ivan - Blog 2
  • Thông báo


    + Reply to Article
    Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 1 2 3
    Kết quả 41 đến 55 của 55
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định ivan - Blog 2

      Cập nhật thông tin danh mục đầu tư.

      Cảnh báo: Tác giả không chịu trách nhiệm về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng dữ liệu trong Blog này.

      Cập nhật danh mục đầu tư đến 31/12/2015:


    2. #41
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      Phân tích kỹ thuật (PTKT) có đúng với TTCK VN? (Tiếp theo)

      Càng ít học, càng kiếm được nhiều tiền.

      Tổ sư của nghề "Đầu cơ, lướt sóng chứng khoán" là Jese Livermore - Thần đồng chứng khoán Mỹ. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng phân tích giao dịch thị trường để tìm ra xu hướng giá, cái mà ngày nay mọi người gọi là "Phân tích kỹ thuật" (PTKT). Jese Livermore nổi tiếng chủ yếu vì 3 lần đánh sập TTCK Mỹ và phải ra hầu tòa.
      Nhà nghèo, Jese phải bỏ học, lên thành phố Boston kiếm sống từ năm 14 tuổi. Cậu bé Jese được nhận vào làm việc ở một cửa hàng cá cược chứng khoán.

      Lúc bấy giờ (cuối thế kỷ thứ 19) cả nước Mỹ chỉ có một sàn GDCK duy nhất ở phố Wall New York. Muốn mua bán chứng khoán chuyên nghiệp, phải mua một cái ghế trên sàn GD với giá rất đắt, để hàng ngày đến sàn theo dõi. Chỉ những người giàu và rất giàu mới đủ tiền tham gia TTCK. Còn dân nghèo, tỉnh lẻ thì chịu bó tay. Vì vậy, lúc đó trên đất Mỹ, các cửa hàng, công ty cá cược chứng khoán mọc lên như nấm sau mưa, để thỏa mãn sự hiếu kỳ của những người bình dân, và tham vọng làm giàu nhanh của các con bạc.
      Cá cược chứng khoán đại loại như sau: Bạn đặt cược 1 đô-la (bao nhiêu tùy ý) vào cổ phiếu XYZ nào đó. Nếu giá cổ phiếu giảm >10%, bạn mất trắng. nếu giá cổ phiếu tăng 10%, bạn được nhận 2 đô la; tăng 20 % bạn được nhận 3 đô la v.v... từ nhà cái.
      Lúc đó cũng chưa có Internet, điện thoại. Phương tiện truyền tin duy nhất là máy điện tín. Máy điện tín giống như máy FAX, nhưng thô sơ hơn nhiều. Thông tin được mã hóa, truyền đi bằng đường dây. Người nhận phải làm công việc ngược lại là khôi phục thông tin mã hóa thành ngôn ngữ thông dụng.
      Công việc của Jese là nhận điện tín từ sàn GDCK New York, dịch ra tiếng Anh thông dụng rồi viết lên trên một cái bảng để mọi người theo dõi. Thông tin chủ yếu bao gồm, giá và khối lượng giao dịch của các mã cổ phiếu niêm yết.
      Nhờ tài năng bẩm sinh, cậu bé Jese sớm nhận ra quy luật tăng giảm giá các cổ phiếu thông qua dữ liệu giao dịch. Jese lấy lương của mình để thử vận may, không ngờ đánh đâu thắng đó. Chỉ 2 năm sau Jese đã dành dụm được đủ số tiền mua một cái ghế ở sàn GDCK New York và vốn ban đầu để khởi nghiệp.

      Có một thời trong đầu tôi nảy ra một ý nghĩ điên rồ là: Tìm hiểu mọi ngõ ngách của PTKT, để tìm ra cho mình "bí quyết làm giàu". Nhưng thật là nản: càng đi sâu vào PTKT, càng cảm thấy mờ mịt, giống như đi vào một khu rừng rộng mênh mông, dễ bị lạc, khó tìm được lối ra. Tôi đành bỏ dở dự định ban đầu. Từ đó trong tôi hình thành một nguyên tắc không thay đổi: "Càng ít học, càng kiếm được nhiều tiền".
      Trung thành với nguyên tắc của mình, tôi chỉ tiếp thu PTKT dưới dạng nguyên sơ mà Livermore đã sử dụng để kiếm tiền. Những thứ cao siêu hơn tôi không biết, vì chưa học.
      (Còn nữa)

    3. #42
      Ngày tham gia
      Aug 2015
      Đang ở
      Ma Kiếm
      Bài viết
      172
      Được cám ơn 14 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi ivan Xem bài viết
      Phân tích kỹ thuật (PTKT) có đúng với TTCK VN?

      Phải công nhận, đây là câu hỏi khó nhất đối với tôi.
      Với mọi người, có thể chia thành 2 phe;
      - Phe phủ nhận: Cho rằng PTKT không đúng với TTCK VN. Đương nhiên là họ dè bửu, chê bai những ai sử dụng PTKT, coi họ là những kẻ dị hợm, thích lòe bịp thiên hạ, và tìm phương pháp đầu tư khác, không cần đén PTKT.
      - Phe ủng hộ: Cho rằng PTKT đúng với cả TTCK VN. Đương nhiên là họ sử dụng PTKT trong quyết định mua bán. Có người còn coi PTKT như cây đũa thần, chỉ vào cái gì cũng biến thành vàng.
      Vậy quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai trong vấn đề này?
      Thị trường đang lình xình, không có việc gì làm, tôi cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chủ yếu là cho bản thân mình. Nhân tiện, tôi post các suy nghĩ của mình lên đây để chia sẻ với mọi người.
      Rất mông được góp ý, phản biện.
      Hoang mang style là cái chung mà nhiều người gặp phải khi luyện ptkt.

      Tui khẳng định với bạn là ptkt hoàn toàn dùng được. Và quan trọng là phải có duyên mới ngộ được đạo.

      Cả mớ cao nhân Đại Lý có sẵn kiếm phổ Lục Mạch Thần Kiếm trong tay, ngày nào cũng luyện mà chẳng thể nào thông. Đoàn Dự chỉ cần dòm 1 xíu, là có thể thi triển được.

      Lệnh Hồ Xung chỉ cần 1 ngày đã có thể luyện xong Phá Đao Thức trong Độc Cô Cửu Kiếm, trong khi Phong Thanh Dương phải luyện tới vài năm.

      Tùy duyên đi bạn !!!
      1.So do not worry about tomorrow; for tomorrow will care for itself. Each day has enough trouble of its own. (MT 6,34).
      2.Whoever exalts himself shall be humbled; and whoever humbles himself shall be exalted. (MT 23,12).
      3.Treat others the same way you want them to treat you. (L 6,31).

    4. #43
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      Mua khi có tin đồn, bán khi có tin thật.

      Một người cùng thời với Jese Livermore, thành công với nghề "Đầu cơ chứng khoán" còn hơn cả Livermore. Tên ông ta là gì tôi quên mất rồi. Hình như là Baruc, một cái tên rất lục cục, khó nhớ.

      Baruc là con một thương gia Mỹ. Đẹp trai, con nhà giàu, từ thủơ thiếu niên, Baruc đã nổi tiếng ăn chơi sành điệu. Sẵn có mối quan hệ rộng của bố, Baruc kết bạn với con cái các đại gia, ông lớn. Bạn bè của Baruc đông như quân Nguyên.
      Lớn lên, Baruc làm ở bộ ngoại giao, cuối đời làm cố vấn cho Tổng thống Mỹ.

