trước khi có kết quả mới gây ra sự mơ hồ và dẫn tới nhiều biến động.”

      Theo Bloomberg Correlation-Weighted Indexes, đồng Euro đã giảm 4% trong năm nay, trượt giá mạnh nhất chỉ sau đồng Đô-la Canada.

      Chủ tịch Fed tại Richmond cho biết: “Đối với tôi, tăng lãi suất vào tháng 6 có vẻ là một lựa chọn khả quan.” Theo ông John Williams, chủ tịch Fed tại San Fransico, định chế này càng lúc càng tiến gần đến quyết định tăng lãi suất cho vay sau số liệu tiền lương tươi sáng.

      Theo Bloomberg, số hợp đồng tương lai cho thấy có 25% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất lên 0.5% vào tháng 6. Các nhà hoạch định chính sách vẫn giữ mục tiêu trong khoảng 0 đến 0.25% từ tháng 12/2008.

      Các nhà phân tích của BNP nhận định: “Chủ tịch Fed Williams và Lacker đều thống nhất giữa năm là thời điểm thích hợp để triển khai tăng lãi suất.” Họ cũng dự đoán đồng Đô-la sẽ lên giá so với đồng Yên và Euro.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/duc-doi-nuoc-lanh-v...-te-bien-dong/

    20. #15
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 12/2/2015

      HY LẠP VÀ CHÂU ÂU KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN NÀO

      Chính phủ mới của Hy Lạp và những chủ nợ quốc tế đã không thể đi đến đồng thuận về món nợ của nước này. Cuộc đàm phán sẽ lại bắt đầu vào thứ 2 tới, trong khi thời gian đang cạn dần đến lúc các khoản nợ đáo hạn.

      Trong cuộc đàm phán kéo dài 7 tiếng tại Brussels, các Bộ trưởng Tài chính của Euro zone đã không thể đạt được một thỏa thuận nào, dù là giải pháp về bước tiếp theo cần làm cũng không có.

      Chứng khoán Hy Lạp mất điểm do thất vọng về việc, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã bỏ lại bản thỏa thuận sơ bộ để gia hạn các điều khoản của món nợ hiện tại. sau khi đã tham vấn ý kiến của các chính trị gia Hy Lạp.

      Jeroen Dijsselbloem, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng Tài chính châu Âu, phát biểu trong cuộc họp báo đêm qua: “Chúng tôi đã buổi bàn luận căng thẳng, mang tính xây dựng về nhiều vấn đề; cũng có những tiến triển, nhưng không đủ để đi đến kết luận chung cuối cùng.”

      “Chúng tôi không thực sự đi vào chi tiết bản đề xuất, chúng tôi vẫn chưa thể đi vào thảo luận về nội dung của chương trình. Chúng tôi chỉ đơn giản là cố gắng tìm ra bước tiếp theo nên làm là gì cho vài ngày tới, nhưng không thành công.”

      Hy Lạp sẽ lại họp mặt với các chuyên gia của Ủy ban châu Âu, IMF và ECB vào thứ 2 tới.

      Ông Varoufakis tuyên bố một cách tự tin: “Chúng tôi hy vọng sau khi kết thúc phiên họp thứ 2, sẽ có một giải pháp cuối cùng tối ưu cho cả Hy Lạp và các đối tác châu Âu.”

      Ông giải thích rõ về lý do tại sao cử tri Hy Lạp lại phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của các chủ nợ quốc tế, khi cho Hy Lạp vay tiền giải quyết khủng hoảng nợ công. Ông cũng nhấn mạnh rằng, dù còn nhiều việc phải bàn nhưng “không đạt nổi một thỏa thuận nào không nằm trong mục đích của chúng tôi.”

      Bản dự thảo về một thỏa thuận chung đã bị bác bỏ sau khi ông Varoufakis tham vấn các quan chức trong chính phủ. Theo Reuters, châu Âu đã muốn đồng ý gia hạn chương trình nợ hiện tại cho Hy Lạp, một tín hiệu tích cực cho Hy Lạp.

      Thủ tướng Alexis Tsipras, cùng với Phó Thủ tướng Yannis Dragasakis, vẫn quyết giữ vững quan điểm. Ông hiểu rằng cử tri đã bầu cử cho ông muốn ông phải kết thúc chương trình cho vay kham khổ mà người dân coi là nguyên nhân của đói nghèo.

      Ông Tsipras bác bỏ bất cứ sự gia hạn nào cho khoản nợ 240 tỷ Euro sẽ đáo hạn vào 28/2 này. Ông từ chối hợp tác với bộ 3 EU, ECB, IMF và yêu cầu xóa bớt nợ cho Hy Lạp. Vào thứ 5 tới, ông sẽ có cuộc họp với giới lãnh đạo châu Âu tại Brussels.

      Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đã nói rằng nếu Hy Lạp không muốn gia hạn gói cho vay lớn nhất trong lịch sự tài chính này thì “cũng được thôi”, ông dường như loại bỏ khả năng xóa nợ và bất cứ hỗ trợ nào thêm cho Hy Lạp.

      Thị trường tài chính đang trên bờ vực sụp đổ do lo sợ Hy Lạp sẽ vỡ nợ, rời khỏi Euro zone, gây ra xáo trộn lớn trên thị trường.

      Khi được hỏi về khả năng “rời khỏi Euro zone” ông Varoufakis phản đối: “Hoàn toàn không.”

      Trước sự ngạc nhiên các Bộ trưởng tại cuộc họp, ông thể hiện quan điểm của chính phủ Hy Lạp về bước tiếp theo trong tái cấu trúc nợ, nhưng không có văn bản chính thức nào.

      “Vị thế và quan điểm của các bên đã rõ ràng hơn, nhưng để đạt được đồng thuận thì còn một chặng đường khá dài.”

      Chủ tịch ECB Mario Draghi trong cuộc họp chú ý rất kỹ đến vấn đề đã gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng 3 năm trước.

      Các Bộ trưởng cảnh báo rằng thời gian sắp hết, mà muốn có bất cứ thay đổi nào về gói cứu trợ này cần phải có sự phê chuẩn của Quốc hội các quốc gia chủ nợ.

      Ông Varoufakis đã có cuộc gặp mặt trước với Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde. Bà đã trả lời phóng viên về cuộc gặp trên: “Họ thông minh, tài giỏi, họ đã cân nhắc về vấn đề của mình. Chúng ta phải lắng nghe họ, chúng ta đang hợp tác với nhau để đi đến tận cùng.”

      Tại Athens, ông Varoufakis đã bàn bạc với bà Lagarde và ông Dijsselbloem một số dạng “thỏa thuận bắc cầu” nhằm hướng đến gói cứu trợ tiếp theo, khi khoản nợ cũ đáo hạn.

      Theo khảo sát của Reuters trong tuần này, 25% khả năng Hy Lạp sẽ rời Euro zone trong năm nay.

      James McCormack của công ty xếp hạng tín dụng Fitch Ratings nhận định: “Chúng tôi cho rằng châu Âu và Hy Lạp sẽ thỏa hiệp để EU vẫn là liên minh của 19 nước.”

      Giới lãnh đạo EU sẽ tiếp tục bàn luận vấn đề này trong cuộc họp thứ 5. Cuộc họp sẽ thảo luận ngắn gọn về vấn đề nợ, nhưng sẽ không có đám phán, bởi cuộc họp này tập trung chủ yếu vào xung đột Nga-Ukraine và chống khủng bố.

      Có ít nhất 10,000 người dân Hy Lạp đã xuống đường hôm thứ 4 để ủng hộ chính phủ của ông Tsipras, với khẩu hiệu “Phá sản nhưng tự do”, “Phản đối thắt lưng buộc bụng”. Một số nhỏ cử tri ủng hộ ông sẽ tổ chức các cuộc meeting tại Brussels, ở bên ngoài ECB tại Frankfurt và London.

      Ông Tsipras đã tweet lại hình ảnh những người ủng hộ: “Tại các thành phố của Hy Lạp và châu Âu, người dân đang đấu tranh cho cuộc đám phán. Họ là sức mạnh của chúng tôi.”

      Ông Varoufakis đã đề xuất một thỏa thuận kéo dài 6 tháng, mà theo đó Hy Lạp sẽ được phát hành thêm các khoản nợ ngắn hạn, đi vay nhờ vào những trái phiếu Hy Lạp mà ECB đang nắm giữ, và rút các quỹ cứu trợ ngân hàng chưa được sử dụng, trong khi đó vẫn tiếp tục đàm phán. Athens sẽ hoán đổi các khoản nợ châu Âu với trái phiếu gắn với GDP, đổi các khoản nợ mà ECB đang giữ lấy trái phiếu có lãi vĩnh viễn (không có ngày đáo hạn) mà không phải bồi hoàn.

      Giới chức châu Âu cũng tỏ ra cứng rắn, thỏa thuận tốt nhất mà Hy Lạp có thể có là gia hạn thời gian trả nợ, hạ lãi suất, và có lẽ là kéo dài thời gian trả cả tiền gốc lẫn lời, đổi lại là tiếp tục cải cách dưới sự giảm sát của các tổ chức quốc tế.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/hy-lap-va-chau-au-k...hoa-thuan-nao/

    21. #16
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      NGÀY 24/2/2015

      CẢI CÁCH KINH TẾ HY LẠP: CHỦ NỢ VỚI CÁC CỬ TRI

      Chính phủ Hy Lạp đang hi vọng gói cải cách kinh tế mới được phác thảo gần đây có thể thu hút đủ vốn từ Euro zone, để quốc gia này tránh khỏi cảnh vỡ nợ.

      Bản dự thảo cải cách đã được gửi đến các chủ nợ hôm thứ 2, dựa trên thỏa thuận tạm thời ngày 20/2. Một quan chức Hy Lạp cho biết các chính sách cụ thể sẽ được gửi đến Hội đồng các Bộ trưởng Tài chính châu Âu vào thứ 3, trước khi họp bàn về mức độ cam kết của Hy Lạp.

      Bộ trưởng Tài chính Hà Lan, ông Jeroen Dijsselbloem, trả lời phỏng vấn trong một sự kiện tại Tilburg, Hà Lan: “Hy Lạp tỏ ra rất nghiêm túc và đã rất nỗ lực trong những ngày qua. Hy Lạp cần phải cam kết mạnh mẽ hơn nữa, để có thể chống trọi với nợ nần trong vài tháng tới. Tôi luôn giữ thái độ lạc quan tin tưởng vào Hy Lạp.”

      Nếu đề xuất của Hy Lạp được thông qua, món nợ nước này đang gánh sẽ được gia hạn thêm 4 tháng. Cùng thời điểm này, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đang phải nỗ lực ngăn chặn sự tan rã trong chính **** của ông, sau khi **** này lên nắm quyền nhờ vào những cam kết rằng sẽ giúp Hy Lạp thoát khỏi kìm kẹp tài chính từ châu Âu.

      Bản đề xuất trước hết cần sự chấp thuận của bộ 3 chủ nợ IMF, ECB và Hội đồng châu Âu (EC). Chi tiết cuộc họp hôm thứ 2 vừa qua không được tiết lộ vì vấn đề bí mật.

      IMF hi vọng

      Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde hi vọng “cuộc họp sẽ đạt được đồng thuận” giữa Hy Lạp và phần còn lại của châu Âu về những cải cách cần thực hiện.

      Bà đã trả lời phỏng vấn HuffPost Live hôm thứ 2: “Hy Lạp cần phải có những cải cách tận gốc, đây là công việc khó khăn. Họ sẽ phải giải quyết vấn đề đặc quyền đặc lợi và sự bảo trợ dành cho một số bộ phận, sự kém kinh hoạt của thị trường.”

      Chính phủ Hy Lạp cùng ngày cũng tuyên bố rằng cải cách sẽ vẫn đảm bảo lời hứa của **** Syriza, cam kết xoa dịu “khủng hoảng nhân đạo” ở Hy Lạp. Nội các Hy Lạp sẽ được triệu tập vào thứ 3, sau khi bản dự thảo được gửi đến các Bộ trưởng Tài chính.

      Gói cải cách sẽ được duyệt qua nghị viện các quốc gia Đức, Phần Lan và Hà Lan. Bộ trưởng Tài chính các nước này cho biết sẽ không phản đối nếu nghị viện của họ thông qua việc mở rộng gói cứu trợ cho Hy Lạp.

      Phát ngôn viên Gabriel Sakellaridis của chính phủ Hy Lạp cho biết cải cách sẽ bao gồm cả chống tham nhũng và cải cách hệ thống thuế.

      Hy Lạp vẫn dự định nâng mức lương tối thiểu, đưa ra khung pháp lý giải quyết vấn đề nợ xấu và trốn thuế, duy trì quỹ lương hưu, khôi phục quyền đàm phán tự do của các công đoàn. Đây là những công việc tiên quyết phải làm.

      Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết thỏa thuận sẽ tạm dừng chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ cũ, bãi bỏ quyết định cắt giảm lương và việc tăng thuế bán hàng.

      Thỏa thuận sẽ cho phép Hy Lạp hạ thấp mức thặng dư ngân sách mục tiêu, trước khi trả lãi cho các khoản nợ, ông Tsipras sẽ có thể có đủ nguồn lực để thực hiện các cam kết với cử tri Hy Lạp.

      Đổi lại, Hy Lạp sẽ bị hạn chế khỏi những hành động đơn phương có nguy cơ đe dọa những mục tiêu trên.

      Kể từ gói cứu trợ đầu tiên năm 2010, kinh tế Hy Lạp đã suy thoái 25% và phải gánh mức thất nghiệp cao nhất khu vực Euro zone.

      Quốc hội Hy Lạp sẽ vẫn thông qua dự thảo dù **** Syriza không thực hiện được hết các cam kết bầu cử của mình.

      Tuy nhiên Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng, ông Panagiotis Lafazanis thể hiện quan điểm cứng rắn rằng **** Syriza cần phải thực hiện được lời hứa của mình.

      Ariel Rajnerman, chuyên gia phân tích của Roubini Global Economics, nhận định: “Ông Tsipras sẽ phải rất khéo léo giải thích cho các cử tri về đề xuất này. Nhưng rồi cuối cùng Hy Lạp cũng sẽ phải thỏa hiệp khi mà không ai muốn khuấy động mặt nước, sau khi tạm thời sóng yên bể lặng.”

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/cai-cach-kinh-te-hy...cu-tri-hy-lap/

    22. #17
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      NGÀY 25/2/2015

      FED SẼ LINH ĐỘNG VỀ THỜI ĐIỂM TĂNG LÃI SUẤT

      Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bà Janet Yellen trong bài phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ (SBC) ngày hôm qua cho biết ngân hàng này vẫn “kiên nhẫn” trong quyết định nâng lãi suất, nhưng sẽ linh động hơn khi “thời cơ chin muồi.”

      Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đã phát triển đến mức mà “việc nâng lãi suất có thể xảy ra tại bất cứ cuộc họp nào”, mà không cần những nhà hoạch định chính sách báo trước mốc thời gian cụ thể nào.

      Bà Yellen tỏ ra khá lạc quan về nền kinh tế trong nước, khi cả thị trường lao động và tài chính gia đình đều trên đà hồi phục. Trước thông tin này, lợi suất cổ phiếu và trái phiếu quốc gia giảm, nhưng sau đó lại tăng trước thông tin lạm phát và mức tăng lương vẫn còn quá thấp.

      Nhận định này của bà Yellen cũng đồng nghĩa với việc bà không muốn đưa ra bất cứ chỉ dẫn nào về thời điểm nâng lãi suất cụ thể, mà buộc giới đầu tư tự quan sát, đánh giá sức khỏe nền kinh tế để nhận định về thời điểm mà lãi suất có thể tăng. Đa số quan chức Fed đều cho rằng lãi suất sẽ tăng trong năm nay.

      Bà Diane Swonk, chuyên gia kinh tế tại Mesirow Financial Holdings Inc., Chicago cho biết: “Fed đang cố gắng tỏ ra linh hoạt hơn. Họ muốn thị trường hiểu rằng không phải lúc nào những chỉ dẫn họ đưa ra cũng là cam kết về chính sách.”

      Cũng trong ngày hôm qua, chỉ số S&P 500 tăng 0.2%, lên 2,114.61 điểm lúc 1:35 chiều tại New York. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 7 điểm cơ bản (0.07%), xuống còn 1.99%.

      Nhiều cuộc họp

      Trong cuộc họp ngày hôm qua, bà Yellen khẳng định lại việc Fed cam kết “kiên nhẫn” trong việc nâng lãi suất đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ chưa tăng sau “ít nhất vài phiên hợp nữa”.

      Ông Michael Feroli, chuyên gia kinh tế của Mỹ tại JPMorgan Chase & Co., New York cho rằng Fed sẽ thay đổi quyết định trong cuộc họp vào tháng 3 tới. Ông nhận định: “Số liệu kinh tế Mỹ Quý II và III năm nay sẽ quyết định khi nào có thể nâng lãi suất.”

      Tham dự cuộc họp, các thành viên Quốc hội liên tục tham vấn bà Yellen từ các quy chế tài chính, cho đến tình hình thị trường bất động sản. Bà Yellen phải đối mặt với những ý kiến trái chiều từ phía **** Dân chủ (ủng hộ nâng lãi suất) và **** Cộng hòa (không nâng lãi suất).

      Ông Toomey, thành viên cấp cao của **** Dân chủ nhận định: “Những động thái của Fed nhiều nguy cơ sẽ dẫn tới hậu quả không mong muốn. Fed hoàn toàn có thể tối đa hóa thị trường lai động và tăng trưởng kinh tế nếu tập trung vào bình ổn giá cả.”

      Giải pháp nước đôi

      Bà Yellen khéo léo đưa ra giải pháp “nước đôi”, khi cho rằng việc nâng lãi suất quá sớm có thể hãm lại đà tăng trưởng kinh tế, việc chờ đợi quá lâu cũng để lại những hậu quả khôn lường.

      Bà nhận định: “Trước khi nâng lãi suất, chúng tôi muốn đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế và lạm phát tiếp tục gia tăng. Tất nhiên, việc chờ đợi quá lâu cũng có những hậu quả của nó. Về việc này, chúng tôi đã có ‘kế hoạch B’. Tất cả những gì chúng ta cần làm lúc này là chờ đợi.”

      Bà cũng mạnh mẽ phản đối việc cho phép kiểm soát chính sách tiền tệ của Fed, vì như vậy sẽ tổn hại tới tính độc lập vốn có, đồng thời “lôi kéo” ngân hàng này vào những vấn đề chính trị không đáng có.

      Bà cho rằng: “Kiểm toán Fed đồng nghĩa với việc chính trị hóa chính sách tiền tệ, gây ra nhiều áp lực mạnh mẽ.” Bà còn cho biết đạo luật này là không cần thiết vì Fed cũng đã “kiểm toán chặt chẽ” rồi.

      Tăng lương

      Giới hoạch định chính sách của Fed cho biết sẽ dựa vào tình hình thị trường lao động để nâng lãi suất, mặc cho lạm phát có thấp hơn mục tiêu 2%.

      Nhiều nhà đầu tư tin rằng lãi suất có thể tăng lên 19% vào tháng 6 năm nay, phụ thuộc vào báo cáo giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn của Bloomberg.

      Bà Yellen nhắc lại rằng trước khi nâng lãi suất, FOMC muốn chắc chắn rằng lạm phát tiến gần tới mục tiêu (2%). Trên thực tế, lạm phát của quốc gia này thấp hơn mục tiêu kể từ tháng 4/2012 và chỉ tăng 0.7% trong năm 2014.

      Giá dầu

      Trong bài phát biếu, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh rằng việc lạm phát giảm chủ yếu do giá dầu lao dốc quá sâu trong thời gian qua.

      Bà phát biểu: “Fed cho rằng lạm phát sẽ còn giảm sâu hơn nữa trước khi đạt 2% trong trung hạn, khi thị trường lao động dần hồi phục, cũng như tác động chuyển đổi giữa giá nhiên liệu thấp và các yếu tố khác mờ nhạt đi.”

      Bức tranh toàn cảnh kinh tế Mỹ sáng lạn gần đây hơn giúp Fed “yên tâm” kết thúc chương trình mua trái phiếu vào tháng 11/2014, đánh dấu bước đầu trong công cuộc thắt chặt chính sách từ ngân hàng này.

      Trong vòng 7 tháng (từ tháng 6/2014 đến tháng 1/2015), hơn 1.9 triệu việc làm phi nông nghiệp được tạo mới, kéo tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5.7%. tăng trưởng kinh tế cũng đạt 2.4% năm 2014, cao nhất kể từ năm 2010.

      Nguy cơ bong bóng tài chính

      Một vài quan chức của FOMC tranh luận rằng Fed nên nâng lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát tăng quá cao, hay nguy cơ bong bóng tài chính.

      Bà Yellen cũng đề cập tới nhữngyếu tố ngoại cảnh đe dọa nền kinh tế Mỹ, khi “kinh tế toàn cầu ảm đạm và những thay đổi trong chính sách tiền tệ ở nước ngoài” khiến lãi suất tiếp tục giảm đáng kể kể từ giữa năm 2014 ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác.

      Bà còn cho biết kinh tế nước ngoài phát triển chậm chạp “có thể tổn hại đến triển vọng kinh tế Mỹ” và mặc dù kinh tế Mỹ có chút khởi sắc trong nửa cuối năm ngoái, thì nhiều quốc gia khác “cũng đang đối mặt với những thách thức có thể hãm lại hoạt động kinh tế.”

      Bà Yellen cho rằng tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc (cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới) có thể “thấp hơn dự báo” khi những nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro thị trường tài chính và phụ thuộc ít hơn vào xuất khẩu, trong khi đó, Eurozone tiếp tục đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm và lạm phát thấp.

      Ngoài ra, bà còn cho rằng động thái từ các ngân hàng trung ương có thể gia tăng. “Chúng ta có thể thấy rằng phản ứng của nền kinh tế trong nước đối với những động thái kích thích tăng trưởng từ nước ngoài còn mạnh hơn cả dự báo.Thêm vào đó,thị trường dầu mỏ suy giảm gần đây có thể kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu hơn mong đợi.”

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/fed-se-linh-dong-ve...nang-lai-suat/

    23. #18
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      IMF: ĐỀ XUẤT CỦA HY LẠP KHÔNG CÓ GÌ CỤ THỂ VÀ BẢO ĐẢM


      “Quay lại vạch xuất phát” là cụm từ mà mọi người kết luận được, sau khi các chủ nợ xem xét bản đề xuất cải cách kinh tế mới của Hy Lạp và phủ quyết nó.

      Trong khi chính phủ mới của Hy Lạp đang được tuyên dương vì đã đưa ra được những bước khả thi trong bản dự thảo cải cách, bao gồm cả duy trì chi tiêu công và tăng thuế, cả Ủy ban châu Âu (EC), ECB và IMF đều cảnh báo rằng “nói thì dễ hơn làm.”

      Maria Paola Toschi, chiến lược gia thị trường toàn cầu của JPMorgan Asset Management, cho biết: “Điều kiện để gia hạn khoản nợ chỉ là chướng ngại vật đầu tiên trong chặng đua đường trường của Hy Lạp. Chúng tôi cho rằng phiên đàm phán sẽ tiếp tục đảo chiều.”

      Cải cách là điều kiện để Hy Lạp được gia hạn thêm 4 tháng trả nợ, sau thỏa thuận sơ bộ ngày 20/2. Trong khi, đề xuất trên cho thấy sự chấp nhận thỏa hiệp của Hy Lạp, quốc gia này vẫn đang trên bờ vực: hành động hay là vỡ nợ.

      Giám đốc IMF bà Christine Lagarde đã viết trong bức thư gửi Hội đồng các Bộ trưởng Tài chính châu Âu: bản đề xuất “không cụ thể” và “không có một sự bảo đảm rõ ràng” rằng sẽ có cải cách. EC và cả Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi cũng nhấn mạnh :”cam kết pháp lý” mạnh mẽ hơn nữa là chìa khóa giúp Hy Lạp được thông qua.

      Khoản nợ từ năm 2010 sẽ đáo hạn vào cuối tháng này. Sau 4 tuần đàm phán, các bên vẫn chẳng đi được đến đâu. Thủ tướng Hy Lạp thì tuyên bố kết thúc chính sách “thắt lưng buộc bụng” kham khổ, trong khi các chủ nợ lại khăng khăng các điều kiện của gói cứu trợ trước là không thể dừng lại.

      Hy Lạp cần phải đưa ra kế hoạch chi tiết hơn một cách nhanh chóng và thực hiện nó. Vấn đề về dòng tiền cần sớm giải quyết.

      Hạn chót cho Hy Lạp là đến tháng 4, phải đưa ra được bản kế hoạch chi tiết. Hy Lạp sẽ không thể có thêm một đồng nào, kể cả gói cứu trợ tiếp theo 7 tỷ Euro, trừ phi phương án mới được thông qua. Bây giờ Hy Lạp và các chủ nợ có thể thảo luận về việc làm thế nào để giải quyết được luồng vốn cho tháng tới, phát hành thêm Trái phiếu kho bạc sẽ được cân nhắc. Dù vậy, thảo thuận này cũng đánh dấu một bước ngoặt đối với Hy Lạp và châu Âu. Chính phủ đã trả lời báo giới, Hy Lạp đã thoát khỏi “cái bẫy chết người’ mà chính sách khắc khổ gây ra.

      Ông Tsipras sẽ có bài phát biểu trước chính **** vào thứ 4.

      Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu đã chấp nhận cải cách của Hy Lạp, bao gồm cải cách thị trường lao động, siết chặt các giao dịch phi pháp và giải quyết nạn tham nhũng.

      Trong khi ông Tsipras và Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis đang bất đồng với châu Âu, nhưng lại nhận được nhiều sự ủng hộ từ người dân tại Athens. Hôm qua, thị trường chứng khoán Hy Lạp phản ứng khá tích cực.

      Chỉ số ASE stock index của Hy lạp tăng 10%, lợi suất trái phiếu 3 năm giảm 268 điểm cơ bản, xuống còn 12.39%.

      Yiannis Pelekanakis, một công dân Hy Lạp đang kinh doanh kem tại Athens, cho biết: “Tôi hài lòng với kết quả cuộc đàm phán, vì ít nhất là Hy Lạp cũng không rời khỏi Euro zone. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu. Hy Lạp cần phải tiến hành cái cách sâu và rộng, nếu không nó sẽ quay trở lại như cũ.”

      Ông Tsipras đang phải đối mặt với thách thức duy trì sự đồng thuận trong chính ****, thuyết phục các chính trị gia ngờ vực, sau khi **** này thắng cử nhờ lời hứa sẽ kết thúc chính sách “thắt lưng buộc bụng”, xin xóa một phần nợ và thoát khỏi kìm kẹm của EC, ECB và IMF.

      Thỏa thuận trên đã vấp phải sự phản đối của các chính trị gia lão làng, bao gồm Nghị sĩ Manolis Glezos 92 tuổi (cựu chiến binh thế chiến II). Một quan chức giấu tên của Bộ Tài chính tiết lộ đã có vết rạn nứt trong nội bộ **** về chính sách cải cách mới.

      Pelekanakis nhận định: “Syriza có thể sẽ không thông qua nổi đề xuất này. Không may là đến giờ vẫn chẳng có gì chắc chắn.”

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/imf-de-xuat-cua-hy-...co-gi-bao-dam/

    24. #19
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      CON SỐ ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NGÀY: TIÊU DÙNG TẠI PHÁP VÀ THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở MỸ


      Ba con số đáng chú ý trong ngày hôm nay: Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Pháp, số đơn xin vay thế chấp mua nhà và doanh số bán nhà mới tại Mỹ.

      Niềm tin tiêu dùng tại Pháp (2h45 chiều giờ Việt Nam)

      Sự phục hồi chậm chạp, yếu ớt của châu Âu đang chịu tác động tiêu cực từ nhiều yếu tố, điển hình trong thời điểm này là những bất ổn liên quan đến Hy Lạp, xung đột tại Ukraine ngay cả khi có thỏa thuận ngừng bắn. Triển vọng kinh tế châu Âu không mấy sáng sủa trong tương lai gần.

      Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô Đức là điếm sáng duy nhất của khu vực này. Tuy nhiên động năng tăng trưởng của Euro zone vẫn chưa thấy đâu, khi mà nhiều quốc gia khác vẫn đang phải vật lộn với lạm phát thấp và tăng trưởng yếu.

      Kinh tế Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 châu Âu, có thể sẽ có tiến bộ, nhưng không nhiều. Hôm qua, Pháp công bố chỉ số niềm tin sản xuất của ngành công nghiệp, có tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng tính theo trung bình năm thì hầu như không thay đổi.

      Theo số liệu ước tính Composite Output Index tháng 2 của Pháp, sản lượng khu vực tư nhân tăng với tốc độ lớn nhất trong 3 năm qua. Những chuyên gia kinh tế của Markit cũng dự đoán tăng trưởng GDP quý I của Pháp sẽ trên 0.1%, cao hơn quý trước.

      Ngày hôm nay sẽ có con số chính thức về niềm tin tiêu dùng tại Pháp, được dự đoán là sẽ khả quan hơn lần trước. Theo Viện nghiên cứu kinh tế và thống kê quốc gia Pháp, niềm tin tiêu dùng đã có cải thiện đôi chút trong những tháng gần đây, trước khi giảm nhẹ vào tháng trước.

      Trong khi đó, tỷ lệ phát có điều chỉnh theo chi tiêu hộ gia đình tăng 1.5% trong tháng 12, có thể cho thấy tâm lý lạc quan hơn đã kích thích nhu cầu thực tế.

      Vay thế chấp mua nhà tại Mỹ (7 giờ tối nay giờ Việt Nam)

      Doanh số bán nhà cũ tại Mỹ tháng 1 đột ngột giảm từ 5.07 triệu xuống còn 4.82 triệu căn. Hiệp hội bất động sản quốc gia cho rằng đó là do thiếu nhà để bán. Dù lý do là gì, thị trường nhà ở vẫn không cho thấy dấu hiệu phá băng nào trong những tháng gần đây.

      Số đơn đăng ký vay thế chấp mua nhà 2 tuần đầu tháng 1 có tăng, nhưng sau đó lại quay đầu giảm, điển hình là tuần trước giảm mạnh 13.2%.

      Trong khi đó, lãi suất các khoản vay thế chấp lại tăng. Kèm theo đó là triển vọng Fed tăng lãi suất khiến các khoản vay mua nhà trở nên đắt đỏ hơn. Lãi suất vay thế chấp mua nhà trong 30 năm đã tăng lên 3.76% vào tuần trước, tuy vẫn còn khá thấp nhưng là mức cao nhất trong năm nay, báo hiệu giai đoạn lãi suất giảm đã kết thúc.

      Chỉ một yếu tố đó thôi chưa thể kết luận thị trường nhà ở sẽ không phục hồi. Thực tế nếu lãi suất tăng do kinh tế phát triển, thị trưởng nhà ở sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, giai đoạn tăng lãi suất từ thấp lên mức “bình thường” sẽ không suôn sẻ trong ngắn hạn, bằng chứng là nhu cầu mua nhà yếu đi gần đây.

      Doanh số bán nhà mới tháng 1 (10 giờ tối nay giờ Việt Nam)

      Những nhà kinh tế dự đoán doanh số bán nhà mới sẽ giảm so với tháng 12.

      Econoday.com dự đoán con số này trong tháng 1 sẽ giảm từ 481,000 xuống 471,000 căn nhà, vẫn ở mức cao trong 3 năm trở lại đây, nhưng khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về tình hình sức khỏe của thị trường hiện tại.

      Nhìn nhận một cách lạc quan, chỉ số giá nhà ở 20 thành phố của Case-Shiller tăng trong tháng 12, giúp chỉ số trung bình năm 2014 tăng 4.5%, cho thấy thị trường có sự phục hồi vừa phải (trong khoảng 4 đến 5%). Tốc độ này được coi là ổn định.

      Chuyen gia kinh tế Jefferies của LLC tại New York nhận định: “Thế là đủ để giữ chân nhà đầu tư lại thị trường, nhưng lại không đủ để thu hút thêm, nhưng nếu như lương tăng thì có thể đấy.”

      Nhưng nếu số liệu hôm nay gây nhiều thất vọng, giới đầu tư sẽ trở nên nghi ngờ thị trường bất động sản.

      Theo TradingFloor
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/con-so-dang-chu-y-t...uong-nha-o-my/

    25. #20
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      DOANH SỐ BÁN NHÀ CỦA MỸ TUY GIẢM NHƯNG VẪN CÓ DẤU HIỆU TÍCH CỰC​


      Hôm qua (25/2), Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán nhà (chiếm 9.1% thị trường nhà ở) đã giảm 0.2% trong tháng 1, đạt 481,000 nhà ở, giảm nhẹ so với số liệu tháng 12 trước đó (482,000 nhà ở, mức cao nhất tính từ tháng 6/2008). Những nhà kinh tế cũng đã đưa ra dự đoán trước đó, doanh số bán nhà mới trong tháng trước sẽ giảm xuống còn 470,000 nhà ở. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số này đã tăng 5.3%.


      Doanh số bán nhà (chiếm 9.1% thị trường nhà ở) đã giảm 0.2% trong tháng 1, đạt 481,000 nhà ở.
      (Nguồn: Forex Factory)

      Ông Stephanie Karol, một nhà kinh tế học Mỹ tại IHS Global Insight ở Lexington, Massachusetts phát biểu: “Các biện pháp phục hồi thị trường nhà ở vẫn còn rất gian nan và khó khăn. Tôi kỳ vọng thị trường này sẽ cải thiện trong cuối năm nay nhờ thị trường lao động và các điều kiện cho vay.”

      Doanh số bán nhà bị kìm hãm có thể là do tình hình bão tuyết ở vùng Đông Bắc, khu vực được ghi nhận là có số nhà bán được giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2012.

      Chỉ số Housing (.HGX) tăng nhẹ trong khi thị thị trường chứng khoán Mỹ “đi ngang” sau khi Chủ tịch Fed kết thúc phiên điều trần thứ 2 mà vẫn không cung cấp thêm thông tin về việc nâng lãi suất.

      Cổ phiến của Lowe’s Cos Inc. (LOW.N – Công ty đứng thứ 2 tại Mỹ chuyên kinh doanh sửa chữa nhà ở và cung cấp đồ gia dụng tại Mỹ, Canada và Mexico) giảm 0.64% mặc dù doanh số bán nhà thực tế cao hơn dự đoán của các nhà phân tích.

      Số liệu khả quan cũng giúp đối thủ của Lowe’s là Home Depot (HD.N) đạt doanh số và lợi nhuận cao hơn dự kiến vào thứ 3 vừa qua (24/2).

      Thị trường nhà ở vẫn mờ nhạt sau khi đã đạt được tốc độ tăng nhanh chóng kể từ nửa cuối năm 2013, do số lượng nhà dư thừa ít ỏi, giá cả đắt đỏ và tiền lương tăng chậm chạp cũng khiến người dân phải cân nhắc trong việc mua nhà mới.

      Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen phát biểu trước các nhà hoạch định chính sách hôm thứ 3 rằng “Thị trường nhà ở không phục hồi giống như tôi dự đoán.”

      Tăng trưởng lạc quan


      Trong một báo cáo khác, Hiệp hội Ngân hàng thế chấp (MBA) cho biết số lượng yêu cầu vay vốn để mua nhà ở (một chỉ số quan trọng đối với doanh số bán nhà) đã tăng 4.6% trong tuần trước, tăng lần đầu tiên trong sáu tuần liên tiếp.

      Có nhiều lý do để lạc quan về thị trường nhà ở. Thị trường lao động đang được cải thiện và việc mua nhà mới cũng được đẩy mạnh do nhiều người dân có thu nhập ổn định hàng tháng. Số lượng giấp phép xây nhà cũng như số lượng nhà ở mới xây cũng đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2008-2009.


      Số lượng giấy phép xây nhà mới ở Mỹ đạt mức 1.05 triệu trong tháng 1 (Nguồn: Forex Factory)



      Số lượng nhà mới xây ở Mỹ đạt 1.07 triệu nhà trong tháng 1 (Nguồn: Forex Factory)

      Ngoài ra, giá nhà đang có dấu hiệu tăng trở lại sau khi đã giảm trong một thời gian dài trong năm 2014. Điều này sẽ giúp căn nhà của những người cho thuê có giá cao hơn và khuyến khích họ bán nhà.

      Ông Joel Naroff, nhà kinh tế trưởng tại Economic Advisers ở Hà Lan, Pennsylvania cho rằng: “Doanh số bán nhà mới có thể tăng hoặc giảm, nhưng giá nhà ở tăng trở lại gần đây có thể cho thấy sự sụt giảm giá nhà ở trong năm 2014 dường như đã kết thúc. Điều này thực sự quan trọng khi mà ngành này đang chịu tổn thất do lượng nhà dư thừa ít ỏi nguyên nhân một phần là lợi nhuận ít. Giá càng tăng cao thì càng có nhiều người đem bán nhà để thu lại lợi nhuận.”


      Theo Reuters
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/doanh-so-ban-nha-my...hieu-tich-cuc/

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 101
      Bài viết cuối: 22-04-2014, 11:30 PM
    2. Trả lời: 88
      Bài viết cuối: 28-12-2012, 03:58 PM
    3. Topic tin tức giữa VN và quốc tế, những nhận định thị trường
      By Trudanhck in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 49
      Bài viết cuối: 21-03-2012, 11:25 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình