Đau nửa đầu sau gáy

Đau nửa đầu hay gọi khác là hội chứng đau nửa đầu Migraine là một bệnh có tính chu kì và thường biểu hiện bằng các dấu hiệu đau nửa đầu với nhiều mức độ khác nhau và có thể kèm theo các dấu hiệu đi kèm như nôn, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém,…
Ảnh: Đau nửa đầu sau gáy

Đau nửa đầu có nhiều dạng, đó có thể là trường hợp đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải, đau nửa đầu sau gáy hoặc đau nửa đầu đằng trước. Dù là ở thể nào thì bệnh cũng có các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như sau:

Người bệnh gặp các sang chấn về tâm lí, căng thẳng, mệt mỏi áp lực, luôn gặp stress về công việc, học hành, tình cảm, gia đình hay cuộc sống, quan hệ xã hội,…
Đau nửa đầu nói chung và đau nửa đầu sau gáy nói riêng xuất hiện có thể là hậu quả hay dấu hiệu của một số bệnh mãn tính như: cao huyết áp, các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, mất ngủ,….
Thực phẩm cũng có liên quan tới chứng bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu thường xuyên sử dụng một số thực phẩm sau, bạn sẽ rất dễ có nguy cơ mắc hội chứng Migraine, đó chính là: phô mai, sô cô la, các đồ ăn lạnh, các đồ uống thức ăn có chất kích thích, có nồng độ cồn hoặc việc sử dụng một số các loại thuốc dị ứng, thuốc nội tiết cũng có thể gây nên đau nửa đầu.
Yếu tố môi trường: môi trường, thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn tới các cơn đau nửa đầu. Ở những người có hệ thần kinh yếu, khi gặp các âm thanh, ánh sáng hay mùi hương lạ cũng có thể dẫn đến nguy cơ đau nửa đầu.
Đau nửa đầu sau gáy phải làm sao?


Ảnh: Đau nửa đầu sau gáy

Căn bệnh đau nửa đầu nói chung và đau nửa đầu sau gáy nói riêng hiện nay y học vẫn chưa có giải pháp điều trị dứt điểm và khỏi hoàn toàn. Các liệu pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra thực tế là chỉ có tác dụng phòng ngừa và giảm các nguy cơ, triệu chứng của bệnh, phòng tái phát và tránh những biến chứng hậu quả. Vì vậy, cùng kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách làm sau đây để giảm bớt cơn đau nửa đầu sau gáy nói riêng và đau nửa đầu nói chung:

Hạn chế làm việc khi tinh thần đang căng thẳng, mệt mỏi. Tránh tạo áp lực, căng thẳng cho bản thân và hạn chế tối đa các stress tâm lí. Phân bố thời gian giữa học hành làm việc với vui chơi giải trí hợp lí để tinh thần được thoải mái.
Nên thường xuyên đi lại vận động, đặc biệt những người làm văn phòng. Tránh ngồi lâu một chỗ và nên giữ thẳng cổ và lưng khi ngồi làm việc.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Nên có chế độ ăn uống hợp lí và duy trì cân nặng thích hợp.
Thường xuyên massage vùng cổ gáy và vai. Tắm bằng vòi hoa sen cũng giúp giảm đau cổ và vai gáy hiệu quả.
Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày và khi ngủ nên dùng gối thấp, mềm và nằm nghiêng.
Có thể kết hợp các liệu pháp châm cứu, xoa bóp của Đông y để điều trị bệnh nhưng cần phải đến các cơ sở y tế và thầy thuốc uy tín để đảm bảo an toàn.
Đau nửa đầu sau gáy
Ảnh: Đau nửa đầu sau gáy

Với những người bị mắc chứng đau nửa đầu, các bác sĩ khuyên nên có một quyển sổ tay để theo dõi quá trình bệnh tật của mình. quyển sổ đó chính là thông tin cụ thể ghi lại các dấu mốc thời gian xuất hiện các cơn đau, tần suất cơn đau cũng như các dấu hiệu bất thường đi kèm. Nó sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích trong trong quá trình điều trị bệnh của mình. Chúc bạn mạnh khỏe và nhanh chóng tạm biệt chứng bệnh này.