      Hồi nhỏ Baruc rất máu mê cờ bạc. Bị gia đình cấm, Baruc chuyển sang chơi cổ phiếu cho đỡ buồn.
      Vì có sẵn mối quan hệ rất rộng với con cái các thương gia, ông lớn, Baruc có nhiều thông tin "ngoài luồng". Cậu bé lợi dụng ưu thế này của mình trên thị trường chứng khoán, nên đánh đâu thắng đó, kiếm được rất nhiều tiền. Baruc cũng nổi tiếng là thần đồng chứng khoán Mỹ, như Livermore.
      Baruc cũng một lần phải ra hầu tòa cùng với Livermore, vì bị nghi ngờ sử dụng tin nội gián trong GD chứng khoán, nhưng được trắng án, vì không đủ cơ sở kết tội.
      Qua đời vào khoảng thập niên 50 thế kỷ 20, ông để lại khối tải sàn khoảng 16 tỷ đô la Mỹ. Lúc bấy giờ đồng đô la Mỹ chưa mất giá, 16 tỷ đô la là khối tài sản khổng lồ.
      Hình như Baruc là tác giả của câu danh ngôn nổi tiếng:" Mua khi có tin đồn, bán khi có tin thật".

      Ngày nay chúng ta ai cũng biết: giá cổ phiếu tăng, giảm do tin. Tin tốt - tăng. Tin xấu - giảm. Ai có được thông tin sớm, dù chỉ vài ngày, thậm chí chỉ vài giờ, người đó đã nắm chắc phần thắng trong tay đến 80- 90%.
      Vì vậy, để thành công trên TTCK, cần có mối quan hệ rộng, nhất là với các doanh nhân. Doanh nhân là những người thạo tin nhất, nếu biết khai thác, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền trên TTCK. Nếu bạn có mối quan hệ thân tình với vợ, con, anh, em của Giám đốc, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng các công ty, tập đoàn, sự thành công càng được đảm bảo.
      Baruc là một ví dụ điển hình.
      (Còn nữa)

    5. #44
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định PTKT có đúng với TTCK VN?

      Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...

      Jese Livermore là con nhà nghèo, bố mẹ là nông dân ở tỉnh lẻ, gần Boston. Đến thành phố phồn hoa New York lập nghiệp, Livermore không tránh khỏi bị kỳ thị. " Eo ơi, chơi với thằng hai lúa Livermore làm gì cho ôi người. Quê một cục!". Ông gặp không ít khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ làm ăn, đồng nghiệp, bạn bè v.v...
      Livermore biết thế, nhưng không mấy bạn tâm vì chuyện này. Hàng ngày ông đến phòng làm việc, ngồi một mình im lặng nhìn lên bảng giá chứng khoán, với niềm tin thần thánh:"Mọi thông tin đều phản ánh vào giá". Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, ngồi nhà cũng có tin.

      Phần lớn thời gian giá các cổ phiếu nhảy múa lung tung trong một khoảng không gian hẹp, giới hạn bởi 2 đường thẳng song song. Ông gọi khoảng không gian đó là " Kênh xu thế" (Trend Band). Đường giới hạn phía dưới ông gọi là "Đường xu thế hỗ trợ" (Trend Line Support). Đường giới hạn phía trên ông gọi là "Đường xu thế kháng cự" (Trend Line Resistance).

      Kênh xu thế lúc đi lên, khi đi xuống, có lúc lại đi ngang. Ông đặc biệt chú ý đến các kênh xu thế đi ngang. Nếu đột nhiên giá của một cổ phiếu nào đó nhảy vọt lên trên đường kháng cự, ông lẩm nhẩm một mình:"Sắp có tin quan trọng đây". Ông không vội mua vào, mà tiếp tục theo dõi thêm một, hai ngày. Nếu giá cổ phiếu không giảm về kênh xu thế ban đầu, ông quyết định mua vào cổ phiếu đó.
      Nếu nhiều cổ phiếu đồng loạt nhảy qua đường kháng cự, ông lẩm bẩm:"Tin quái gì mà kinh khủng thế? Không nhẽ vợ Tổng thống Mỹ sắp đẻ?". Ông chọn những cổ phiếu tốt nhất thị trường để mua vào.
      Mỗi lần TTCK Mỹ có bão, tiền chảy vào tài khoản của Livermore như nước sông Trường Giang.

      PTKT đưới dạng nguyên khai, thực chất là cách tiếp cận thông tin độc đáo, do Livermore nghĩ ra, để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán.
      (Còn nữa)

    6. #45
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định PTKT có đúng với TTCKI VN?

      Bó tay!

      Đối diện với nhà tôi, phía bên kia ngõ nhỏ, có cô hàng xóm rất tốt tính: chăm chỉ, chịu khó lại kiệm lời. Cô làm nghề thợ may. Sáng nào cô cũng dạy sớm, nấu cơm, giặt rũ quần áo, rồi ngồi vào bàn may quần áo gia công cho một cửa hàng thời trang ngoài phố. Chồng cô làm bảo vệ ở nhà máy bánh kẹo Hải Hà. Cô có một đứa con gái năm nay 9 tuổi, thông minh, xinh xắn rất dễ thương, chỉ phải cái tội hay nghịch dại. Thu nhập của vợ chồng cô cũng tàm tạm, đủ chi tiêu ở mức tằn tiện.
      Cuối năm ngoái cô đột nhiên đập nhà cũ đi xây lại, lên 3 tầng, khang trang, đẹp đẽ. Tôi hơi ngạc nhiên: Tiền đâu mà xây nhà to thế? Hỏi ra mới biết là cô trúng quả chứng khoán.
      Tôi không biết cô chơi chứng khoán từ bao giờ, nhưng kiếm được tiền xây nhà là giỏi rồi. Thật đáng nể!

      Mấy hôm trước, nhà bên ấy bỗng nhiên nổi loạn: vợ chồng, con cái cãi nhau loạn xạ. Quái lạ, từ ngày chuyển về đây ở, chưa thấy vợ chồng cô cãi nhau bao giờ. Tôi vội chạy sang xem sự thể ra sao.
      Thấy tôi sang, cô ấy phân trần:
      - Bác bảo có khổ em không cơ chứ? Ai đời mới ba tuổi ranh đã biết tung tin thất thiệt lên mạng. Sau này lớn lên chắc làm giặc cái!
      Con bé vênh mặt cãi lại:
      - Con chỉ muốn dọa mẹ tý thôi mà.
      Ra thế. Vừa mấy hôm trước đó cô ấy khoe với tôi:
      - Em thấy chuyên gia Vietstock nói đúng đấy bác ạ. Người đẻ được chứ đất có đẻ được đâu. Lần này em quyết tâm chơi cổ phiếu bất động sản.

      Vào một ngày đẹp trời, con bé tinh nghịch lên mạng online, viết vào trang Facebook của mình một câu cụt lủn: "Ông Tâm vừa bị bắt" để dọa mẹ. Không ngờ làm cho tài sản của ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch KBC, bốc hơi gần nửa. Bó tay.
      (Còn nữa)

    7. #46
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      J. Livermore phá sản

      Đến thành phố New York lập nghiệp không lâu, J. Livermore phá sản. Vốn liếng tích cóp suốt 2 năm, chỉ trong 2 tháng đã bốc hơi gần hết, do thua lỗ chứng khoán. J. Livermore tự hỏi mình:" Quái lạ! Cùng một chiến thuật, ở Boston mình kiếm được tiền; mà ở đây sao thua lỗ nhanh thế?".
      Nghĩ mãi rồi cũng phải ra: thủ phạm là thông tin. Chính xác hơn là do độ trễ thông tin.
      Thời bấy giờ phương tiện truyền tin duy nhất là máy điện tin đường dây. Tin tức càng truyền đi xa càng bị nhiễu, đến mức không nhận dạng nổi. Vì vậy, cách vài trăm km phải đặt trạm trung chuyển. Máy móc, thiết bị tự động chưa có, nhân viên các tram trung chuyển phải gõ lại tin tức lên máy điện tín. Công việc nhiều, nên các nhân viên không thể chuyển tiếp đi ngay khi nhận được. Thông tin giao dịch từ New York phải mất 1 ngày mới về đến Boston. Thông tin có độ trễ. Còn ở New York, J. Livermore tiếp nhận thông tin trực tiếp ngay trên sàn GD, không có độ trễ. Sự khác nhau không nhiều, nhưng cũng đủ để làm phá sản chiến thuật mua bán mà J. Livermore đã dày công xây dựng ở Poston.
      Tìm ra nguyên nhân thất bại cũng là tìm ra bí quyết thành công. J. Livermore quyết tâm điều chỉnh chiến thuật, làm lại từ đầu.
      Nhưng khó khăn mới lại xuất hiện: không có tiền. Ở New York Livermore không có họ hàng thân thích, bạn bè cũng không. Biết vay ai tiền bây giờ?
      Cậu bé đánh liều đến gặp người quản lý sàn GDCK New York hỏi vay 1000 đô la.
      Nghe Livermore trình bày hoàn cảnh, người quản lý lắc đầu:
      - Cậu không có tài sản thế chấp, làm sao chúng tôi cho cậu vay tiền được.
      Livermore nài nỉ thêm vài lần, người quản lý cũng cảm thấy ái ngại, nên dẫn Livermore vào gặp Giám đốc sở GDCK New York.
      Nghe J. Livermore trình bày về hoàn cảnh khó khăn của mình và kế hoạch về Boston kiếm tiền, ngài giám đốc gật đầu:
      - Tôi tin là cậu sẽ quay lại với chúng tôi. Nhưng nguyên tắc là nguyên tắc. Cậu phải thế chấp cái ghế của mình làm tài sản đảm bảo, chúng tôi mới cho cậu vay tiền được. J. Livermore đồng ý ngay.
      Mải suy nghĩ về cách điều chỉnh chiến thuật, cũng như kế hoạch về Boston kiếm tiền làm vốn, để làm lại từ đầu, J. Livermore quên mất, mình còn một tài sản giá trị: chiếc ghế ở sàn GD. Cậu phải mua nó với giá 10.000 đô la.
      Vị GĐ già gợi ý:
      - Chúng tôi có thể cho vay 5.000 đô la, nếu cậu muốn.
      J. Livermore gật đầu. Hợp đồng nhanh chóng được soạn thảo. Livermore ký vào bản hợp đồng cầm cố tài sản vay tiền đầu tiền trong đời.
      Cầm 5.000 đô la trong tay, J. Livermore quay về thành phố Boston quê hương, trong lòng tràn ngập niềm vui.
      (Còn nữa)

    8. #47
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      "Trò mèo" của J. Livermore

      Về đến Boston, J Livermore tìm đến nhà một người bạn xin ở nhờ một thời gian, Trong túi cậu bé Jese lúc đó chỉ còn $5.000, lại là tiền vay, nếu ở khách sạn hay nhà trọ thì tốn kém quá. Nghỉ ngơi vài hôm, Jese bắt tay vào công việc. Lúc đó Jese Livermore đã 16 tuổi, nhưng cơ thể chưa phát triển, nên trông bề ngoài nhiều người lầm tưởng cậu mới 12 -13 tuổi.
      Jese đến một cửa hàng cá cược CK, đặt cược 1 đôla vào một cổ phiếu bất kỳ, rồi tìm một góc khuất, ngồi lặng lẽ theo dõi bảng giá CK. Mấy ngày đầu, Jese chỉ đặt cược vài đô-la vào một vài cổ phiếu bất kỳ, lúc được lúc thua, để có cớ ngồi theo dõi giá.
      Rồi một hôm, nhận thấy có cơ hội kiếm tiền, Jese đặt cược 1.000 đô vào cổ phiếu mà cậu tin là sẽ tăng giá. Quả nhiên đến chiều, giá cp đó đã tăng > 10%, Jese không vội chốt lời, chờ thêm vài ngày. Đến khi giá cp tăng >50%, Jese chốt lời, thu về 5,000 đô-la cả vốn lẫn lãi.
      Chưa kịp ăn mừng chiến thắng thì người quản lý đã bước đến bên cạnh, cầm tai kéo Jese ra cửa, vừa đi ông ta vừa nói:
      - Tớ biết tỏng “trò mèo” của cậu rồi. Từ nay cấm không được bén mảng đến đây nữa, nếu không sẽ bị ăn đòn!
      Jese tìm đến cửa hàng khác. Chưa kịp bước chân qua cửa, người bảo vệ đã ngăn lại, nói:
      - Thôi đi ông mãnh! Đi chỗ khác kiếm ăn, ở đây chúng tôi đang thua lỗ.
      Lúc bấy giờ ở thành phố Boston, Jese Livermore đã nổi tiếng là “Thần đồng chứng khoán”, nên chủ các cửa hàng đều cấm không cho Jese vào chơi, với bất kỳ lý do gì mà họ nghĩ ra.

      Jese nghĩ ra một kế, bàn với anh bạn để hợp tác kiếm tiền. Anh ta đồng ý ngay. Mỗi ngày Jese đưa cho anh bạn vài đô la, đến các cửa hàng trong thành phố, đặt cược vào cp nào anh bạn thích, mỗi cửa hàng 1 đô la. Khi về nhớ ghi chép lại dữ liệu trên bảng giá vào một mảnh giấy nhỏ, mang về cho Jese.
      Hôm nào nhận thấy có cơ hội kiếm tiền, Jese đưa cho anh bạn vài trăm đô la, đi đặt cược vào cổ phiếu mà cậu lựa chọn, mỗi cửa hàng 100 đô.
      Kế hoạch mới tỏ ra suôn sẻ. Jese kiếm thêm được vài ngàn đô la nữa. Nhưng rồi “trò meo" của J. Livermore cũng bị lật tẩy. Anh bạn của Jese bị chủ các cửa hàng cấm không được vào chơi cá cược.
      Một chủ cửa hàng còn gửi lời đe dọa Jese: “ Biến khỏi Boston ngay, nếu không ông sẽ cho côn đồ đến hỏi tội”.
      Anh hùng khó tìm đất dung thân. Jese Livermore đành quay lại New York.
      (Còn nữa)


    9. #48
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      Những gì mọi người đều biết thì không mấy giá trị.

      Quay lại New York, J. Livermore thanh toán khoản nợ đã vay ở sàn GDCK, không quên cảm ơn ngài GĐ sở và ngài quản lý sàn giao dịch đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.

      Còn lại ít tiền kiếm được ở Boston, J. Livermore thận trọng thử nghiệm các phương án thay đổi chiến thuật giao dịch cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Kết quả ngày càng khả quan hơn: từ chỗ thua lỗ, dần dần đã có lãi. J. Livermore kiên trì hoàn thiện chiến thuật mới cho đến khi đạt được kết quả ổn định. Tiền chảy vào tài khoản ngày một nhiều, lãi mẹ đẻ lãi con, lãi con đẻ ra cháu chắt. Thần Tài lại mỉm cười với J. Livermore.

      Trong đời, J. Livemore còn nhiều lần thay đổi chiến thuật của mình, mỗi khi thị trường CK thay đổi, cho phù hợp. Những gì không thay đổi theo thời gian, ông xếp riêng ra một chỗ, và gọi là “Những nguyên tắc vàng”.

      J. Livermore giữ bí mật tuyệt đối về những gì ông phát minh ra.
      Chỉ sau khi qua đời, bí mật của J. Livermore mới bị khám phá. Người ta tìm thấy trong đống giấy tờ, ghi chép của J. Livermore một quyển vở nhỏ, ghi lại những bài giảng của ông cho con trai về “Bí quyết kiếm tiền trên TTCK”.

      Có lẽ cậu con trai duy nhất của J. Livermore không thích nghề đầu cơ CK của bố, hoặc không có tài, nên không kiếm được gì trên TTCK Mỹ. Nhưng những nhà khoa học thì tìm thấy vô số những điều bổ ích, làm cơ sở cho bộ môn PTKT ngày nay.

      Trong những gì J. Livermore để lại, có một câu mà ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần:” Mọi thứ đều có thể thay đổi, nhưng tâm lý con người không bao giờ thay đổi: họ luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và nỗi sợ hãi.”
      Vâng đúng thế: con người luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và nỗi sợ hãi. Xưa đã như thế, ngày nay vẫn thế. Nhưng “Mọi thứ đều có thể thay đổi” là gì và thay đổi như thế nào thì ông không nói.

      Một lần, một người bạn gọi điện cho tôi khoe:
      - Tớ vừa mới kiếm được một quyển sách hay lắm. Chưa bao giờ đọc quyển
      sách nào viết về PTKT hay như vậy!
      - Vậy hả. Khi nào đọc xong, cho mình mượn nhé - Tôi đề nghị.
      - Đến ngay đi, kẻo người khác mượn mất- Anh bạn hồ hởi.
      Tôi vội phóng xe đi mượn sách.
      Về đến nhà, tôi vội mở sách ra đọc. Được vài trang, tôi ngáp, buồn ngủ quá. Tôi vội mở trang mục lục ra coi xem sách viết những gì: không khác những quyển sách tôi đã đọc là mấy. Tôi lần tìm đến cuối trang xem có phần nào nói về sự khác nhau giữa TTCK Việt nam và TTCK Mỹ- điều mà tôi đang quan tâm, tìm kiếm- không có một dòng nào. Tôi thất vọng để quyển sách lên giá, chờ ngày trả lại.

      Từ Boston đến New York, J. Livermore đã phải thay đổi chiến thuật và phương pháp nhận diện cơ hội cho phù hợp. Từ thời đại J. Livermore sống đến nay đã hơn một thế kỷ, xã hội loài người đã xảy ra biết bao nhiều sự thay đổi lớn lao, đặt dấu ấn lên TTCK. Vậy mà không thấy sách nào nói về sự thay đổi đó, và sự cần thiết phải thay đổi PTKT như thế nào cho phù hợp? TTCK VN chắc chắn không giống TTCK Mỹ, vậy mà tôi chỉ thấy sách viết về những nguyên tắc vàng của J. Liverermore, những câu danh ngôn của Baruc, lý thuyết hộp của N. Davas, những sai lầm thường mắc phải của bậc tiền bối người Mỹ nào đó mà tôi quên mất tên. Không ai nói cho tôi biết: những thứ đó có đúng với TTCK VN hay không?

      Có lẽ những người viết sách cũng tuân theo “Quy luật thị trường hiệu quả: những gì mọi người đều biết thì không mấy giá trị, vì thị trường vận động theo hướng triệt tiêu lợi ích từ sự hiểu biết đó”. Ai dại gì viết những điều mọi người chưa biết thành sách, để bán với giá vài đô la một quyển?
      Vì vậy câu hỏi:” PTKT có đúng với TTCK VN?”, với tôi vẫn chưa có câu trả lời.

      (Còn nữa)

    10. #49
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      Giải thưởng "Nobell Ng.u ng.ốc”

      Tôi đã định kết thúc câu chuyện của mình về PTKT, nhưng chợt nhớ ra chưa trả ông bạn quyển sách.

      Thấy tôi đến, ông bạn hỏi ngay:
      - Thế nào, hay chứ?
      - Mình đọc được vài trang thì buồn ngủ quá. Từ hôm đó quên chưa đọc – Tôi thú thật.
      - Vậy thì ông cầm về đọc tiếp đi. Không đọc thì phí- Ông bạn gợi ý.
      - Thôi, cảm ơn. Trong sách này không có câu trả lời cho câu hỏi tôi đang băn khoăn.
      - Câu hỏi gì? Nói mau!
      - Tôi băn khoăn không biết PTKT có đúng với TTCK VN hay không? Đọc sách mà không biết sách viết đúng hay sai thì vô nghĩa quá – Tôi nói.
      - Ai trả lời được câu hỏi của ông chắc nhận được giải thưởng Nobell ng.u ng.ốc – Ông bạn buông một câu xanh rờn.
      Bị chạm lòng tự ái, tôi bật lại:
      - Người đặt ra câu hỏi chắc cũng nhận được giải thưởng Nobell ng.u ng.ốc?
      Ông bạn không trả lời.

      Vài năm sau tôi mới hiểu được ý của ông bạn. TTCK tuân theo quy luật Xác suất- Thống kê. Những ý tưởng điên rồ nhất cũng có khi đúng; những quyết định sáng suôt nhất nhiều khi vẫn sai.
      Vậy thì tại sao tôi cứ phải tra tấn cái đầu của mình bởi những câu hỏi đại loại như: “PTKT có đúng với TTCK VN?”.

      Hình như J. Saros có nói: “Điều quan trọng không ở chỗ bạn đúng hay sai. Quan trọng hơn: nếu đúng, bạn kiếm được bao nhiêu tiền; nếu sai, bạn mất bao nhiêu tiền?” Đó là câu nói thông minh nhất mà tôi tìm thấy trong đống sách đã đọc.

      PTKT không phải là tấm bản đồ chỉ đường, cũng không phải là chiếc la bàn chỉ phương hướng, càng không phải là chiếc đũa thần, chỉ vào cái gì cũng biến thành vàng.. PTKT giống như chiếc gậy, còn tôi là thằng mù, đang dò dẫm từng bước trên TTCK. Nó giúp tôi không bị thụt chân vào hố gas, hay đụng đầu vào cột điện. Nó còn giúp tôi xua đuổi rắn rết rất hiệu quả. Với tôi, PTKT là người bạn đường tin cậy.
      (Hết)

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      giacmoxanh (27-12-2015)

    12. #50
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      VN-Index tiếp cận đến khu vực nhạy cảm.


    13. #51
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định


      TTCK VN đang tốt hay xấu?

      Dòng tiền bắt đầu ra khỏi TTCK VN từ tháng 11/2014



    14. #52
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      Dự đoán lộ trình VN-Index

      - VNI không vượt qua ngưỡng kháng cự 620, quay đầu giảm điểm.
      - Đã hình thành xu thế giảm trung hạn khá rõ ràng.
      - Ngưỡng hỗ trợ gần nhất: 570 - 575.
      - Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 500-510.

    15. #53
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      ECB quyết định hạ lãi suất cơ bản mà đông EURO đồng loạt tăng giá so với các đồng tiền khác. Chuyện lạ có thật.
      "Thị trường tài chính vô lý hơn bạn tưởng!!!"


    16. #54
      Ngày tham gia
      Oct 2014
      Đang ở
      Hồ Chí Minh
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Cái này xem sao hả mọi người?

    17. #55
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      Dự đoán lộ trình VNI

      - VNI cho tín hiệu kết thúc sóng giảm 1, bắt đầu sóng hồi phục. Mức độ hồi phục lên khoảng 600 điểm (hình 1).
      - Nhóm cổ phiếu lớn (VN30) cho tín hiệu hồi phục rõ nét hơn (hình 2)
      - Nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí sẽ tăng điểm manh hơn cả.

      Hình 1- VNI

      Hình 2- VN30

    18. Những thành viên sau đã cám ơn :
      giacmoxanh (27-12-2015)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Articles

    1. Trả lời: 112
      Bài viết cuối: 27-08-2015, 10:15 AM
    2. Blog chứng - khoán - chiên...Daily
      By kuden in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 25-12-2009, 10:46 PM
    3. giới thiệu blog chứng khoán
      By luxubu50 in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 02-11-2009, 10:33 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình